Trang Chính

Trang Các Bản Dịch Mới

Font VU-Times

 

TAM TẠNG PĀLI - VIỆT tập 37

 

PAṬISAMBHIDĀMAGGO & PHÂN TÍCH ĐẠO

 Tập Một

Người Dịch: Tỳ khưu Indacanda

(Đọc với font VU- Times và Acrobat Reader)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TẠNG KINH - TIỂU BỘ

 

PHÂN TÍCH ĐẠO  

Tập Một

 

Kính lễ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, đấng Chánh Biến Tri! 

 

Nhóm mười lăm thứ nhất

 

A. PHẨM CHÍNH YẾU:

 

Tiêu Đề:

1.   Tuệ (paññā) về sự ghi nhận ở tai là trí (ñāṇaṃ) về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.

2.   Sau khi đã nghe, tuệ về sự thu thúc là trí về yếu tố tạo thành giới.

3.   Sau khi đã thu thúc, tuệ về sự tập trung là trí về yếu tố tạo thành việc tu tập định.

4.   Tuệ về việc nắm giữ duyên là trí về sự hiện diện của các pháp.

5.   Sau khi đã tổng hợp các pháp trong quá khứ hiện tại và vị lai, tuệ về sự xác định là trí về sự thấu hiểu.

6.   Tuệ về việc quán xét sự chuyển biến của các pháp đang hiện hữu là trí về việc quán xét sự sanh diệt.

7.   Sau khi đã phân biệt rõ đối tượng, tuệ về việc quán xét sự tan rã là trí về minh sát.

8.   Tuệ về sự thiết lập của kinh hãi là trí về điều tai hại.

9.   Tuệ về sự mong muốn giải thoát, về sự phân biệt rõ, và về sự bình thản là trí về các trạng thái xả đối với các pháp hữu vi.

10. Tuệ về sự thoát ra và ly khai ngoại phần là trí chuyển tộc.

11. Tuệ về sự thoát ra và ly khai cả hai (nội ngoại phần) là trí về Đạo.

12. Tuệ về sự tịnh lặng của việc thực hành là trí về Quả.

13. Tuệ về việc quán xét phiền não đã được cắt lìa là trí về giải thoát.

14. Tuệ về việc nhìn thấy các pháp đã được khởi lên vào khi ấy là trí về việc quán xét lại.

15. Tuệ về việc xác định nội phần là trí về tính chất khác biệt của các vật nương.

16. Tuệ về việc xác định ngoại phần là trí về tính chất khác biệt của các hành xứ.

17. Tuệ về việc xác định hành vi là trí về tính chất khác biệt của các hành vi.

18. Tuệ về việc xác định bốn pháp là trí về tính chất khác biệt của các lãnh vực.

19. Tuệ về việc xác định chín pháp là trí về tính chất khác biệt của các pháp.

20. Tuệ về sự biết rõ là trí về ý nghĩa của điều đã được biết.

21. Tuệ về sự biết toàn diện là trí về ý nghĩa của quyết đoán.

22. Tuệ về sự dứt bỏ là trí về ý nghĩa của buông bỏ.

23. Tuệ về sự tu tập là trí về ý nghĩa của nhất vị.

24. Tuệ về sự tác chứng là trí về ý nghĩa của sự chạm đến.

25. Tuệ về tính chất khác biệt của các ý nghĩa là trí về sự phân tích các ý nghĩa.

26. Tuệ về tính chất khác biệt của các pháp là trí về sự phân tích các pháp.

27. Tuệ về tính chất khác biệt của các ngôn từ là trí về sự phân tích các ngôn từ.

28. Tuệ về tính chất khác biệt của các phép biện giải là trí về sự phân tích các phép biện giải.

29. Tuệ về tính chất khác biệt của các sự an trú là trí về ý nghĩa của các sự an trú.

30. Tuệ về tính chất khác biệt của các sự chứng đạt là trí về ý nghĩa của các sự chứng đạt.

31. Tuệ về tính chất khác biệt của các sự an trú và chứng đạt là trí về ý nghĩa của các sự an trú và chứng đạt.

32. Tuệ về sự đoạn trừ các lậu hoặc do tính chất hoàn toàn trong sạch của sự không tản mạn là trí về định không gián đoạn.

33. Là pháp chủ đạo ở việc nhận thức và có sự an trú đắc chứng thanh tịnh, tuệ có khuynh hướng cao quý là trí về sự an trú không uế nhiễm.

34. Tuệ có tính chất hội đủ với hai lực và có ưu thế với sự tịnh lặng của ba hành, với mười sáu hành vi của trí, và với chín hành vi của định là trí về sự chứng đạt thiền diệt.

35. Tuệ về sự chấm dứt việc vận hành ở vị có sự nhận biết rõ rệt là trí về sự viên tịch Niết Bàn.

36. Tuệ có tính chất không thiết lập ở sự đoạn trừ hoàn toàn và ở sự diệt tận đối với tất cả các pháp là trí về ý nghĩa của các pháp đứng đầu được tịnh lặng.

37. Tuệ về sự chấm dứt các quyền lực riêng biệt có bản chất khác nhau hoặc giống nhau là trí về ý nghĩa của việc dứt trừ.

38. Tuệ về ý nghĩa của việc ra sức có trạng thái không thối giảm và có tính năng động là trí về việc khởi sự tinh tấn.

39. Tuệ làm sáng tỏ các pháp khác biệt là trí về sự trực nhận ý nghĩa.

40. Tuệ về sự thấu triệt tính tổng hợp chung và về bản chất khác nhau hoặc giống nhau của tất cả các pháp là trí về sự thanh tịnh trong việc nhận thức.

41. Tuệ với trạng thái đã được biết là trí về việc chấp nhận.

42. Tuệ với trạng thái đã được chạm đến là trí về sự thâm nhập.

43. Tuệ về sự phối hợp lại là trí về sự an trú vào các lãnh vực.

44. Tuệ với trạng thái chủ đạo là trí về sự ly khai do tưởng.

45. Tuệ về bản chất khác nhau là trí về sự ly khai do suy nghĩ.

46. Tuệ về sự khẳng định là trí về sự ly khai do tâm.

47. Tuệ về không tánh là trí về sự ly khai do trí.

48. Tuệ về sự xả ly là trí về sự ly khai do giải thoát.

49. Tuệ về ý nghĩa của thực thể là trí về sự ly khai do sự thật.

50. Với sự xác định cả thân lẫn tâm là một, tuệ về ý nghĩa của sự thành tựu do năng lực của sự chú nguyện lạc tưởng và khinh tưởng là trí về thể loại của thần thông.

51. Tuệ về sự thâm nhập các hiện tướng âm thanh có bản chất khác nhau hoặc giống nhau bằng cách triển khai tầm là trí thanh tịnh của nhĩ giới.

52. Với tính chất triển khai của ba loại tâm, tuệ về sự thâm nhập các hành vi của thức có bản chất khác nhau hoặc giống nhau bằng năng lực tự tin của các quyền là trí biết được tâm.

53. Tuệ về sự thâm nhập bằng năng lực triển khai các nghiệp có bản chất khác nhau hoặc giống nhau đối với các pháp có sự vận hành do duyên là trí nhớ về các kiếp sống trước.

54. Tuệ về ý nghĩa của việc nhìn thấy các hiện tướng của sắc có bản chất khác nhau hoặc giống nhau nhờ vào năng lực của ánh sáng là trí về thiên nhãn.

55. Tuệ về chủ thể đối với ba quyền theo sáu mươi bốn biểu hiện là trí về sự đoạn tận của các lậu hoặc.

56. Tuệ về ý nghĩa biết toàn diện là trí về Khổ.

57. Tuệ về ý nghĩa dứt bỏ là trí về nhân sanh (Khổ).

58. Tuệ về ý nghĩa tác chứng là trí về sự diệt tận (Khổ).

59. Tuệ về ý nghĩa tu tập là trí về Đạo.

60. Trí về Khổ.

61. Trí về nhân sanh Khổ.

62. Trí về sự diệt tận Khổ.

63. Trí về sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ.

64. Trí về sự phân tích ý nghĩa.[1]

65. Trí về sự phân tích pháp.[2]

66. Trí về sự phân tích ngôn từ.

67. Trí về sự phân tích phép biện giải.

68. Trí biết được khả năng của người khác về các quyền.

69. Trí về thiên kiến và xu hướng ngủ ngầm của chúng sanh.

70. Trí về song thông.

71. Trí về sự thể nhập đại bi.

72. Trí Toàn Giác.

73. Trí không bị ngăn che.

Đây là bảy mươi ba loại trí. Trong số bảy mươi ba loại trí này, sáu mươi bảy loại trí là phổ thông đến các vị Thinh Văn, sáu loại trí (68-73) là không phổ thông đến các vị Thinh Văn.

Dứt phần tiêu đề.

--ooOoo--

 

I. GIẢNG VỀ TRÍ:

 

1. Trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe:

 

(1)

Tuệ về sự ghi nhận ở tai là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe là (có ý nghĩa) thế nào?

Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được biết rõ,’[3] tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.

Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được biết toàn diện,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.

Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được dứt bỏ,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.

Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được tu tập,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.

Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được tác chứng,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.

Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này đưa đến thoái hóa,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.

Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này đưa đến bền vững,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.

Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này đưa đến thù thắng,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.

Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này đưa đến thông suốt,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.

Sự nhận định ở tai là ‘Tất cả các hành là vô thường,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.

Sự nhận định ở tai là ‘Tất cả các hành là khổ não,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.

Sự nhận định ở tai là ‘Tất cả các pháp là vô ngã,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.

Sự nhận định ở tai là ‘Đây là chân lý cao thượng về Khổ,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.

Sự nhận định ở tai là ‘Đây là chân lý cao thượng về nhân sanh Khổ,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.

Sự nhận định ở tai là ‘Đây là chân lý cao thượng về sự diệt tận Khổ,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.

Sự nhận định ở tai là ‘Đây là chân lý cao thượng về sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.

(2)

Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được biết rõ,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe là (có ý nghĩa) thế nào?

Một pháp cần được biết rõ là: Tất cả chúng sanh được tồn tại nhờ vật thực.

Hai pháp cần được biết rõ là: Hai giới (hữu vi giới và vô vi giới ).

Ba pháp cần được biết rõ là: Ba giới (dục giới, sắc giới, vô sắc giới).

Bốn pháp cần được biết rõ là: Bốn Chân Lý cao thượng.

Năm pháp cần được biết rõ là: Năm yếu tố đưa đến giải thoát.[4] 

Sáu pháp cần được biết rõ là: Sáu điều tối thượng.[5]

Bảy pháp cần được biết rõ là: Bảy sự việc không hạn chế.[6]

Tám pháp cần được biết rõ là: Tám thắng xứ (của thiền).

Chín pháp cần được biết rõ là: Chín an trú theo tuần tự.[7]

Mười pháp cần được biết rõ là: Mười sự việc làm thoái hóa.[8]

(3)

Này các tỳ khưu, tất cả cần được biết rõ. Và này các tỳ khưu, điều gì là tất cả cần được biết rõ?

Này các tỳ khưu, mắt cần được biết rõ, các sắc cần được biết rõ, nhãn thức cần được biết rõ, nhãn xúc cần được biết rõ, cảm thọ nào được sanh lên do duyên nhãn xúc dầu là lạc, hoặc là khổ, hoặc là không khổ không lạc, cảm thọ ấy cũng cần được biết rõ.

Tai cần được biết rõ, các thinh cần được biết rõ, ... (như trên) ... Mũi cần được biết rõ, các khí cần được biết rõ. ... (như trên) ... Lưỡi cần được biết rõ, các vị cần được biết rõ. ... (như trên) ... Thân cần được biết rõ, các xúc cần được biết rõ. ... (như trên) ... Ý cần được biết rõ, các pháp cần được biết rõ, ý thức cần được biết rõ, ý xúc cần được biết rõ, cảm thọ nào được sanh lên do duyên ý xúc dầu là lạc, hoặc là khổ, hoặc là không khổ không lạc, cảm thọ ấy cũng cần được biết rõ.

Sắc cần được biết rõ, thọ cần được biết rõ, tưởng cần được biết rõ, các hành cần được biết rõ, thức cần được biết rõ.

Mắt cần được biết rõ, tai cần được biết rõ, mũi cần được biết rõ, lưỡi cần được biết rõ, thân cần được biết rõ, ý cần được biết rõ.

Các sắc cần được biết rõ, các thinh cần được biết rõ, các khí cần được biết rõ, các vị cần được biết rõ, các xúc cần được biết rõ, các pháp cần được biết rõ.

Nhãn thức cần được biết rõ, nhĩ thức cần được biết rõ, tỷ thức cần được biết rõ, thiệt thức cần được biết rõ, thân thức cần được biết rõ, ý thức cần được biết rõ.

Nhãn xúc cần được biết rõ, nhĩ xúc cần được biết rõ, tỷ xúc cần được biết rõ, thiệt xúc cần được biết rõ, thân xúc cần được biết rõ, ý xúc cần được biết rõ.

Cảm thọ sanh lên do nhãn xúc cần được biết rõ, cảm thọ sanh lên do nhĩ xúc cần được biết rõ, cảm thọ sanh lên do tỷ xúc cần được biết rõ, cảm thọ sanh lên do thiệt xúc cần được biết rõ, cảm thọ sanh lên do thân xúc cần được biết rõ, cảm thọ sanh lên do ý xúc cần được biết rõ.

Sắc tưởng[9] cần được biết rõ, thinh tưởng cần được biết rõ, khí tưởng cần được biết rõ, vị tưởng cần được biết rõ, xúc tưởng cần được biết rõ, pháp tưởng cần được biết rõ.

Sắc tư[10] cần được biết rõ, thinh tư cần được biết rõ, khí tư cần được biết rõ, vị tư cần được biết rõ, xúc tư cần được biết rõ, pháp tư cần được biết rõ.

Sắc ái[11] cần được biết rõ, thinh ái cần được biết rõ, khí ái cần được biết rõ, vị ái cần được biết rõ, xúc ái cần được biết rõ, pháp ái cần được biết rõ.

Sắc tầm[12] cần được biết rõ, thinh tầm cần được biết rõ, khí tầm cần được biết rõ, vị tầm cần được biết rõ, xúc tầm cần được biết rõ, pháp tầm cần được biết rõ.

Sắc tứ[13] cần được biết rõ, thinh tứ cần được biết rõ, khí tứ cần được biết rõ, vị tứ cần được biết rõ, xúc tứ cần được biết rõ, pháp tứ cần được biết rõ.

Địa giới cần được biết rõ, thủy giới cần được biết rõ, hỏa giới cần được biết rõ, phong giới cần được biết rõ, hư không giới cần được biết rõ, thức giới cần được biết rõ.

Đề mục đất cần được biết rõ, đề mục nước cần được biết rõ, đề mục lửa cần được biết rõ, đề mục gió cần được biết rõ, đề mục xanh cần được biết rõ, đề mục vàng cần được biết rõ, đề mục đỏ cần được biết rõ, đề mục trắng cần được biết rõ, đề mục hư không cần được biết rõ, đề mục thức cần được biết rõ.

Tóc cần được biết rõ, lông cần được biết rõ, móng cần được biết rõ, răng cần được biết rõ, da cần được biết rõ, thịt cần được biết rõ, gân cần được biết rõ, xương cần được biết rõ, tủy xương cần được biết rõ, thận cần được biết rõ, tim cần được biết rõ, gan cần được biết rõ, cơ hoành cần được biết rõ, lá lách cần được biết rõ, phổi cần được biết rõ, ruột cần được biết rõ, màng ruột cần được biết rõ, thực phẩm chưa tiêu cần được biết rõ, phân cần được biết rõ, mật cần được biết rõ, đàm cần được biết rõ, mủ cần được biết rõ, máu cần được biết rõ, mồ hôi cần được biết rõ, mỡ cần được biết rõ, nước mắt cần được biết rõ, nước mỡ (huyết tương) cần được biết rõ, nước miếng cần được biết rõ, nước mũi cần được biết rõ, nước ở khớp xương cần được biết rõ, nước tiểu cần được biết rõ, não cần được biết rõ.

Nhãn xứ cần được biết rõ, sắc xứ cần được biết rõ, nhĩ xứ cần được biết rõ, thinh xứ cần được biết rõ, tỷ xứ cần được biết rõ, khí xứ cần được biết rõ, thiệt xứ cần được biết rõ, vị xứ cần được biết rõ, thân xứ cần được biết rõ, xúc xứ cần được biết rõ, ý xứ cần được biết rõ, pháp xứ cần được biết rõ.

Nhãn giới cần được biết rõ, sắc giới cần được biết rõ, nhãn thức giới cần được biết rõ, nhĩ giới ..., thinh giới ..., nhĩ thức giới ..., tỷ giới ..., khí giới ..., tỷ thức giới ..., thiệt giới ..., vị giới ..., thiệt thức giới ..., thân giới cần được biết rõ, xúc giới cần được biết rõ, thân thức giới cần được biết rõ, ý giới cần được biết rõ, pháp giới cần được biết rõ, ý thức giới cần được biết rõ.

Nhãn quyền cần được biết rõ, nhĩ quyền cần được biết rõ, tỷ quyền cần được biết rõ, thiệt quyền cần được biết rõ, thân quyền cần được biết rõ, ý quyền cần được biết rõ, mạng quyền cần được biết rõ, nữ quyền cần được biết rõ, nam quyền cần được biết rõ, lạc quyền cần được biết rõ, khổ quyền cần được biết rõ, hỷ quyền cần được biết rõ, ưu quyền cần được biết rõ, xả quyền cần được biết rõ, tín quyền cần được biết rõ, tấn quyền cần được biết rõ, niệm quyền cần được biết rõ, định quyền cần được biết rõ, tuệ quyền cần được biết rõ, vị tri quyền[14] cần được biết rõ, dĩ tri quyền[15] cần được biết rõ, cụ tri quyền[16] cần được biết rõ.

Dục giới cần được biết rõ, sắc giới cần được biết rõ, vô sắc giới cần được biết rõ, dục hữu ..., sắc hữu ..., vô sắc hữu ..., tưởng hữu ..., phi tưởng hữu ..., phi tưởng phi phi tưởng hữu ..., nhất uẩn hữu cần được biết rõ, tứ uẩn hữu cần được biết rõ, ngũ uẩn hữu cần được biết rõ.

Sơ thiền cần được biết rõ, nhị thiền cần được biết rõ, tam thiền cần được biết rõ, tứ thiền cần được biết rõ. Từ tâm giải thoát cần được biết rõ, bi tâm giải thoát cần được biết rõ, hỷ tâm giải thoát cần được biết rõ, xả tâm giải thoát cần được biết rõ. Sự chứng đạt không vô biên xứ cần được biết rõ, sự chứng đạt thức vô biên xứ cần được biết rõ, sự chứng đạt vô sở hữu xứ cần được biết rõ, sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ cần được biết rõ.

Vô minh cần được biết rõ, các hành cần được biết rõ, thức cần được biết rõ, danh sắc cần được biết rõ, sáu xứ cần được biết rõ, xúc cần được biết rõ, thọ cần được biết rõ, ái cần được biết rõ, thủ cần được biết rõ, hữu cần được biết rõ, sanh cần được biết rõ, lão tử cần được biết rõ.

Khổ cần được biết rõ, nhân sanh Khổ cần được biết rõ, sự diệt tận Khổ ...(nt)..., pháp hành đưa đến sự diệt tận Khổ cần được biết rõ.

Sắc cần được biết rõ, nhân sanh sắc cần được biết rõ, sự diệt tận sắc cần được biết rõ, pháp hành đưa đến sự diệt tận sắc cần được biết rõ.

Thọ cần được biết rõ ...(nt)... Tưởng cần được biết rõ ...(nt)... Các hành cần được biết rõ ...(nt)... Thức cần được biết rõ ...(nt)...

Nhãn cần được biết rõ, ...(như trên)... Lão tử cần được biết rõ, nhân sanh lão tử cần được biết rõ, sự diệt tận lão tử cần được biết rõ, pháp hành đưa đến sự diệt tận lão tử cần được biết rõ.

Ý nghĩa của sự biết toàn diện về Khổ cần được biết rõ, ý nghĩa của sự dứt bỏ nhân sanh Khổ cần được biết rõ, ý nghĩa của sự tác chứng về sự diệt tận Khổ cần được biết rõ, ý nghĩa của sự tu tập pháp hành đưa đến sự diệt tận Khổ cần được biết rõ.

Ý nghĩa của sự biết toàn diện về sắc cần được biết rõ, ý nghĩa của sự dứt bỏ nhân sanh sắc cần được biết rõ, ý nghĩa của sự tác chứng về sự diệt tận sắc cần được biết rõ, ý nghĩa của sự tu tập pháp hành đưa đến sự diệt tận sắc cần được biết rõ.

Ý nghĩa của sự biết toàn diện về thọ ... về tưởng ... về các hành ... về thức ... về mắt ... về lão tử cần được biết rõ, ý nghĩa của sự dứt bỏ nhân sanh lão tử cần được biết rõ, ý nghĩa của sự tác chứng về sự diệt tận lão tử cần được biết rõ, ý nghĩa của sự tu tập pháp hành đưa đến sự diệt tận lão tử cần được biết rõ.

Ý nghĩa của sự thấu triệt do biết toàn diện về Khổ cần được biết rõ, ý nghĩa của sự thấu triệt do dứt bỏ nhân sanh Khổ ..., ý nghĩa của sự thấu triệt do tác chứng về sự diệt tận Khổ ..., ý nghĩa của sự thấu triệt do tu tập pháp hành đưa đến sự diệt tận Khổ cần được biết rõ.

Ý nghĩa của sự thấu triệt do biết toàn diện về sắc cần được biết rõ, ý nghĩa của sự thấu triệt do dứt bỏ nhân sanh sắc ..., ý nghĩa của sự thấu triệt do tác chứng về sự diệt tận sắc ..., ý nghĩa của sự thấu triệt do tu tập pháp hành đưa đến sự diệt tận sắc cần được biết rõ.

Ý nghĩa của sự thấu triệt do biết toàn diện về thọ ... về tưởng ... về các hành ... về thức ... về mắt ... về lão tử cần được biết rõ, ý nghĩa của sự thấu triệt do dứt bỏ nhân sanh lão tử cần được biết rõ, ý nghĩa của sự thấu triệt do tác chứng về sự diệt tận lão tử cần được biết rõ, ý nghĩa của sự thấu triệt do tu tập pháp hành đưa đến sự diệt tận lão tử cần được biết rõ.

Khổ cần được biết rõ, nhân sanh Khổ cần được biết rõ, sự diệt tận Khổ cần được biết rõ, sự diệt tận nhân sanh Khổ cần được biết rõ, sự diệt tận ước muốn và tham ái đối với Khổ cần được biết rõ, sự khoái lạc đối với Khổ cần được biết rõ, sự tai hại của Khổ cần được biết rõ, sự xuất ly đối với Khổ cần được biết rõ.

Sắc cần được biết rõ, nhân sanh sắc cần được biết rõ, sự diệt tận sắc cần được biết rõ, sự diệt tận nhân sanh sắc cần được biết rõ, sự diệt tận ước muốn và tham ái đối với sắc cần được biết rõ, sự khoái lạc đối với sắc cần được biết rõ, sự tai hại của sắc cần được biết rõ, sự xuất ly đối với sắc cần được biết rõ.

Thọ cần được biết rõ, ...(như trên)... Tưởng cần được biết rõ, ...(như trên)... Các hành cần được biết rõ, ...(như trên)... Thức cần được biết rõ, ...(như trên)... Mắt cần được biết rõ, ...(như trên)... Lão tử cần được biết rõ, nhân sanh lão tử cần được biết rõ, sự diệt tận lão tử cần được biết rõ, sự diệt tận nhân sanh lão tử cần được biết rõ, sự diệt tận ước muốn và tham ái đối với lão tử cần được biết rõ, sự khoái lạc đối với lão tử cần được biết rõ, sự tai hại của lão tử cần được biết rõ, sự xuất ly đối với lão tử cần được biết rõ.

Khổ cần được biết rõ, nhân sanh Khổ cần được biết rõ, sự diệt tận Khổ cần được biết rõ, pháp hành đưa đến sự diệt tận Khổ cần được biết rõ, sự khoái lạc đối với Khổ cần được biết rõ, sự tai hại của Khổ cần được biết rõ, sự xuất ly đối với Khổ cần được biết rõ.

Sắc cần được biết rõ, nhân sanh sắc cần được biết rõ, sự diệt tận sắc cần được biết rõ, pháp hành đưa đến sự diệt tận sắc cần được biết rõ, sự khoái lạc đối với sắc cần được biết rõ, sự tai hại của sắc cần được biết rõ, sự xuất ly đối với sắc cần được biết rõ.

Thọ cần được biết rõ, ...(như trên)... Tưởng cần được biết rõ, ...(như trên)... Các hành cần được biết rõ, ...(như trên)... Thức cần được biết rõ, ...(như trên)... Mắt cần được biết rõ, ...(như trên)... Lão tử cần được biết rõ, nhân sanh lão tử cần được biết rõ, sự diệt tận lão tử cần được biết rõ, pháp hành đưa đến sự diệt tận lão tử cần được biết rõ, sự khoái lạc đối với lão tử cần được biết rõ, sự tai hại của lão tử cần được biết rõ, sự xuất ly đối với lão tử cần được biết rõ.

Quán xét về vô thường cần được biết rõ, quán xét về khổ não cần được biết rõ, quán xét về vô ngã cần được biết rõ, quán xét về nhàm chán cần được biết rõ, quán xét về ly tham ái cần được biết rõ, quán xét về diệt tận cần được biết rõ, quán xét về từ bỏ cần được biết rõ.

Quán xét về vô thường ở sắc cần được biết rõ, quán xét về khổ não ở sắc cần được biết rõ, quán xét về vô ngã ở sắc cần được biết rõ, quán xét về nhàm chán ở sắc cần được biết rõ, quán xét về ly tham ái ở sắc cần được biết rõ, quán xét về diệt tận ở sắc cần được biết rõ, quán xét về từ bỏ ở sắc cần được biết rõ.

Quán xét về vô thường ở thọ ...(như trên)... ở tưởng ...(như trên)... ở các hành ...(như trên)... ở thức ...(như trên)... ở mắt ...(như trên)... ở lão tử cần được biết rõ, quán xét về khổ não ở lão tử cần được biết rõ, quán xét về vô ngã ở lão tử cần được biết rõ, quán xét về nhàm chán ở lão tử cần được biết rõ, quán xét về ly tham ái ở lão tử cần được biết rõ, quán xét về diệt tận ở lão tử cần được biết rõ, quán xét về từ bỏ ở lão tử cần được biết rõ.

Sự tái sanh cần được biết rõ, sự vận hành cần được biết rõ, hiện tướng cần được biết rõ, (nghiệp) tích lũy cần được biết rõ, mầm tái sanh cần được biết rõ, cảnh giới tái sanh cần được biết rõ, sự tái tạo cần được biết rõ, sự sanh lên cần được biết rõ, sự sanh (ra) cần được biết rõ, sự già cần được biết rõ, sự bệnh cần được biết rõ, sự chết cần được biết rõ, sự sầu muộn cần được biết rõ, sự than vãn cần được biết rõ, sự thất vọng cần được biết rõ.

Sự không tái sanh cần được biết rõ, sự không vận hành cần được biết rõ, không hiện tướng ..., không (nghiệp) tích lũy ..., không mầm tái sanh ..., không cảnh giới tái sanh ..., sự không tái tạo ..., sự không sanh lên ..., sự không sanh (ra) ..., sự không già ..., sự không bệnh ..., sự không chết ..., sự không sầu muộn ..., sự không than vãn cần được biết rõ, sự không thất vọng cần được biết rõ.

Sự tái sanh cần được biết rõ, sự không tái sanh cần được biết rõ, sự vận hành ..., sự không vận hành ..., hiện tướng ..., không hiện tướng ..., (nghiệp) tích lũy ..., không (nghiệp) tích lũy ..., mầm tái sanh ..., không mầm tái sanh ..., cảnh giới tái sanh ..., không cảnh giới tái sanh ..., sự tái tạo ..., sự không tái tạo ..., sự sanh lên ..., sự không sanh lên ..., sự sanh (ra) ..., sự không sanh (ra) ..., sự già ..., sự không già ..., sự bệnh ..., sự không bệnh ..., sự chết ..., sự không chết ..., sự sầu muộn ..., sự không sầu muộn ..., sự than vãn ..., sự không than vãn ..., sự thất vọng cần được biết rõ, sự không thất vọng cần được biết rõ.

‘Sự tái sanh là khổ’ cần được biết rõ, ‘sự vận hành là khổ’ cần được biết rõ, ‘hiện tướng là khổ’ ..., ‘(nghiệp) tích lũy là khổ’ ..., ‘mầm tái sanh là khổ’ ..., ‘cảnh giới tái sanh là khổ’ ..., ‘sự tái tạo là khổ’ ..., ‘sự sanh lên là khổ’ ..., ‘sự sanh (ra) là khổ’ ..., ‘sự già là khổ’ ..., ‘sự bệnh là khổ’ ..., ‘sự chết là khổ’ ..., ‘sự sầu muộn là khổ’ ..., ‘sự than vãn là khổ’ cần được biết rõ, ‘sự thất vọng là khổ’ cần được biết rõ.

‘Sự không tái sanh là lạc’ cần được biết rõ, ‘sự không vận hành là lạc’ cần được biết rõ, ‘không hiện tướng là lạc’ ..., ‘không (nghiệp) tích lũy là lạc’ ..., ‘không mầm tái sanh là lạc’ ..., ‘không cảnh giới tái sanh là lạc’ ..., ‘sự không tái tạo là lạc’ ..., ‘sự không sanh lên là lạc’ ..., ‘sự không sanh (ra) là lạc’ ..., ‘sự không già là lạc’ ..., ‘sự không bệnh là lạc’ ..., ‘sự không chết là lạc’ ..., ‘sự không sầu muộn là lạc’ ..., ‘sự không than vãn là lạc’ cần được biết rõ, ‘sự không thất vọng là lạc’ cần được biết rõ.

 ‘Sự tái sanh là khổ, sự không tái sanh là lạc’ cần được biết rõ, ‘sự vận hành là khổ, sự không vận hành là lạc’ cần được biết rõ, ‘hiện tướng là khổ, không hiện tướng là lạc’ cần được biết rõ, ‘(nghiệp) tích lũy là khổ, không (nghiệp) tích lũy là lạc’ cần được biết rõ, ‘mầm tái sanh là khổ, không mầm tái sanh là lạc’ cần được biết rõ, ‘cảnh giới tái sanh là khổ, không cảnh giới tái sanh là lạc’ cần được biết rõ, ‘sự tái tạo là khổ, sự không tái tạo là lạc’ cần được biết rõ, ‘sự sanh lên là khổ, sự không sanh lên là lạc’ cần được biết rõ, ‘sự sanh (ra) là khổ, sự không sanh (ra) là lạc’ cần được biết rõ, ‘sự già là khổ, sự không già là lạc’ cần được biết rõ, ‘sự bệnh là khổ, sự không bệnh là lạc’ cần được biết rõ, ‘sự chết là khổ, sự không chết là lạc’ cần được biết rõ, ‘sự sầu muộn là khổ, sự không sầu muộn là lạc’ cần được biết rõ, ‘sự than vãn là khổ, sự không than vãn là lạc’ cần được biết rõ, ‘sự thất vọng là khổ, sự không thất vọng là lạc’ cần được biết rõ.

‘Sự tái sanh là kinh hãi’ cần được biết rõ, ‘sự vận hành là kinh hãi’ cần được biết rõ, ‘hiện tướng là kinh hãi’ ..., ‘(nghiệp) tích lũy là kinh hãi’ ..., ‘mầm tái sanh là kinh hãi’ ..., ‘cảnh giới tái sanh là kinh hãi’ ..., ‘sự tái tạo là kinh hãi’ ..., ‘sự sanh lên là kinh hãi’ ..., ‘sự sanh (ra) là kinh hãi’ ..., ‘sự già là kinh hãi’ ..., ‘sự bệnh là kinh hãi’ ..., ‘sự chết là kinh hãi’ ..., ‘sự sầu muộn là kinh hãi’ ..., ‘sự than vãn là kinh hãi’ cần được biết rõ, ‘sự thất vọng là kinh hãi’ cần được biết rõ.

‘Sự không tái sanh là an ổn’ cần được biết rõ, ‘sự không vận hành là an ổn’ ..., ‘không hiện tướng là an ổn’ ..., ‘không (nghiệp) tích lũy là an ổn’ ..., ‘không mầm tái sanh là an ổn’ ..., ‘không cảnh giới tái sanh là an ổn’ ..., ‘sự không tái tạo là an ổn’ ..., ‘sự không sanh lên là an ổn’ ..., ‘sự không sanh (ra) là an ổn’ ..., ‘sự không già là an ổn’ ..., ‘sự không bệnh là an ổn’ ..., ‘sự không chết là an ổn’ ..., ‘sự không sầu muộn là an ổn’ ..., ‘sự không than vãn là an ổn’ cần được biết rõ, ‘sự không thất vọng là an ổn’ cần được biết rõ.

‘Sự tái sanh là kinh hãi, sự không tái sanh là an ổn’ cần được biết rõ, ‘sự vận hành là kinh hãi, sự không vận hành là an ổn’ cần được biết rõ, ‘hiện tướng là kinh hãi, không hiện tướng là an ổn’ cần được biết rõ, ‘(nghiệp) tích lũy là kinh hãi, không (nghiệp) tích lũy là an ổn’ cần được biết rõ, ‘mầm tái sanh là kinh hãi, không mầm tái sanh là an ổn’ cần được biết rõ, ‘cảnh giới tái sanh là kinh hãi, không cảnh giới tái sanh là an ổn’ cần được biết rõ, ‘sự tái tạo là kinh hãi, sự không tái tạo là an ổn’ cần được biết rõ, ‘sự sanh lên là kinh hãi, sự không sanh lên là an ổn’ cần được biết rõ, ‘sự sanh (ra) là kinh hãi, sự không sanh (ra) là an ổn’ cần được biết rõ, ‘sự già là kinh hãi, sự không già là an ổn’ cần được biết rõ, ‘sự bệnh là kinh hãi, sự không bệnh là an ổn’ cần được biết rõ, ‘sự chết là kinh hãi, sự không chết là an ổn’ cần được biết rõ, ‘sự sầu muộn là kinh hãi, sự không sầu muộn là an ổn’ cần được biết rõ, ‘sự than vãn là kinh hãi, sự không than vãn là an ổn’ cần được biết rõ, ‘sự thất vọng là kinh hãi, sự không thất vọng là an ổn’ cần được biết rõ.

‘Sự tái sanh là hệ lụy vật chất’ cần được biết rõ, ‘sự vận hành là hệ lụy vật chất’ ..., ‘hiện tướng là ...’ ..., ‘(nghiệp) tích lũy là ...’ ..., ‘mầm tái sanh là ...’ ..., ‘cảnh giới tái sanh là ...’ ..., ‘sự tái tạo là ...’ ..., ‘sự sanh lên là ...’ ..., ‘sự sanh (ra) là ...’ ..., ‘sự già là ...’ ..., ‘sự bệnh là ...’ ..., ‘sự chết là ...’ ..., ‘sự sầu muộn là ...’ ..., ‘sự than vãn là ...’ cần được biết rõ, ‘sự thất vọng là hệ lụy vật chất’ cần được biết rõ.

‘Sự không tái sanh là không hệ lụy vật chất’ cần được biết rõ, ‘sự không vận hành là không hệ lụy vật chất’ ..., ‘không hiện tướng là không ...’ ..., ‘không (nghiệp) tích lũy là không ...’ ..., ‘không mầm tái sanh là không ...’ ..., ‘không cảnh giới tái sanh là không ...’ ..., ‘sự không tái tạo là không ...’ ..., ‘sự không sanh lên là không ...’ ..., ‘sự không sanh (ra) là không ...’ ..., ‘sự không già là không ...’ ..., ‘sự không bệnh là không ...’ ..., ‘sự không chết là không ...’ ..., ‘sự không sầu muộn là không ...’ ..., ‘sự không than vãn là không ...’ ..., ‘sự không thất vọng là không hệ lụy vật chất’ cần được biết rõ.

‘Sự tái sanh là hệ lụy vật chất, sự không tái sanh là không hệ lụy vật chất’ cần được biết rõ, ‘sự vận hành là ..., sự không vận hành là không ...’ ..., ‘hiện tướng là ..., không hiện tướng là không ...’ ..., ‘(nghiệp) tích lũy là ..., không (nghiệp) tích lũy là không ...’ ..., ‘mầm tái sanh là ..., không mầm tái sanh là không ...’ ..., ‘cảnh giới tái sanh là ..., không cảnh giới tái sanh là không ...’ ..., ‘sự tái tạo là ..., sự không tái tạo là không ...’ ..., ‘sự sanh lên là ..., sự không sanh lên là không ...’ ..., ‘sự sanh (ra) là ..., sự không sanh (ra) là không ...’ ..., ‘sự già là ..., sự không già là không ...’ ..., ‘sự bệnh là ..., sự không bệnh là không ...’ ..., ‘sự chết là ..., sự không chết là không ...’ ..., ‘sự sầu muộn là ..., sự không sầu muộn là không ...’ ..., ‘sự than vãn là ..., sự không than vãn là không ...’ ..., ‘sự thất vọng là hệ lụy vật chất, sự không thất vọng là không hệ lụy vật chất’ cần được biết rõ.

‘Sự tái sanh là pháp hữu vi’ cần được biết rõ, ‘sự vận hành là pháp hữu vi’ cần được biết rõ, ‘hiện tướng là pháp hữu vi’ ..., ‘(nghiệp) tích lũy là pháp hữu vi’ ..., ‘mầm tái sanh là pháp hữu vi’ ..., ‘cảnh giới tái sanh là pháp hữu vi’ ..., ‘sự tái tạo là pháp hữu vi’ ..., ‘sự sanh lên là pháp hữu vi’ ..., ‘sự sanh (ra) là pháp hữu vi’ ..., ‘sự già là pháp hữu vi’ ..., ‘sự bệnh là pháp hữu vi’ ..., ‘sự chết là pháp hữu vi’ ..., ‘sự sầu muộn là pháp hữu vi’ ..., ‘sự than vãn là pháp hữu vi’ cần được biết rõ, ‘sự thất vọng là pháp hữu vi’ cần được biết rõ.

‘Sự không tái sanh là Niết Bàn’ cần được biết rõ, ‘sự không vận hành là Niết Bàn’ cần được biết rõ, ‘không hiện tướng là Niết Bàn’ ..., ‘không (nghiệp) tích lũy là Niết Bàn’ ..., ‘không mầm tái sanh là Niết Bàn’ ..., ‘không cảnh giới tái sanh là Niết Bàn’ ..., ‘sự không tái tạo là Niết Bàn’ ..., ‘sự không sanh lên là Niết Bàn’ ..., ‘sự không sanh (ra) là Niết Bàn’ ..., ‘sự không già là Niết Bàn’ ..., ‘sự không bệnh là Niết Bàn’ ..., ‘sự không chết là Niết Bàn’ ..., ‘sự không sầu muộn là Niết Bàn’ cần được biết rõ, ‘sự không than vãn là Niết Bàn’ cần được biết rõ, ‘sự không thất vọng là Niết Bàn’ cần được biết rõ.

 ‘Sự tái sanh là pháp hữu vi, sự không tái sanh là Niết Bàn’ cần được biết rõ, ‘sự vận hành là pháp hữu vi, sự không vận hành là Niết Bàn’ cần được biết rõ, ‘hiện tướng là pháp hữu vi, không hiện tướng là Niết Bàn’ ..., ‘(nghiệp) tích lũy là pháp hữu vi, không (nghiệp) tích lũy là Niết Bàn’ ..., ‘mầm tái sanh là pháp hữu vi, không mầm tái sanh là Niết Bàn’ ..., ‘cảnh giới tái sanh là pháp hữu vi, không cảnh giới tái sanh là Niết Bàn’ ..., ‘sự tái tạo là pháp hữu vi, sự không tái tạo là Niết Bàn’ ..., ‘sự sanh lên là pháp hữu vi, sự không sanh lên là Niết Bàn’ ..., ‘sự sanh (ra) là pháp hữu vi, sự không sanh (ra) là Niết Bàn’ ..., ‘sự già là pháp hữu vi, sự không già là Niết Bàn’ ..., ‘sự bệnh là pháp hữu vi, sự không bệnh là Niết Bàn’ ..., ‘sự chết là pháp hữu vi, sự không chết là Niết Bàn’ ..., ‘sự sầu muộn là pháp hữu vi, sự không sầu muộn là Niết Bàn’ ..., ‘sự than vãn là pháp hữu vi, sự không than vãn là Niết Bàn’ cần được biết rõ, ‘sự thất vọng là pháp hữu vi, sự không thất vọng là Niết Bàn’ cần được biết rõ.

Dứt tụng phẩm thứ nhất.

Ý nghĩa của sự gìn giữ cần được biết rõ, ý nghĩa của sự phụ trợ cần được biết rõ, ý nghĩa của sự hoàn bị ..., ý nghĩa của sự chuyên nhất ..., ý nghĩa của sự không tản mạn ..., ý nghĩa của sự ra sức ..., ý nghĩa của sự không tán loạn ..., ý nghĩa của sự không xao động ..., ý nghĩa của sự không loạn động ..., ý nghĩa của sự trụ tâm do tác động của việc thiết lập tính nhất thể ..., ý nghĩa của (cảnh) đối tượng ..., ý nghĩa của hành xứ ..., ý nghĩa của sự dứt bỏ ..., ý nghĩa của sự buông bỏ ..., ý nghĩa của sự thoát ra ..., ý nghĩa của sự quay lại ..., ý nghĩa của tịnh ..., ý nghĩa của sự cao quý .., ý nghĩa của giải thoát ..., ý nghĩa của vô lậu ..., ý nghĩa của sự vượt qua ..., ý nghĩa của vô tướng ..., ý nghĩa của vô nguyện ..., ý nghĩa của không tánh ..., ý nghĩa của nhất vị ..., ý nghĩa của sự không vượt trội[17] ..., ý nghĩa của sự kết hợp chung ..., ý nghĩa của sự dẫn xuất (ra khỏi luân hồi) ..., ý nghĩa của chủng tử ..., ý nghĩa của sự nhận thức cần được biết rõ, ý nghĩa của pháp chủ đạo cần được biết rõ.

Ý nghĩa không tản mạn của chỉ tịnh cần được biết rõ, ý nghĩa quán xét của minh sát ..., ý nghĩa nhất vị của chỉ tịnh và minh sát ..., ý nghĩa không vượt trội của sự kết hợp chung cần được biết rõ.

Ý nghĩa thọ trì của việc học tập cần được biết rõ, ý nghĩa hành xứ của (việc duy trì) đối tượng cần được biết rõ, ý nghĩa ra sức đối với tâm bị trì trệ ..., ý nghĩa kiềm chế đối với tâm bị vọng động ..., ý nghĩa dửng dưng (có trạng thái xả) đối với hai trạng thái (trì trệ và vọng động) đã được thanh tịnh ..., ý nghĩa của sự đắc chứng thù thắng do sự tu tập ..., ý nghĩa của sự thấu triệt bậc trên ..., ý nghĩa của sự lãnh hội chân lý ..., ý nghĩa của sự an lập Niết Bàn cần được biết rõ.

Ý nghĩa cương quyết của tín quyền cần được biết rõ, ý nghĩa ra sức của tấn quyền cần được biết rõ, ý nghĩa thiết lập của niệm quyền cần được biết rõ, ý nghĩa không tản mạn của định quyền cần được biết rõ, ý nghĩa nhận thức của tuệ quyền cần được biết rõ.

Ý nghĩa về tính chất không dao động của tín lực ở sự không có đức tin cần được biết rõ, ý nghĩa về tính chất không dao động của tấn lực ở sự biếng nhác ..., ý nghĩa về tính chất không dao động của niệm lực ở sự buông lung ..., ý nghĩa về tính chất không dao động của định lực ở sự phóng dật ..., ý nghĩa về tính chất không dao động của tuệ lực ở sự không sáng suốt cần được biết rõ.

Ý nghĩa thiết lập của niệm giác chi cần được biết rõ, ý nghĩa suy xét của trạch pháp giác chi ..., ý nghĩa ra sức của cần giác chi ..., ý nghĩa lan tỏa của hỷ giác chi ..., ý nghĩa an tịnh của tịnh giác chi ..., ý nghĩa không tản mạn của định giác chi ..., ý nghĩa phân biệt rõ của xả giác chi cần được biết rõ.

Ý nghĩa nhận thức của chánh kiến cần được biết rõ, ý nghĩa gắn chặt (tâm vào cảnh) của chánh tư duy ..., ý nghĩa gìn giữ của chánh ngữ ..., ý nghĩa nguồn sanh khởi của chánh nghiệp ..., ý nghĩa trong sạch của chánh mạng ..., ý nghĩa ra sức của chánh tinh tấn ..., ý nghĩa thiết lập của chánh niệm ..., ý nghĩa không tản mạn của chánh định cần được biết rõ.

Ý nghĩa chủ đạo của các quyền cần được biết rõ, ý nghĩa về tính chất không dao động của các lực ..., ý nghĩa dẫn xuất (ra khỏi luân hồi) của các giác chi ..., ý nghĩa chủng tử của Đạo ..., ý nghĩa thiết lập của các sự thiết lập niệm ..., ý nghĩa ra sức của các chánh cần ..., ý nghĩa thành tựu của các nền tảng của thần thông ..., ý nghĩa thực thể của các chân lý ..., ý nghĩa tịnh lặng của các việc thực hành (Thánh Đạo) ..., ý nghĩa tác chứng của các Quả cần được biết rõ.

Ý nghĩa đưa tâm (đến cảnh) của tầm cần được biết rõ, ý nghĩa khắn khít (vào cảnh) của tứ cần được biết rõ, ý nghĩa lan tỏa của hỷ cần được biết rõ, ý nghĩa tràn ngập của lạc cần được biết rõ, ý nghĩa chuyên nhất của tâm (định) cần được biết rõ.

Ý nghĩa của sự hướng tâm cần được biết rõ, ý nghĩa của sự nhận biết (của thức) cần được biết rõ, ý nghĩa của sự nhận biết (của tuệ) cần được biết rõ, ý nghĩa của sự nhận biết (của tưởng) cần được biết rõ, [ý nghĩa của nhất cảnh cần được biết rõ,] ý nghĩa của sự độc nhất cần được biết rõ, ý nghĩa đã được biết của sự biết rõ cần được biết rõ, ý nghĩa quyết đoán của sự biết toàn diện cần được biết rõ, ý nghĩa buông bỏ của sự dứt bỏ cần được biết rõ, ý nghĩa nhất vị của sự tu tập cần được biết rõ, ý nghĩa chạm đến của sự tác chứng cần được biết rõ, ý nghĩa tập hợp của các uẩn cần được biết rõ, ý nghĩa bản thể của các giới cần được biết rõ, ý nghĩa vị thế của các xứ cần được biết rõ, ý nghĩa tạo tác của các pháp hữu vi cần được biết rõ, ý nghĩa không tạo tác của Niết Bàn cần được biết rõ.  

Ý nghĩa của tâm cần được biết rõ, ý nghĩa không gián đoạn của tâm cần được biết rõ, ý nghĩa thoát ra của tâm ..., ý nghĩa ly khai của tâm ..., ý nghĩa chủng tử của tâm ..., ý nghĩa về duyên của tâm ..., ý nghĩa vật nương của tâm ..., ý nghĩa lãnh vực của tâm ..., ý nghĩa cảnh (đối tượng) của tâm ..., ý nghĩa hành xứ của tâm ..., ý nghĩa hành vi của tâm ..., ý nghĩa (cảnh) đã đạt đến của tâm ..., ý nghĩa quả quyết của tâm ..., ý nghĩa dẫn xuất (ra khỏi cảnh) của tâm cần được biết rõ, ý nghĩa xuất ly của tâm cần được biết rõ.

Ý nghĩa hướng tâm ở nhất thể cần được biết rõ, ý nghĩa nhận biết (của thức) ở nhất thể cần được biết rõ, ý nghĩa nhận biết (của tuệ) ở nhất thể ..., ý nghĩa nhận biết (của tưởng) ở nhất thể ..., ý nghĩa độc nhất ở nhất thể ..., ý nghĩa bám vào nhất thể ..., ý nghĩa tiến vào nhất thể (đối với sơ thiền) ..., ý nghĩa hoan hỷ ở nhất thể (đối với nhị thiền) ..., ý nghĩa an trụ ở nhất thể (đối với tam thiền) ..., ý nghĩa giải thoát ở nhất thể (đối với tứ thiền) ..., ý nghĩa của sự nhận thức ‘Đây là tịnh’ ở nhất thể ..., ý nghĩa đã tạo thành phương tiện ở nhất thể ..., ý nghĩa đã tạo thành nền tảng ở nhất thể ..., ý nghĩa đã hiện hữu ở nhất thể ..., ý nghĩa đã được tích lũy ở nhất thể ..., ý nghĩa đã được khởi sự vô cùng thanh tịnh ở nhất thể ..., ý nghĩa gìn giữ ở nhất thể ..., ý nghĩa phụ trợ ở nhất thể ..., ý nghĩa hoàn bị ở nhất thể ..., ý nghĩa liên kết ở nhất thể ..., ý nghĩa khẳng định ở nhất thể ..., ý nghĩa rèn luyện ở nhất thể ..., ý nghĩa tu tập ở nhất thể ..., ý nghĩa làm cho sung mãn ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự khéo được hiện khởi ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự khéo được giải thoát ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự được giác ngộ (Sơ Đạo) ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự được giác ngộ (Nhị Đạo) ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự được giác ngộ (Tam Đạo) ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự được giác ngộ (Tứ Đạo)[18] ở nhất thể ...,ý nghĩa của sự làm cho giác ngộ (Sơ Đạo) ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự làm cho giác ngộ (Nhị Đạo) ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự làm cho giác ngộ (Tam Đạo) ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự làm cho giác ngộ (Tứ Đạo)[19] ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự dự phần làm cho giác ngộ (Sơ Đạo) ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự dự phần làm cho giác ngộ (Nhị Đạo) ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự dự phần làm cho giác ngộ (Tam Đạo) ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự dự phần làm cho giác ngộ (Tứ Đạo)[20] ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự phát quang (Sơ Đạo) ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự phát quang (Nhị Đạo) ở nhất thể ..., ý nghĩa của sự phát quang (Tam Đạo) ở nhất thể cần được biết rõ, ý nghĩa của sự phát quang (Tứ Đạo)[21] ở nhất thể cần được biết rõ.

Ý nghĩa làm sáng tỏ cần được biết rõ, ý nghĩa chói sáng cần được biết rõ, ý nghĩa thiêu đốt các phiền não ..., ý nghĩa không nhơ bẩn ..., ý nghĩa tách rời nhơ bẩn ..., ý nghĩa hết nhơ bẩn ..., ý nghĩa tĩnh lặng ..., ý nghĩa của thời điểm ..., ý nghĩa tách ly ..., ý nghĩa của hành vi tách ly ..., ý nghĩa ly dục ..., ý nghĩa của hành vi ly dục ..., ý nghĩa diệt tận ..., ý nghĩa của hành vi diệt tận ..., ý nghĩa xả ly ..., ý nghĩa của hành vi xả ly ..., ý nghĩa giải thoát cần được biết rõ, ý nghĩa của hành vi giải thoát cần được biết rõ.

Ý nghĩa của ước muốn[22] cần được biết rõ, ý nghĩa nguồn cội của ước muốn cần được biết rõ, ý nghĩa cơ sở của ước muốn ..., ý nghĩa nỗ lực của ước muốn ..., ý nghĩa thành tựu của ước muốn ..., ý nghĩa cương quyết của ước muốn ..., ý nghĩa ra sức của ước muốn ..., ý nghĩa thiết lập của ước muốn ..., ý nghĩa không tản mạn của ước muốn ..., ý nghĩa nhận thức của ước muốn cần được biết rõ.

Ý nghĩa của tinh tấn cần được biết rõ, ý nghĩa nguồn cội của tinh tấn ..., ý nghĩa cơ sở của tinh tấn ..., ý nghĩa nỗ lực của tinh tấn ..., ý nghĩa thành tựu của tinh tấn ..., ý nghĩa cương quyết của tinh tấn ..., ý nghĩa ra sức của tinh tấn ..., ý nghĩa thiết lập của tinh tấn ..., ý nghĩa không tản mạn của tinh tấn cần được biết rõ, ý nghĩa nhận thức của tinh tấn cần được biết rõ.

Ý nghĩa của tâm cần được biết rõ, ý nghĩa nguồn cội của tâm cần được biết rõ, ý nghĩa cơ sở của tâm ..., ý nghĩa nỗ lực của tâm ..., ý nghĩa thành tựu của tâm ..., ý nghĩa cương quyết của tâm ..., ý nghĩa ra sức của tâm ..., ý nghĩa thiết lập của tâm cần được biết rõ, ý nghĩa không tản mạn của tâm cần được biết rõ, ý nghĩa nhận thức của tâm cần được biết rõ.

Ý nghĩa của thẩm định cần được biết rõ, ý nghĩa nguồn cội của thẩm định cần được biết rõ, ý nghĩa cơ sở của thẩm định cần được biết rõ, ý nghĩa nỗ lực của thẩm định cần được biết rõ, ý nghĩa thành tựu của thẩm định cần được biết rõ, ý nghĩa cương quyết của thẩm định cần được biết rõ, ý nghĩa ra sức của thẩm định cần được biết rõ, ý nghĩa thiết lập của thẩm định cần được biết rõ, ý nghĩa không tản mạn của thẩm định cần được biết rõ, ý nghĩa nhận thức của thẩm định cần được biết rõ.

Ý nghĩa áp bức của Khổ cần được biết rõ, ý nghĩa tạo tác của Khổ cần được biết rõ, ý nghĩa nóng nảy của Khổ cần được biết rõ, ý nghĩa chuyển biến của Khổ cần được biết rõ.

Ý nghĩa tích lũy (nghiệp) của nhân sanh (Khổ) cần được biết rõ, ý nghĩa căn nguyên của nhân sanh (Khổ) cần được biết rõ, ý nghĩa ràng buộc của nhân sanh (Khổ) cần được biết rõ, ý nghĩa vướng bận của nhân sanh (Khổ) cần được biết rõ.

‘Ý nghĩa xuất ly của Niết Bàn cần được biết rõ, ý nghĩa viễn ly của Niết Bàn cần được biết rõ, ý nghĩa không tạo tác của Niết Bàn cần được biết rõ, ý nghĩa bất tử của Niết Bàn cần được biết rõ.

Ý nghĩa dẫn xuất của Đạo cần được biết rõ, ý nghĩa chủng tử của Đạo cần được biết rõ, ý nghĩa nhận thức của Đạo cần được biết rõ, ý nghĩa pháp chủ đạo của Đạo cần được biết rõ.

Ý nghĩa của thực thể cần được biết rõ, ý nghĩa của vô ngã ..., ý nghĩa của chân lý ..., ý nghĩa của thấu triệt ..., ý nghĩa của biết rõ ..., ý nghĩa của biết toàn diện ..., ý nghĩa của hiện tượng ..., ý nghĩa của bản thể ..., ý nghĩa của điều đã được biết ..., ý nghĩa của tác chứng ..., ý nghĩa của chạm đến ..., ý nghĩa của lãnh hội cần được biết rõ.

Sự thoát ly cần được biết rõ, sự không sân độc cần được biết rõ, sự nghĩ tưởng đến ánh sáng cần được biết rõ, sự không tản mạn cần được biết rõ, sự xác định pháp cần được biết rõ, trí (đối kháng vô minh) cần được biết rõ, sự hân hoan cần được biết rõ.

Sơ thiền cần được biết rõ, nhị thiền cần được biết rõ, tam thiền cần được biết rõ, tứ thiền cần được biết rõ, sự chứng đạt không vô biên xứ cần được biết rõ, sự chứng đạt thức vô biên xứ cần được biết rõ, sự chứng đạt vô sở hữu xứ cần được biết rõ, sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ cần được biết rõ.

Quán xét về vô thường cần được biết rõ, quán xét về khổ não cần được biết rõ, quán xét về vô ngã cần được biết rõ, quán xét về nhàm chán ..., quán xét về ly tham ái ..., quán xét về diệt tận ..., quán xét về từ bỏ ..., quán xét về đoạn tận ..., quán xét về biến hoại ..., quán xét về chuyển biến ..., quán xét về vô tướng ..., quán xét về vô nguyện ..., quán xét về không tánh ..., minh sát các pháp bằng thắng tuệ ..., sự biết và thấy đúng theo thực thể ..., quán xét về tai hại ..., quán xét về phân biệt rõ cần được biết rõ, quán xét về ly khai cần được biết rõ.

Đạo Nhập Lưu cần được biết rõ, sự chứng đạt Quả Nhập Lưu cần được biết rõ, Đạo Nhất Lai cần được biết rõ, sự chứng đạt Quả Nhất Lai cần được biết rõ, Đạo Bất Lai cần được biết rõ, sự chứng đạt Quả Bất Lai cần được biết rõ, Đạo A-la-hán cần được biết rõ, sự chứng đạt Quả A-la-hán cần được biết rõ.

Tín quyền theo ý nghĩa cương quyết cần được biết rõ, tấn quyền theo ý nghĩa ra sức cần được biết rõ, niệm quyền theo ý nghĩa thiết lập cần được biết rõ, định quyền theo ý nghĩa không tản mạn cần được biết rõ, tuệ quyền theo ý nghĩa nhận thức cần được biết rõ.

Tín lực theo ý nghĩa không dao động ở sự không có đức tin cần được biết rõ, tấn lực theo ý nghĩa không dao động ở sự biếng nhác cần được biết rõ, niệm lực theo ý nghĩa không dao động ở sự buông lung cần được biết rõ, định lực theo ý nghĩa không dao động ở sự phóng dật cần được biết rõ, tuệ lực theo ý nghĩa không dao động ở sự không sáng suốt cần được biết rõ.

Niệm giác chi theo ý nghĩa thiết lập cần được biết rõ, trạch pháp giác chi theo ý nghĩa suy xét cần được biết rõ, cần giác chi theo ý nghĩa ra sức cần được biết rõ, hỷ giác chi theo ý nghĩa lan tỏa cần được biết rõ, tịnh giác chi theo ý nghĩa an tịnh cần được biết rõ, định giác chi theo ý nghĩa không tản mạn cần được biết rõ, xả giác chi theo ý nghĩa phân biệt rõ cần được biết rõ.

Chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức cần được biết rõ, chánh tư duy theo ý nghĩa gắn chặt (tâm vào cảnh) cần được biết rõ, chánh ngữ theo ý nghĩa gìn giữ ..., chánh nghiệp theo ý nghĩa nguồn sanh khởi ..., chánh mạng theo ý nghĩa trong sạch ..., chánh tinh tấn theo ý nghĩa ra sức ..., chánh niệm theo ý nghĩa thiết lập cần được biết rõ, chánh định theo ý nghĩa không tản mạn cần được biết rõ.

Các quyền theo ý nghĩa của pháp chủ đạo cần được biết rõ, các lực theo ý nghĩa không dao động ..., các giác chi theo ý nghĩa dẫn xuất (ra khỏi luân hồi) ..., Đạo theo ý nghĩa chủng tử ..., các sự thiết lập niệm theo ý nghĩa thiết lập ..., các chánh cần theo ý nghĩa nỗ lực ..., các nền tảng của thần thông theo ý nghĩa thành tựu cần được biết rõ, chân lý theo ý nghĩa của thực thể cần được biết rõ.

Chỉ tịnh theo ý nghĩa không tản mạn cần được biết rõ, minh sát theo ý nghĩa quán xét ..., chỉ tịnh và minh sát theo ý nghĩa của nhất vị ..., sự kết hợp chung theo ý nghĩa không vượt trội cần được biết rõ.

Giới thanh tịnh theo ý nghĩa thu thúc cần được biết rõ, tâm thanh tịnh theo ý nghĩa không tản mạn cần được biết rõ, kiến thanh tịnh theo ý nghĩa nhận thức ..., giải thoát theo ý nghĩa được thoát khỏi ..., minh theo ý nghĩa thấu triệt ..., giải thoát theo ý nghĩa buông bỏ ..., trí về sự đoạn tận theo ý nghĩa đoạn trừ cần được biết rõ, trí về sự vô sanh theo ý nghĩa tĩnh lặng cần được biết rõ.

Ước muốn theo ý nghĩa của nguồn cội cần được biết rõ, tác ý theo ý nghĩa của nguồn sanh khởi cần được biết rõ, xúc theo ý nghĩa liên kết cần được biết rõ, thọ theo ý nghĩa hội tụ cần được biết rõ, định theo ý nghĩa dẫn đầu cần được biết rõ, niệm theo ý nghĩa của pháp chủ đạo cần được biết rõ, tuệ theo ý nghĩa của sự cao thượng trong các pháp thiện cần được biết rõ, sự giải thoát theo ý nghĩa của cốt lỏi cần được biết rõ, Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc cần được biết rõ.

Các pháp nào cần được biết rõ, các pháp ấy là đã được biết. Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được biết rõ,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.”

Phần giải thích về ‘Cần được biết rõ.’

Tụng phẩm thứ nhì.

 

(1)

Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được biết toàn diện,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe là (có ý nghĩa) thế nào?

Một pháp cần được biết toàn diện là: Xúc hữu lậu đưa đến thủ.

Hai pháp cần được biết toàn diện là: Danh và sắc.

Ba pháp cần được biết toàn diện là: Ba thọ.[23]

Bốn pháp cần được biết toàn diện là: Bốn loại vật thực.[24]

Năm pháp cần được biết toàn diện là: Năm thủ uẩn.[25]

Sáu pháp cần được biết toàn diện là: Sáu nội xứ.[26]

Bảy pháp cần được biết toàn diện là: Bảy trụ xứ của thức.[27]

Tám pháp cần được biết toàn diện là: Tám pháp thế gian.[28]

Chín pháp cần được biết toàn diện là: Chín trú xứ của chúng sinh.[29]

Mười pháp cần được biết toàn diện là: Mười xứ.[30]

(2)

Này các tỳ khưu, tất cả cần được biết toàn diện. Và này các tỳ khưu, điều gì là tất cả cần được biết toàn diện?

Này các tỳ khưu, mắt cần được biết toàn diện, các sắc cần được biết toàn diện, nhãn thức ..., nhãn xúc ..., cảm thọ nào được sanh lên do duyên nhãn xúc dầu là lạc, hoặc là khổ, hoặc là không khổ không lạc, cảm thọ ấy cũng cần được biết toàn diện.

Tai cần được biết toàn diện, các thinh cần được biết toàn diện, ... (như trên) ... Mũi cần được biết toàn diện, các khí cần được biết toàn diện. ... (như trên) ... Lưỡi cần được biết toàn diện, các vị cần được biết toàn diện. ... (như trên) ... Thân cần được biết toàn diện, các xúc cần được biết toàn diện. ... (như trên) ... Ý cần được biết toàn diện, các pháp cần được biết toàn diện, ý thức ..., ý xúc ..., cảm thọ nào được sanh lên do duyên ý xúc dầu là lạc, hoặc là khổ, hoặc là không khổ không lạc, cảm thọ ấy cũng cần được biết toàn diện.

Sắc cần được biết toàn diện, thọ ..., tưởng ..., các hành ..., thức ..., mắt ..., lão tử ..., Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc cần được biết toàn diện. ...(như trên)...  

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu  những pháp nào, thì những pháp ấy là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, những pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự thoát ly, sự thoát ly là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự không sân độc, sự không sân độc là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

‘Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự nghĩ tưởng về ánh sáng, sự nghĩ tưởng về ánh sáng là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự không tản mạn, sự không tản mạn là được thành tựu ...(như trên)...

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự xác định pháp, sự xác định pháp là được thành tựu ...(như trên)...

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu trí, trí là được thành tựu ...(như trên)...

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự hân hoan, sự hân hoan là được thành tựu ...(như trên)...  

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sơ thiền, sơ thiền là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu nhị thiền, ... tam thiền, ... tứ thiền, tứ thiền là được thành tựu ...(nt)...

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt không vô biên xứ, sự chứng đạt không vô biên xứ là được thành tựu ...(như trên)...

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt thức vô biên xứ, sự chứng đạt thức vô biên xứ là được thành tựu ...(nt)...

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt vô sở hữu xứ, sự chứng đạt vô sở hữu xứ là được thành tựu ...(nt)...

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ, sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về vô thường, sự quán xét về vô thường là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy ...(nt)...

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về khổ não, quán xét về khổ não là được thành tựu ...(nt)...

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về vô ngã, quán xét về vô ngã là được thành tựu ...(nt)...

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về nhàm chán, sự quán xét về nhàm chán là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về ly tham ái, sự quán xét về ly tham ái là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về diệt tận, sự quán xét về diệt tận là được ...(nt)...

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về từ bỏ, sự quán xét về từ bỏ là được thành tựu ...(nt)...

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về đoạn tận, sự quán xét về đoạn tận là được ...(nt)...

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về biến hoại, sự quán xét về biến hoại là được thành tựu ...(nt)...

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về chuyển biến, sự quán xét về chuyển biến là được thành tựu ...(nt)...

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về vô tướng, sự quán xét về vô tướng là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về vô nguyện, sự quán xét về vô nguyện là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về không tánh, sự quán xét về không tánh là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự minh sát các pháp bằng thắng tuệ, sự minh sát các pháp bằng thắng tuệ là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự biết và thấy đúng theo thực thể, sự biết và thấy đúng theo thực thể là được thành tựu ...(nt)...

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về tai hại, sự quán xét về tai hại là được thành tựu ...(nt)...

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về phân biệt rõ, sự quán xét về phân biệt rõ là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.  

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về ly khai, sự quán xét về ly khai là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu Đạo Nhập Lưu, Đạo Nhập Lưu là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu Đạo Nhất Lai, Đạo Nhất Lai là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu Đạo Bất Lai, Đạo Bất Lai là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu Đạo A-la-hán, Đạo A-la-hán là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu  những pháp nào, thì những pháp ấy là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, những pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành. Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được biết toàn diện,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.”

Phần giải thích về ‘Cần được biết toàn diện.’

(3)

Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được dứt bỏ,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe là (có ý nghĩa) thế nào?

Một pháp cần được dứt bỏ là: Ngã mạn.

Hai pháp cần được dứt bỏ là: Vô minh và hữu ái.

Ba pháp cần được dứt bỏ là: Ba ái.

Bốn pháp cần được dứt bỏ là: Bốn pháp cuốn trôi.[31]

Năm pháp cần được dứt bỏ là: Năm pháp ngăn che.[32]

Sáu pháp cần được dứt bỏ là: Sáu nhóm ái.[33]

Bảy pháp cần được dứt bỏ là: Bảy pháp ngủ ngầm.[34]

Tám pháp cần được dứt bỏ là: Tám tính chất sai trái.[35]

Chín pháp cần được dứt bỏ là: Chín pháp có nguồn cội là ái.[36]

Mười pháp cần được dứt bỏ là: Mười tính chất sai trái.[37]

Hai sự dứt bỏ: Sự dứt bỏ do đoạn trừ và sự dứt bỏ do tĩnh lặng. Sự dứt bỏ do đoạn trừ là đối với (hành giả) đang tu tập Đạo đưa đến sự đoạn tận là (Đạo) tối thượng ở đời, và sự dứt bỏ do tĩnh lặng là ở vào sát-na Quả.

Ba sự dứt bỏ: Đối với các dục sự xuất ly này tức là sự thoát ly, đối với các sắc sự xuất ly này tức là trạng thái vô sắc, hơn thế nữa bất cứ hiện hữu nào là pháp hữu vi và tùy thuận sanh khởi, sự diệt tận là sự xuất ly khỏi điều ấy. Đối với (hành giả) đã thành tựu sự thoát ly, các dục không những đã được dứt bỏ mà còn đã được buông bỏ. Đối với (hành giả) đã thành tựu trạng thái vô sắc, các sắc không những đã được dứt bỏ mà còn đã được buông bỏ. Đối với (hành giả) đã thành tựu sự diệt tận, các hành không những đã được dứt bỏ mà còn đã được buông bỏ.

Bốn sự dứt bỏ: Trong khi thấu triệt chân lý về Khổ với sự thấu triệt của biết toàn diện, (hành giả) dứt bỏ; trong khi thấu triệt chân lý về nhân sanh (Khổ) với sự thấu triệt của dứt bỏ, (hành giả) dứt bỏ; trong khi thấu triệt chân lý về sự diệt tận (Khổ) với sự thấu triệt của tác chứng, (hành giả) dứt bỏ; trong khi thấu triệt chân lý về Đạo với sự thấu triệt của tu tập, (hành giả) dứt bỏ.

Năm sự dứt bỏ: Sự dứt bỏ do áp chế, sự dứt bỏ do thay thế, sự dứt bỏ do đoạn trừ, sự dứt bỏ do tĩnh lặng, sự dứt bỏ do xuất ly. Sự dứt bỏ do áp chế đối với các pháp ngăn che của (hành giả) đang tu tập sơ thiền, sự dứt bỏ do thay thế đối với các khuynh hướng tà kiến của (hành giả) đang tu tập định đưa đến sự thấu triệt, sự dứt bỏ do đoạn trừ của (hành giả) đang tu tập Đạo tối thượng ở đời đưa đến sự đoạn tận, sự dứt bỏ do tĩnh lặng là ở vào sát-na Quả, và sự dứt bỏ do xuất ly là sự diệt tận, Niết Bàn.

(4)

Này các tỳ khưu, tất cả cần được dứt bỏ. Và này các tỳ khưu, điều gì là tất cả cần được dứt bỏ?

Này các tỳ khưu, mắt cần được dứt bỏ, các sắc cần được dứt bỏ, nhãn thức cần được dứt bỏ, nhãn xúc cần được dứt bỏ, cảm thọ nào được sanh lên do duyên nhãn xúc dầu là lạc, hoặc là khổ, hoặc là không khổ không lạc, cảm thọ ấy cũng cần được dứt bỏ.

Tai cần được dứt bỏ, các thinh cần được dứt bỏ, ... (như trên) ... Mũi cần được dứt bỏ, các khí cần được dứt bỏ. ... (như trên) ... Lưỡi cần được dứt bỏ, các vị cần được dứt bỏ. ... (như trên) ... Thân cần được dứt bỏ, các xúc cần được dứt bỏ. ... (như trên) ... Ý cần được dứt bỏ, các pháp cần được dứt bỏ, ý thức cần được dứt bỏ, ý xúc cần được dứt bỏ, cảm thọ nào được sanh lên do duyên ý xúc dầu là lạc, hoặc là khổ, hoặc là không khổ không lạc, cảm thọ ấy cũng cần được dứt bỏ.

Trong khi nhận thấy sắc, (hành giả) dứt bỏ. Trong khi nhận thấy thọ, (hành giả) dứt bỏ. Trong khi nhận thấy tưởng, (hành giả) dứt bỏ. Trong khi nhận thấy các hành, (hành giả) dứt bỏ. Trong khi nhận thấy thức, (hành giả) dứt bỏ. Trong khi nhận thấy mắt, ...(như trên)... lão tử, ...(như trên)... Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc, (hành giả) dứt bỏ.

Các pháp nào là đã được dứt bỏ, các pháp ấy là đã được buông bỏ. Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được dứt bỏ,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.”

Phần giải thích về ‘Cần được dứt bỏ.’

Tụng phẩm thứ ba.

(5)

Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được tu tập,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe là (có ý nghĩa) thế nào?

Một pháp cần được tu tập là: Niệm hướng đến thân có sự thoải mái đi cùng.

Hai pháp cần được tu tập là: Chỉ tịnh và minh sát.

Ba pháp cần được tu tập là: Ba định.[38]

Bốn pháp cần được tu tập là: Bốn sự thiết lập niệm.

Năm pháp cần được tu tập là: Chánh định năm chi phần.

Sáu pháp cần được tu tập là: Sáu tùy niệm xứ. [39]

Bảy pháp cần được tu tập là: Bảy giác chi.

Tám pháp cần được tu tập là: Thánh Đạo tám chi phần.

Chín pháp cần được tu tập là: Chín chi phần nỗ lực thanh tịnh. [40]

Mười pháp cần được tu tập là: Mười nền tảng của đề mục (thiền).[41]

Hai sự tu tập: Sự tu tập thuộc thế gian và sự tu tập xuất thế gian.

Ba sự tu tập: Sự tu tập về các thiện pháp đưa đến cõi sắc giới, sự tu tập về các thiện pháp đưa đến cõi vô sắc giới, sự tu tập về các thiện pháp không bị lệ thuộc. Sự tu tập về các thiện pháp đưa đến cõi sắc giới có loại thấp kém, có loại trung bình, có loại cao quý. Sự tu tập về các thiện pháp đưa đến cõi vô sắc giới có loại thấp kém, có loại trung bình, có loại cao quý. Sự tu tập về các thiện pháp không bị lệ thuộc là cao quý.

Bốn sự tu tập: trong khi thấu triệt chân lý về Khổ với sự thấu triệt của sự biết toàn diện, (hành giả) tu tập; trong khi thấu triệt chân lý về nhân sanh (Khổ) với sự thấu triệt của sự dứt bỏ, (hành giả) tu tập; trong khi thấu triệt chân lý về sự diệt tận (Khổ) với sự thấu triệt của sự tác chứng, (hành giả) tu tập; trong khi thấu triệt chân lý về Đạo với sự thấu triệt của sự tu tập, (hành giả) tu tập. Đây là bốn sự tu tập.

Bốn sự tu tập khác nữa: tầm cầu là sự tu tập, thành đạt là sự tu tập, nhất vị là sự tu tập, rèn luyện là sự tu tập.

Tầm cầu gì là sự tu tập? ‘Đối với các vị đang thể nhập định thuộc mọi (đề mục), các pháp sanh khởi vào thời điểm ấy là có nhất vị.’ Tầm cầu này là sự tu tập.

Thành đạt gì là sự tu tập? ‘Đối với các vị đang thể nhập định thuộc mọi (đề mục), các pháp sanh khởi vào thời điểm nhập định ấy không vượt trội lẫn nhau.’ Thành đạt này là sự tu tập.

Nhất vị gì là sự tu tập? ‘Đối với vị đang tu tập tín quyền theo ý nghĩa cương quyết, do tác động của tín quyền bốn quyền (còn lại) là có nhất vị,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các quyền. ‘Đối với vị đang tu tập tấn quyền theo ý nghĩa ra sức, do tác động của tấn quyền ... ‘Đối với vị đang tu tập niệm quyền theo ý nghĩa thiết lập, do tác động của niệm quyền ... ‘Đối với vị đang tu tập định quyền theo ý nghĩa không tản mạn, do tác động của định quyền ... ‘Đối với vị đang tu tập tuệ quyền theo ý nghĩa nhận thức, do tác động của tuệ quyền bốn quyền (còn lại của vị ấy) là có nhất vị,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các quyền.

‘Đối với vị đang tu tập tín lực theo ý nghĩa không dao động ở sự không có đức tin, do tác động của tín lực bốn lực (còn lại) là có nhất vị,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các lực. ‘Đối với vị đang tu tập tấn lực theo ý nghĩa không dao động ở sự biếng nhác, do tác động của tấn lực ... ‘Đối với vị đang tu tập niệm lực theo ý nghĩa không dao động ở sự buông lung, do tác động của niệm lực ... ‘Đối với vị đang tu tập định lực theo ý nghĩa không dao động ở sự phóng dật, do tác động của định lực ... ‘Đối với vị đang tu tập tuệ lực theo ý nghĩa không dao động ở sự không sáng suốt, do tác động của tuệ lực bốn lực (còn lại) là có nhất vị,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các lực.

 ‘Đối với vị đang tu tập niệm giác chi theo ý nghĩa thiết lập, do tác động của niệm giác chi sáu giác chi (còn lại) là có nhất vị,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các giác chi. ‘Đối với vị đang tu tập trạch pháp giác chi theo ý nghĩa suy xét, do tác động của trạch pháp giác chi sáu giác chi (còn lại) là có nhất vị,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các giác chi. ‘Đối với vị đang tu tập cần giác chi theo ý nghĩa ra sức, do tác động của cần giác chi sáu giác chi (còn lại) ... ‘Đối với vị đang tu tập hỷ giác chi theo ý nghĩa lan tỏa, do tác động của hỷ giác chi sáu giác chi (còn lại) ... ‘Đối với vị đang tu tập tịnh giác chi theo ý nghĩa an tịnh, do tác động của tịnh giác chi sáu giác chi (còn lại) ... ‘Đối với vị đang tu tập định giác chi theo ý nghĩa không tản mạn, do tác động của định giác chi sáu giác chi (còn lại) ...(như trên)... ‘Đối với vị đang tu tập xả giác chi theo ý nghĩa phân biệt rõ, do tác động của xả giác chi sáu giác chi (còn lại) là có nhất vị,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các giác chi.

‘Đối với vị đang tu tập chánh kiến theo ý nghĩa nhận thức, do tác động của chánh kiến bảy chi đạo (còn lại) là có nhất vị,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các chi đạo. ‘Đối với vị đang tu tập chánh tư duy theo ý nghĩa gắn chặt (tâm vào cảnh), do tác động của chánh tư duy bảy chi đạo (còn lại) ...(như trên)... ‘Đối với vị đang tu tập chánh ngữ theo ý nghĩa gìn giữ, do tác động của chánh ngữ bảy chi đạo (còn lại) ...(như trên)... ‘Đối với vị đang tu tập chánh nghiệp theo ý nghĩa nguồn sanh khởi, do tác động của chánh nghiệp bảy chi đạo (còn lại) ...(như trên)... ‘Đối với vị đang tu tập chánh mạng theo ý nghĩa trong sạch, do tác động của chánh mạng bảy chi đạo (còn lại) ...(như trên)... ‘Đối với vị đang tu tập chánh tinh tấn theo ý nghĩa ra sức, do tác động của chánh tinh tấn bảy chi đạo (còn lại) ...(như trên)... ‘Đối với vị đang tu tập chánh niệm theo ý nghĩa thiết lập, do tác động của chánh niệm bảy chi đạo (còn lại) ...(như trên)... ‘Đối với vị đang tu tập chánh định theo ý nghĩa không tản mạn, do tác động của chánh định bảy chi đạo (còn lại) là có nhất vị,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các chi đạo. Nhất vị này là sự tu tập.

Rèn luyện gì là sự tu tập? Ở đây, vị tỳ khưu rèn luyện vào buổi sáng, rèn luyện luôn cả vào giữa trưa, rèn luyện luôn cả vào buổi tối, rèn luyện luôn cả trước bữa ăn, rèn luyện luôn cả sau bữa ăn, rèn luyện luôn cả vào canh đầu, rèn luyện luôn cả vào canh giữa, rèn luyện luôn cả vào canh cuối, rèn luyện luôn cả ban đêm, rèn luyện luôn cả ban ngày, rèn luyện luôn cả ban đêm và ban ngày, rèn luyện luôn cả trong nửa tháng đầu, rèn luyện luôn cả trong nửa tháng cuối, rèn luyện luôn cả trong mùa mưa, rèn luyện luôn cả trong mùa lạnh, rèn luyện luôn cả trong mùa nóng, rèn luyện luôn cả trong giai đoạn đầu của cuộc đời, rèn luyện luôn cả trong giai đoạn giữa của cuộc đời, rèn luyện luôn cả trong giai đoạn cuối của cuộc đời. Rèn luyện này là sự tu tập.

Đây là bốn sự tu tập.

Bốn sự tu tập khác nữa: là sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy, là sự tu tập  theo ý nghĩa nhất vị đối với các quyền, là sự tu tập theo ý nghĩa khởi động tinh tấn nhằm đạt đến giải thoát Niết Bàn, là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện.

Sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy là (có ý nghĩa) thế nào?

‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ ước muốn trong các dục, các pháp sanh lên do tác động của sự thoát ly không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sân độc, các pháp sanh lên do tác động của sự không sân độc không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự lờ đờ buồn ngủ, các pháp sanh lên do tác động của sự nghĩ tưởng đến ánh sáng không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ phóng dật, các pháp sanh lên do tác động của sự không tản mạn không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ hoài nghi, các pháp sanh lên do tác động của sự xác định pháp không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ vô minh, các pháp sanh lên do tác động của trí không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự không hứng thú, các pháp sanh lên do tác động của sự hân hoan không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy.

 ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ các pháp ngăn che, các pháp sanh lên do tác động của sơ thiền không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ tầm tứ, các pháp sanh lên do tác động của nhị thiền không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ hỷ, các pháp sanh lên do tác động của tam thiền không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ lạc và khổ, các pháp sanh lên do tác động của tứ thiền không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy.

‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự nghĩ tưởng về sắc, sự nghĩ tưởng về bất bình, sự nghĩ tưởng về khác biệt, các pháp sanh lên do tác động của sự chứng đạt không vô biên xứ không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự nghĩ tưởng về không vô biên xứ, các pháp sanh lên do tác động của sự chứng đạt thức vô biên xứ không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự nghĩ tưởng về thức vô biên xứ, các pháp sanh lên do tác động của sự chứng đạt vô sở hữu xứ không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự nghĩ tưởng về vô sở hữu xứ, các pháp sanh lên do tác động của sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy.

‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự nghĩ tưởng về thường còn, các pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về vô thường không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự nghĩ tưởng về lạc, các pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về khổ không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự nghĩ tưởng về ngã, các pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về vô ngã không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự vui thích, các pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về nhàm chán không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ tham ái, các pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về ly tham ái không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ nhân sanh khởi, các pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về diệt tận ... ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự nắm giữ, các pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về từ bỏ ... ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự nghĩ tưởng về tiếp diễn, các pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về đoạn tận ... ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ (nghiệp) tích lũy, các pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về biến hoại ... ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự nghĩ tưởng về bền vững, các pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về chuyển biến các pháp sanh lên không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường  hợp  ấy.  ‘Đối  với (hành giả)  đang   dứt  bỏ  hiện  tướng,  các

pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về vô tướng không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự nguyện ước, các pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về vô nguyện không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự cố chấp, các pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về không tánh không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự cố chấp về thực chất (của thường còn, của tự ngã), các pháp sanh lên do tác động của sự minh sát các pháp bằng thắng tuệ không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ cố chấp vào sự lầm lẫn, các pháp sanh lên do tác động của sự biết và thấy đúng theo thực thể không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự cố chấp vào sự lệ thuộc, các pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về tai hại không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự không phân biệt rõ, các pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về phân biệt rõ không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sự cố chấp vào sự ràng buộc, các pháp sanh lên do tác động của việc quán xét về ly khai không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy.

‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ các phiền não thuần về tà kiến, các pháp sanh lên do tác động của Đạo Nhập Lưu không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ các phiền não thô thiển, các pháp sanh lên do tác động của Đạo Nhất Lai không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ các phiền não có tính chất vi tế, các pháp sanh lên do tác động của Đạo Bất Lai không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ toàn bộ phiền não, các pháp sanh lên do tác động của Đạo A-la-hán không vượt trội lẫn nhau,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy.

Như vậy là sự tu tập theo ý nghĩa không vượt trội đối với các pháp đã được sanh lên trong trường hợp ấy.

Sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các quyền là (có ý nghĩa) thế nào?

‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ ước muốn trong các dục, do tác động của sự thoát ly khiến năm quyền là có nhất vị,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các quyền. ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ sân độc, do tác động của sự không sân độc ...(như trên)... ‘Đối với (hành giả) đang dứt bỏ toàn bộ phiền não, do tác động của Đạo A-la-hán khiến năm quyền là có nhất vị,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các quyền.

Như vậy là sự tu tập theo ý nghĩa nhất vị đối với các quyền.

Sự tu tập theo ý nghĩa khởi động tinh tấn nhằm đạt đến giải thoát Niết Bàn là (có ý nghĩa) thế nào?

‘Trong khi dứt bỏ ước muốn trong các dục, do tác động của sự thoát ly (hành giả) khởi động sự tinh tấn,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa khởi động tinh tấn nhằm đạt đến giải thoát Niết Bàn. ‘Trong khi dứt bỏ sân độc, do tác động của sự không sân độc (hành giả) khởi động sự tinh tấn,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa khởi động tinh tấn nhằm đạt đến giải thoát Niết Bàn. ...(như trên)... ‘Trong khi dứt bỏ toàn bộ phiền não, do tác động của Đạo A-la-hán (hành giả) khởi động sự tinh tấn,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa khởi động tinh tấn nhằm đạt đến giải thoát Niết Bàn. Như vậy là sự tu tập theo ý nghĩa khởi động tinh tấn nhằm đạt đến giải thoát Niết Bàn.

Sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện là (có ý nghĩa) thế nào?

‘Trong khi dứt bỏ ước muốn trong các dục, vị ấy rèn luyện sự thoát ly,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện. ‘Trong khi dứt bỏ sân độc, vị ấy rèn luyện không sân độc,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện. ...(nt)... ‘Trong khi dứt bỏ toàn bộ phiền não, vị ấy rèn luyện Đạo A-la-hán,’ (đây là) sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện.

Như vậy là sự tu tập theo ý nghĩa rèn luyện. Đây là bốn sự tu tập.

Trong khi nhận thấy sắc, (vị ấy) tu tập; trong khi nhận thấy thọ, (vị ấy) tu tập; trong khi nhận thấy tưởng, (vị ấy) tu tập; trong khi nhận thấy các hành, (vị ấy) tu tập; trong khi nhận thấy thức, (vị ấy) tu tập. Trong khi nhận thấy mắt, ...(như trên)... lão tử, ...(như trên)... Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc, (vị ấy) tu tập.

Các pháp nào là đã được tu tập, các pháp ấy là có nhất vị. Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được tu tập,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.”

Phần giải thích về ‘Cần được tu tập.’

Tụng phẩm thứ tư.

(6)

Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được tác chứng,’[42]  tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe là (có ý nghĩa) thế nào?

Một pháp cần được tác chứng là: Tâm giải thoát là không chuyển đổi.

Hai pháp cần được tác chứng là: Minh và giải thoát.

Ba pháp cần được tác chứng là: Ba minh.[43]

Bốn pháp cần được tác chứng là: Bốn Quả vị của Sa-môn.[44]

Năm pháp cần được tác chứng là: Năm pháp uẩn.[45]

Sáu pháp cần được tác chứng là: Sáu thắng trí.[46]

Bảy pháp cần được tác chứng là: Bảy lực của bậc Lậu Tận.[47]

Tám pháp cần được tác chứng là: Tám giải thoát.[48]

Chín pháp cần được tác chứng là: Chín sự diệt tận theo tuần tự.[49]

Mười pháp cần được tác chứng là: Mười pháp của bậc Vô Học.[50]

(7)

Này các tỳ khưu, tất cả cần được tác chứng. Và này các tỳ khưu, điều gì là tất cả cần được tác chứng?

Này các tỳ khưu, mắt cần được tác chứng, các sắc cần được tác chứng, nhãn thức cần được tác chứng, nhãn xúc cần được tác chứng, cảm thọ nào được sanh lên do duyên nhãn xúc dầu là lạc, hoặc là khổ, hoặc là không khổ không lạc, cảm thọ ấy cũng cần được tác chứng.

Tai cần được tác chứng, các thinh cần được tác chứng, ... (như trên) ... Mũi cần được tác chứng, các khí cần được tác chứng. ... (như trên) ... Lưỡi cần được tác chứng, các vị cần được tác chứng. ... (như trên) ... Thân cần được tác chứng, các xúc cần được tác chứng. ... (như trên) ... Ý cần được tác chứng, các pháp cần được tác chứng, ý thức cần được tác chứng, ý xúc cần được tác chứng, cảm thọ nào được sanh lên do duyên ý xúc dầu là lạc, hoặc là khổ, hoặc là không khổ không lạc, cảm thọ ấy cũng cần được tác chứng.

Trong lúc nhận thấy sắc, (hành giả) tác chứng; trong lúc nhận thấy thọ, (hành giả) tác chứng; trong lúc nhận thấy tưởng, (hành giả) tác chứng; trong lúc nhận thấy các hành, (hành giả) tác chứng; trong lúc nhận thấy thức, (hành giả) tác chứng; trong lúc nhận thấy mắt ...(như trên)... lão tử ...(như trên)... Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc, (hành giả) tác chứng.

Các pháp nào đã được tác chứng, các pháp ấy là đã được chạm đến. Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được tác chứng,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.”

Phần giải thích về ‘Cần được tu tập.’

(8)

Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này đưa đến thoái hóa, các pháp này đưa đến bền vững, các pháp này đưa đến thù thắng, các pháp này đưa đến thông suốt,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe là (có ý nghĩa) thế nào?

Đối với vị đã đắc sơ thiền, tưởng và tác ý đi cùng với dục sanh khởi là pháp đưa đến thoái hóa, niệm có bản chất thuận theo pháp (thiền) ấy được an trụ là pháp đưa đến bền vững, tưởng và tác ý không đi cùng với tầm sanh khởi là pháp đưa đến thù thắng, tưởng và tác ý đi cùng với nhàm chán sanh khởi và tương ưng với ly tham ái là pháp đưa đến thông suốt.

Đối với vị đã đắc nhị thiền, tưởng và tác ý đi cùng với tầm sanh khởi là pháp đưa đến thoái hóa, niệm có bản chất thuận theo pháp (thiền) ấy được an trụ là pháp đưa đến bền vững, tưởng và tác ý đi cùng với xả và lạc sanh khởi là pháp đưa đến thù thắng, tưởng và tác ý đi cùng với sự nhàm chán sanh khởi và tương ưng với ly tham ái là pháp đưa đến thông suốt.

Đối với vị đã đắc tam thiền, tưởng và tác ý đi cùng với hỷ và lạc sanh khởi là pháp đưa đến thoái hóa, niệm có bản chất thuận theo pháp (thiền) ấy được an trụ là pháp đưa đến bền vững, tưởng và tác ý đi cùng với không khổ và không lạc sanh khởi là pháp đưa đến thù thắng, tưởng và tác ý đi cùng với sự nhàm chán sanh khởi và tương ưng với ly tham ái là pháp đưa đến thông suốt.

Đối với vị đã đắc tứ thiền, tưởng và tác ý đi cùng với xả và lạc sanh khởi là pháp đưa đến thoái hóa, niệm có bản chất thuận theo pháp (thiền) ấy được an trụ là pháp đưa đến bền vững, tưởng và tác ý đi cùng với không vô biên xứ sanh khởi là pháp đưa đến thù thắng, tưởng và tác ý đi cùng với sự nhàm chán sanh khởi và tương ưng với ly tham ái là pháp đưa đến thông suốt.

Đối với vị đã đắc không vô biên xứ, tưởng và tác ý đi cùng với sắc sanh khởi là pháp đưa đến thoái hóa, niệm có bản chất thuận theo pháp (thiền) ấy được an trụ là pháp đưa đến bền vững, tưởng và tác ý đi cùng với thức vô biên xứ sanh khởi là pháp đưa đến thù thắng, tưởng và tác ý đi cùng với sự nhàm chán sanh khởi và tương ưng với ly tham ái là pháp đưa đến thông suốt.

Đối với vị đã đắc thức vô biên xứ, tưởng và tác ý đi cùng với không vô biên xứ sanh khởi là pháp đưa đến thoái hóa, niệm có bản chất thuận theo pháp (thiền) ấy được an trụ là pháp đưa đến bền vững, tưởng và tác ý đi cùng với vô sở hữu xứ sanh khởi là pháp đưa đến thù thắng, tưởng và tác ý đi cùng với sự nhàm chán sanh khởi và tương ưng với ly tham ái là pháp đưa đến thông suốt.

Đối với vị đã đắc vô sở hữu xứ, tưởng và tác ý đi cùng với thức vô biên xứ sanh khởi là pháp đưa đến thoái hóa, niệm có bản chất thuận theo pháp (thiền) ấy được an trụ là pháp đưa đến bền vững, tưởng và tác ý đi cùng với phi tưởng phi phi tưởng xứ sanh khởi là pháp đưa đến thù thắng, tưởng và tác ý ...(nt)... là pháp đưa đến thông suốt.

Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này đưa đến thoái hóa, các pháp này đưa đến bền vững, các pháp này đưa đến thù thắng, các pháp này đưa đến thông suốt,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.”

Phần giải thích nhóm bốn về ‘Đưa đến thoái hóa.’

(9)

Sự nhận định ở tai là ‘Tất cả các hành là vô thường, tất cả các hành là khổ não, tất cả các pháp là vô ngã,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe là (có ý nghĩa) thế nào?

Sự nhận định ở tai là ‘Sắc là vô thường theo ý nghĩa đoạn tận, là khổ não theo ý nghĩa kinh hãi, là vô ngã theo ý nghĩa không có cốt lỏi,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.

Sự nhận định ở tai là ‘Thọ ... Tưởng ... Các hành ... Thức ... Mắt ... Lão tử là vô thường theo ý nghĩa đoạn tận, là khổ não theo ý nghĩa kinh hãi, là vô ngã theo ý nghĩa không có cốt lỏi,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.

Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Sự nhận định ở tai là ‘Tất cả các hành là vô thường, tất cả các hành là khổ não, tất cả các pháp là vô ngã,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.”

Phần giải thích nhóm ba về ‘Hiện tướng.’

 (10)

Sự nhận định ở tai là ‘Đây là chân lý cao thượng về Khổ, đây là chân lý cao thượng về nhân sanh Khổ, đây là chân lý cao thượng về sự diệt tận Khổ, đây là chân lý cao thượng về sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe là (có ý nghĩa) thế nào?

Ở đây, chân lý cao thượng về Khổ là (có ý nghĩa) thế nào?[51] Sanh là khổ, già cũng là khổ, chết cũng là khổ, sự sầu muộn-than vãn-khổ đau-ưu phiền-thất vọng cũng là khổ, sự liên hệ với những gì không yêu thích là khổ, sự xa lìa với những gì yêu thích là khổ, mong muốn mà không đạt được cũng là khổ, tóm tắt lại năm thủ uẩn là khổ.

Ở đây, sanh là (có ý nghĩa) thế nào? Là sự sanh ra, sự sanh khởi, sự hạ sanh, sự tái sanh, sự hiện khởi của các uẩn, sự thành tựu của các xứ đối với các chúng sanh ấy ở tập thể của các chúng sanh ấy, sự việc này được gọi là sanh.

Ở đây, già là (có ý nghĩa) thế nào? Là sự già nua, sự hư hoại, sự rụng răng, tình trạng bạc tóc, da nhăn, sự rút ngắn tuổi thọ, sự suy nhược các căn đối với các chúng sanh ấy ở tập thể của các chúng sanh ấy, sự việc này được gọi là già.

Ở đây, chết là (có ý nghĩa) thế nào? Là sự từ trần, sự tiêu hoại, sự phân rã, sự biến mất, sự tử, sự chết, sự hết thời kỳ, sự tan rã các uẩn, sự bỏ lại xác thân, sự gián đoạn các quyền đối với các chúng sanh ấy ở tập thể của các chúng sanh ấy, sự việc này được gọi là chết.

Ở đây, sầu muộn là (có ý nghĩa) thế nào? Là sự sầu muộn, sự buồn rầu, trạng thái buồn phiền, sự sầu muộn ở nội tâm, sự buồn thảm ở nội tâm, nỗi ưu phiền do trạng thái bực bội ở tâm, sự sầu muộn ví như mũi tên của người bị tác động bởi sự rủi ro về thân quyến, bị tác động bởi sự rủi ro về của cải, bị tác động bởi sự rủi ro về tật bệnh, bị tác động bởi sự suy giảm về giới hạnh, bị tác động bởi sự suy giảm về kiến thức, bị gặp phải sự rủi ro này hoặc rủi ro khác, bị tác động bởi sự khổ đau này hoặc sự khổ đau khác; điều này được gọi là sầu muộn.

Ở đây, than vãn là (có ý nghĩa) thế nào? Là sự phàn nàn, sự than vãn, sự kể lể, sự kêu gào, trạng thái kể lể, trạng thái kêu gào, lời nói lảm nhảm, sự lải nhải, sự rên rỉ, sự khóc than, trạng thái khóc than của người bị tác động bởi sự rủi ro về thân quyến, bị tác động bởi sự rủi ro về của cải, bị tác động bởi sự rủi ro về tật bệnh, bị tác động bởi sự suy giảm về giới hạnh, bị tác động bởi sự suy giảm về kiến thức, bị gặp phải sự rủi ro này hoặc rủi ro khác, bị tác động bởi sự khổ đau này hoặc sự khổ đau khác; điều này được gọi là than vãn.

Ở đây, khổ đau là (có ý nghĩa) thế nào? Điều nào là sự không thoải mái thuộc thân, khổ đau thuộc thân, được nhận biết là không thoải mái và khổ đau sanh lên do thân xúc, là cảm thọ không thoải mái và khổ đau sanh lên do thân xúc; điều này được gọi là khổ đau.

Ở đây, ưu phiền là (có ý nghĩa) thế nào? Điều nào là sự không thoải mái thuộc tâm, khổ đau thuộc tâm, được nhận biết là không thoải mái và khổ đau sanh lên do ý xúc, là cảm thọ không thoải mái và khổ đau sanh lên do ý xúc; điều này được gọi là ưu phiền.

Ở đây, thất vọng là (có ý nghĩa) thế nào? Điều nào là sự lo âu, sự thất vọng, sự bồn chồn, sự tuyệt vọng, trạng thái bồn chồn, trạng thái tuyệt vọng của người bị tác động bởi sự rủi ro về thân quyến, bị tác động bởi sự rủi ro về của cải, bị tác động bởi sự rủi ro về tật bệnh, bị tác động bởi sự rủi ro về giới hạnh, bị tác động bởi sự suy giảm về kiến thức, bị gặp phải sự rủi ro này hoặc rủi ro khác, bị tác động bởi khổ đau này hoặc khổ đau khác; điều này được gọi là thất vọng.

Ở đây, sự liên hệ với những gì không yêu thích là khổ là (có ý nghĩa) thế nào? Trong trường hợp này, điều nào sự giao tiếp, sự kết hợp, sự liên kết, tình trạng dính líu với các sắc, các thinh, các khí, các vị, các xúc khó chịu, khó ưa, không hợp ý, hoặc là với những người không tầm cầu điều hữu ích, không tầm cầu điều có lợi, không tầm cầu sự an lạc, không tầm cầu sự yên ổn khỏi các vướng bận; điều này được gọi là sự liên hệ với những gì không yêu thích là khổ.

Ở đây, sự xa lìa với những gì yêu thích là khổ là (có ý nghĩa) thế nào? Trong trường hợp này, điều nào là sự không giao tiếp, sự không kết hợp, sự không liên kết, tình trạng không dính líu với các sắc, các thinh, các khí, các vị, các xúc dễ chịu, đáng ưa, hợp ý, hoặc là với những người tầm cầu điều hữu ích, tầm cầu điều có lợi, tầm cầu sự an lạc, tầm cầu sự yên ổn khỏi các vướng bận, hoặc là với mẹ, với cha, với anh em trai, với chị em gái, với bạn bè, với thân hữu, với họ hàng, hay là với quyến thuộc; điều này được gọi là sự xa lìa với những gì yêu thích là khổ.

Ở đây, mong muốn mà không đạt được cũng là khổ là (có ý nghĩa) thế nào? Đối với các chúng sanh là đối tượng của sự sanh có mong muốn khởi lên như vầy: “Ôi, ước sao chúng ta không là đối tượng của sự sanh! Và ước sao sự sanh không thể tác động đến chúng ta!” Tuy nhiên, điều ấy không thể đạt được do mong muốn, điều này chính là mong muốn mà không đạt được cũng là khổ. Đối với các chúng sanh là đối tượng của sự già ...(như trên)... là đối tượng của sự bệnh ...(như trên)... là đối tượng của sự chết ...(như trên)... là đối tượng của sầu muộn-than vãn-khổ đau-ưu phiền-thất vọng, “Ôi, ước sao chúng ta không là đối tượng của sự sầu muộn-than vãn-khổ đau-ưu phiền-thất vọng! Và ước sao sự sầu muộn-than vãn-khổ đau-ưu phiền-thất vọng không thể tác động đến chúng ta!” Tuy nhiên, điều ấy không thể đạt được do mong muốn; điều này chính là mong muốn mà không đạt được cũng là khổ.

Ở đây, tóm tắt lại năm thủ uẩn là khổ là (có ý nghĩa) thế nào? Tức là: sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn; các điều này tóm tắt lại được gọi là năm thủ uẩn là khổ. Điều này được gọi là chân lý cao thượng về Khổ.

Phần giải thích ‘Chân lý về Khổ.’

Ở đây, chân lý cao thượng về nhân sanh Khổ là (có ý nghĩa) thế nào?

Điều này là ái đưa đến tái sanh, đi cùng với sự vui thích và tham ái, có sự thích thú nơi này nơi nọ, tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.[52] Vậy ái ấy khi sanh lên thì sanh lên ở đâu? Khi trụ lại thì trụ lại ở đâu? Ở đời, vật nào được yêu thích vật nào đem lại sảng khoái, ái ấy khi sanh lên thì sanh lên ở nơi ấy, khi trụ lại thì trụ lại ở nơi ấy.

Vậy ở đời, vật được yêu thích vật đem lại sảng khoái là gì? Ở đời, mắt là vật được yêu thích, là vật đem lại sảng khoái, ái ấy khi sanh lên thì sanh lên ở nơi ấy, khi trụ lại thì trụ lại ở nơi ấy. Ở đời, tai ...(như trên)... Ở đời, mũi ...(như trên)... Ở đời, lưỡi ...(như trên)... Ở đời, thân ...(như trên)... Ở đời, ý là vật được yêu thích, là vật đem lại sảng khoái, ái ấy khi sanh lên thì sanh lên ở nơi ấy, khi trụ lại thì trụ lại ở nơi ấy.

Ở đời, các sắc là vật được yêu thích, là vật đem lại sảng khoái, ái ấy khi sanh lên thì sanh lên ở nơi ấy, khi trụ lại thì trụ lại ở nơi ấy. Ở đời, các thinh ...(như trên)... Ở đời, các pháp ...(như trên)... Ở đời, nhãn thức ...(như trên)... Ở đời, ý thức ...(như trên)... Ở đời, nhãn xúc ...(như trên)... Ở đời, ý xúc ...(như trên)... Ở đời, cảm thọ sanh lên do nhãn xúc ...(như trên)... Ở đời, cảm thọ sanh lên do ý xúc ...(như trên)... Ở đời, sắc tưởng ...(như trên)... Ở đời, pháp tưởng ...(như trên)... Ở đời, sắc tư ...(như trên)... Ở đời, pháp tư ...(như trên)... Ở đời, sắc ái ...(như trên)... Ở đời, pháp ái ...(như trên)... Ở đời, sắc tầm ...(như trên)... Ở đời, pháp tầm ...(như trên)... Ở đời, sắc tứ ...(như trên)... Ở đời, pháp tứ là vật được yêu thích, là vật đem lại sảng khoái, ái ấy khi sanh lên thì sanh lên ở nơi ấy, khi trụ lại thì trụ lại ở nơi ấy. Điều này được gọi là chân lý cao thượng về nhân sanh Khổ.

Phần giải thích ‘Chân lý về Nhân Sanh (Khổ).’

Ở đây, chân lý cao thượng về sự diệt tận Khổ là (có ý nghĩa) thế nào?

Là sự ly tham ái và sự diệt tận hoàn toàn, là sự xả bỏ, là sự từ bỏ, là sự thoát khỏi, là sự không dính líu đối với chính ái ấy. Vậy ái ấy khi được dứt bỏ thì được dứt bỏ ở đâu? Khi được diệt tận thì được diệt tận ở đâu? Ở đời, vật nào được yêu thích vật nào đem lại sảng khoái, ái ấy khi được dứt bỏ thì được dứt bỏ ở nơi ấy, khi được diệt tận thì được diệt tận ở nơi ấy.

Vậy ở đời, vật được yêu thích vật đem lại sảng khoái là gì? Ở đời, mắt là vật được yêu thích, là vật đem lại sảng khoái, ái ấy khi được dứt bỏ thì được dứt bỏ ở nơi ấy, khi được diệt tận thì được diệt tận ở nơi ấy. ...(như trên)... Ở đời, pháp tứ là vật được yêu thích, là vật đem lại sảng khoái, ái ấy khi được dứt bỏ thì được dứt bỏ ở nơi ấy, khi được diệt tận thì được diệt tận ở nơi ấy. Điều này được gọi là chân lý cao thượng về sự diệt tận Khổ.

Phần giải thích ‘Chân lý về Nhân Sanh (Khổ).’

Ở đây, chân lý cao thượng về sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ là (có ý nghĩa) thế nào?

Điều này chính là Thánh Đạo tám chi phần, tức là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Ở đây, chánh kiến là (có ý nghĩa) thế nào? Là trí về Khổ, trí về nhân sanh Khổ, trí về sự diệt tận Khổ, trí về sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ; điều này được gọi là chánh kiến.

Ở đây, chánh tư duy là (có ý nghĩa) thế nào? Là tư duy về sự thoát ly, tư duy về không sân độc, tư duy về không hãm hại; điều này được gọi là chánh tư duy.

Ở đây, chánh ngữ là (có ý nghĩa) thế nào? Là sự ngăn ngừa việc nói láo, sự ngăn ngừa việc nói đâm thọc, sự ngăn ngừa việc nói độc ác, sự ngăn ngừa việc nói nhảm nhí; điều này được gọi là chánh ngữ.

Ở đây, chánh nghiệp là (có ý nghĩa) thế nào? Là sự ngăn ngừa việc giết hại mạng sống, sự ngăn ngừa việc trộm cắp, sự ngăn ngừa hành động sai trái trong các dục; điều này được gọi là chánh nghiệp.

Ở đây, chánh mạng là (có ý nghĩa) thế nào? Trong Giáo Pháp này, vị đệ tử Phật dứt bỏ sự nuôi mạng sai trái và duy trì mạng sống bằng sự nuôi mạng chân chánh; điều này được gọi là chánh mạng.

Ở đây, chánh tinh tấn là (có ý nghĩa) thế nào? Vị tỳ khưu trong Giáo Pháp này khởi lên ước muốn về việc không làm sanh khởi của các ác bất thiện pháp chưa được sanh khởi, (vị ấy) cần mẫn, khởi sự tinh tấn, quyết tâm, nỗ lực, khởi lên ước muốn về việc dứt bỏ các ác bất thiện pháp đã được sanh khởi ...(như trên) ..., khởi lên ước muốn về việc làm sanh khởi các thiện pháp chưa được sanh khởi ...(như trên) ..., khởi lên ước muốn về việc duy trì, về sự không tiêu hoại, về tình trạng tăng trưởng, về sự lớn mạnh, về sự phát triển, về sự toàn vẹn của các thiện pháp đã được sanh khởi, (vị ấy) cần mẫn, khởi sự tinh tấn, quyết tâm, nỗ lực; điều này được gọi là chánh tinh tấn.

Ở đây, chánh niệm là (có ý nghĩa) thế nào? Vị tỳ khưu trong Giáo Pháp này sống có sự quán xét thân trên thân, với nhiệt tâm, tỉnh giác, có niệm, (vị ấy) có thể chế ngự tham đắm và ưu phiền ở chính bản thân. ... có sự quán xét thọ trên các thọ, ... có sự quán xét tâm trên tâm, ... có sự quán xét pháp trên các pháp, với nhiệt tâm, tỉnh giác, có niệm, (vị ấy) có thể chế ngự tham đắm và ưu phiền ở chính bản thân; điều này được gọi là chánh niệm.

Ở đây, chánh định là (có ý nghĩa) thế nào? Vị tỳ khưu trong Giáo Pháp này ngay sau khi tách ly các dục, tách ly các bất thiện pháp, (vị ấy) đạt đến và an trú sơ thiền có tầm có tứ có hỷ lạc sanh lên do sự tách ly; do sự vắng lặng của tầm và tứ, (vị ấy) đạt đến và an trú nhị thiền với nội phần tĩnh lặng, có trạng thái nhất tâm, không tầm không tứ, có hỷ lạc sanh lên do định; ly hỷ và ly tham ái (không còn tham muốn ở hỷ), (vị ấy) an trú xả, có niệm và tỉnh giác, và (vị ấy) cảm nhận lạc bằng thân, các bậc Thánh gọi điều ấy là: ‘Có xả, có niệm, trú vào lạc,’ (vị ấy) đạt đến và an trú tam thiền ấy; do sự dứt bỏ lạc và do sự dứt bỏ khổ, do sự biến mất của hỷ và ưu ngay trước đây, (vị ấy) đạt đến và an trú tứ thiền không khổ không lạc, có sự thanh tịnh của xả và niệm; điều này được gọi là chánh định. Điều này được gọi là chân lý cao thượng về sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ.

Phần giải thích ‘Chân lý về Đạo.’

Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Đây là chân lý cao thượng về Khổ, đây là chân lý cao thượng về nhân sanh Khổ, đây là chân lý cao thượng về sự diệt tận Khổ, đây là chân lý cao thượng về sự thực hành đưa đến sự diệt tận Khổ,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.”

Tuệ về sự ghi nhận ở tai là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe là (có ý nghĩa) như thế.

Phần giải thích về ‘Bốn Chân Lý.’

Phần giải thích  ‘Trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.’

--ooOoo--


 

[1] tattha attho ti saṅkhepato hetuphalaṃ (PṭsA. 1, 3) = Trong trường hợp ấy, ‘ý nghĩa’ nói gọn lại là nhân quả.

[2] dhammo ’ti saṅkhepato paccayo (Sđd.) = ‘Pháp’ nói gọn lại là duyên.

[3] Abhijānāti: biết rõ, (thắng tri); parijānāti: biết toàn diện, (biến tri); sañjānāti: nhận biết (của tưởng), (tưởng tri), pajānāti: nhận biết (của tuệ), (tuệ tri); vijānāti: nhận biết (của thức). Các từ trong ngoặc đơn: thắng tri, biến tri, tưởng tri, tuệ tri, là từ dịch của HT. Minh Châu. Các nghĩa dịch trên đây chỉ có giá trị tương đối, muốn hiểu rõ hơn về các từ này cần nắm vững nghĩa của các tiếp đầu ngữ (upasagga): abhi, pari, saṃ, pa, vi, đồng thời cần phải xem xét các ngữ cảnh có liên quan nữa.

[4] Năm yếu tố đưa đến giải thoát (pañca vimuttāyatanāni): được giải thích ở PṭsA. tập 1 (69-70). HT. Minh Châu dịch là ‘năm giải thoát xứ,’ xin xem Kinh Phúng Tụng (Saṅgītisuttaṃ), Trường Bộ III.

[5] Sáu điều tối thượng (cha anuttariyāni): được giải thích ở PṭsA. tập 1 (70-73). HT. Minh Châu dịch là ‘sáu vô thượng: kiến vô thượng, văn vô thượng, lợi đắc vô thượng, học giới vô thượng, hành vô thượng, ức niệm vô thượng,’ xin xem Kinh Phúng Tụng (Saṅgītisuttaṃ), Trường Bộ III.

[6] Bảy sự việc không hạn chế (satta niddasavatthūni): được giải thích ở PṭsA. tập 1 (73-74). HT. Minh Châu dịch là ‘bảy thù diệu sự,’ xin xem Kinh Phúng Tụng (Saṅgītisuttaṃ), Trường Bộ III.

[7] Chín an trú theo tuần tự (nava anupubbavihārā): là sự tuần tự an trú vào tám tầng định và diệt thọ tưởng định là thứ chín (PṭsA. 1, 75-76). HT. Minh Châu dịch là ‘chín thứ đệ trú,’ xin xem Kinh Phúng Tụng (Saṅgītisuttaṃ), Trường Bộ III.

[8] Mười sự việc làm thoái hóa (dasa nijjaravatthūni): liên quan đến tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định, tà trí, tà giải thoát (PṭsA. 1, 76-77). HT. Minh Châu dịch là ‘mười đoạn tận sự,’ xin xem Kinh Thập Thượng (Dasuttarasuttaṃ), Trường Bộ III.

[9] Sắc tưởng (rūpasaññā): hồi tưởng lại, nhớ lại cảnh sắc đã thấy.

[10] Sắc tư (rūpacetanā): ý muốn, ước muốn, quyết tâm lúc nhìn cảnh sắc (ND).

[11] Sắc ái (rūpataṇhā): ái luyến, khao khát cảnh sắc (ND).

[12] Sắc tầm (rūpavitakka): hướng tâm, đưa tâm đến cảnh sắc (ND).

[13] Sắc tứ (rūpavicāra): quan sát, khắn khít vào cảnh sắc (ND).

[14] Vị tri quyền (anaññātaññassāmītindriya = khả năng về “Tôi sẽ biết điều chưa được biết”) tức là trí tuệ đưa đến việc thấy được Niết Bàn lần đầu tiên của đạo Nhập Lưu (ND). 

[15] Dĩ tri quyền (aññindriya = khả năng về điều đã được biết) tức là trí tuệ biết được Niết Bàn các lần sau từ quả Nhập Lưu cho đến đạo A-la-hán (ND).

[16] Cụ tri quyền (aññātāvindriya = khả năng có điều đã được biết) tức là trí tuệ giác ngộ hoàn toàn của quả A-la-hán (ND).

[17] Sự không vượt trội lẫn nhau giữa chỉ tịnh và minh sát (PṭsA. 1, 94).

[18] bujjhana, anubujjhana, paṭibujjhana, sambujjhana là bốn từ Pāḷi được dịch chung với một từ Việt là “sự được giác ngộ.” 

[19] bodhana, anubodhana, paṭibodhana, sambodhana là bốn từ Pāḷi được dịch chung với một từ Việt là “sự làm cho giác ngộ.” 

[20] bodhipakkhiya, anubodhipakkhiya, paṭibodhipakkhiya, sambodhipakkhiya là bốn từ Pāḷi được dịch chung với một từ Việt là “dự phần làm cho giác ngộ.”  

[21] jotana, anujotana, paṭijotana, samjotana là bốn từ Pāḷi của “sự phát quang.

[22] Chanda: sự ước muốn, động lực thúc đẩy, thuộc về tứ như ý túc: dục, cần, tâm, thẩm được trình bày kế tiếp (ND).

[23] Ba thọ (tisso vedanā) là thọ lạc, thọ khổ, thọ không khổ không lạc (PṭsA. 1, 109). 

[24] Bốn loại vật thực (cattāro āhārā): được giải thích ở PṭsA. tập 1 (109). HT. Minh Châu dịch là ‘tứ thực: đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực, thức thực,’ Kinh Phúng Tụng (Saṅgītisuttaṃ), Trường Bộ III.

[25] Năm thủ uẩn (pañcupādānakkhandhā): sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn (PṭsA. 1, 110).

[26] Sáu nội xứ (cha ajjhattikāni āyatanāni): nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, và ý xứ (PṭsA. 1, 110).

[27] Bảy trụ xứ của thức (viññāṇaṭṭhitiyo): được giải thích ở PṭsA. tập 1  (110-113). HT. Minh Châu dịch là ‘bảy thức trú,’ xem Kinh Phúng Tụng (Saṅgītisuttaṃ), Trường Bộ III.

[28] Tám pháp thế gian (lokadhammā): là lợi lộc, không lợi lộc, danh vọng, không danh vọng, chê, khen, sướng, khổ (PṭsA. 1, 113).

[29] Chín trú xứ của chúng sinh (sattāvāsā): được giải thích ở PṭsA. tập 1 (113-114). HT. Minh Châu dịch là ‘chín hữu tình trú,’ xem Kinh Thập Thượng (Dasuttarasuttaṃ), Trường Bộ III.

[30] Mười xứ (āyatanāni): là nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, thinh xứ, tỷ xứ, khí xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ (PṭsA. 1, 114).

[31] Bốn pháp cuốn trôi (cattāro oghā): là tứ bộc gồm có dục bộc, hữu bộc, kiến bộc, vô minh bộc (PṭsA. 1, 117).

[32] Năm pháp ngăn che (pañca nīvaraṇāni): là năm triền cái gồm có tham dục, sân độc, hôn trầm, hoài nghi, phóng dật (PṭsA. 1, 117-118).

[33] Sáu nhóm ái (cha taṇhākāyā): sắc ái, thinh ái, khí ái, vị ái, xúc ái, pháp ái (PṭsA. 1, 118).

[34] Bảy pháp ngủ ngầm (sattānusayā): là thất tiềm miên gồm có ái dục ngủ ngầm, bất bình ngủ ngầm, ngã mạn ngủ ngầm, tà kiến ngủ ngầm, hoài nghi ngủ ngầm, ái hữu ngủ ngầm, vô minh ngủ ngầm (PṭsA. 1, 118).

[35] Tám tính chất sai trái (aṭṭha micchattā): gồm có tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định (PṭsA. 1, 118).

[36] Chín pháp có nguồn cội là ái (nava taṇhā mūlakā): được giải thích ở PṭsA. tập 1 (118-120). HT. Minh Châu dịch là ‘chín ái căn pháp,’ xin xem Kinh Thập Thượng (Dasuttarasuttaṃ), Trường Bộ III.

[37] Tám tính chất sai trái ở trên được thêm vào tà trí và tà giải thoát (PṭsA. 1, 120).

[38] Ba định (tayo samādhī): định có tầm có tứ, định không tầm có tứ, và định không tầm không tứ (PṭsA. 1, 125).

[39] Sáu tùy niệm xứ (cha anussatiṭṭhānāni):  tùy niệm Phật, tùy niệm Pháp, tùy niệm Tăng, tùy niệm giới, tùy niệm thí, tùy niệm thiên (PṭsA. 1, 126). HT. Minh Châu dịch là ‘sáu niệm xứ,’ xin xem Kinh Phúng Tụng (Saṅgītisuttaṃ), Trường Bộ III.

[40] Chín chi phần nỗ lực thanh tịnh (nava pārisuddhi-padhāniyaṅgāni): được giải thích ở PṭsA. tập 1 (127-128). HT. Minh Châu dịch là ‘chín thanh tịnh cần chi: giới hạnh thanh tịnh thanh tịnh cần chi, tâm thanh tịnh thanh tịnh cần chi, kiến thanh tịnh thanh tịnh cần chi, đoạn nghi thanh tịnh thanh tịnh cần chi, đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh thanh tịnh cần chi, tri kiến thanh tịnh thanh tịnh cần chi, tuệ thanh tịnh thanh tịnh cần chi, giải thoát thanh tịnh thanh tịnh cần chi,’ xin xem Kinh Thập Thượng (Dasuttarasuttaṃ), Trường Bộ III.

[41] Mười nền tảng của đề mục thiền (dasa kasiṇāyatanāni): đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, hư không, ánh sáng (PṭsA. 1, 128-129). HT. Minh Châu dịch là ‘mười biến xứ,’ xin xem Kinh Thập Thượng (Dasuttarasuttaṃ), Trường Bộ III.

[42] Xin tham khảo  Kinh Thập Thượng (Dasuttarasuttaṃ), Trưởng Bộ III.

[43] Ba minh (tisso vijjā): là trí nhớ về các kiếp sống trước là minh, trí về sự chết và tái sanh của chúng sanh là minh, trí về sự đoạn tận các lậu hoặc là minh (PṭsA. 1, 135).

[44] Bốn quả vị của Sa-môn (cattāri sāmaññaphalāni): là Quả Nhập Lưu, quả Nhất Lai, Quả Bất Lai, và Quả A-la-hán (PṭsA. 1, 135).

[45] Năm pháp uẩn (pañca dhammakkhandhā): là giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, và tri kiến giải thoát uẩn (PṭsA. 1, 135-136).

[46] Sáu thắng trí (cha abhiññā): là trí về các thể loại thần thông, trí về thiên nhĩ, trí nhớ về các kiếp sống trước, trí biết được tâm của người khác, trí về thiên nhãn, trí về sự đoạn tận các lậu hoặc (PṭsA. 1, 136).

[47] Bảy lực của bậc Lậu Tận (satta khīṇāsavabalāni): được giải thích ở PṭsA. tập 1 (136-137). HT. Minh Châu dịch là ‘bảy lậu tận lực,’ xin xem ‘bảy pháp cần được tác chứng’ ở Kinh Thập Thượng (Dasuttarasuttaṃ), Trường Bộ III.

[48] Tám giải thoát (aṭṭha vimokkhā): được giải thích ở PṭsA. tập 1 (137). HT. Minh Châu dịch là ‘tám giải thoát,’ xin xem ‘tám pháp cần được chứng ngộ’ ở Kinh Thập Thượng (Dasuttarasuttaṃ), Trường Bộ III.

[49] Chín sự diệt tận theo tuần tự (nava anupubbanirodhā): là chín sự diệt tận các pháp theo tuần tự do việc chứng đắc tám tầng định và diệt thọ tưởng định là thứ chín (PṭsA. 1, 137-138). HT. Minh Châu dịch là ‘chín thứ đệ diệt,’ xin xem Kinh Phúng Tụng (Saṅgītisuttaṃ), Trường Bộ III.

[50] Mười pháp của bậc Vô Học (dasa asekkhā dhammā): được giải thích ở PṭsA. tập 1 (138). HT. Minh Châu dịch là ‘mười pháp vô học’ gồm có: vô học chánh tri kiến, vô học chánh tư duy, vô học chánh ngữ, vô học chánh nghiệp, vô học chánh mạng, vô học chánh tinh tấn, vô học chánh niệm, vô học chánh định, vô học chánh trí, vô học chánh giải thoát.

[51] Xem Kinh Phân Biệt về Sự Thật (Saccavibhaṅgasutta), bài kinh số 141, Trung Bộ Kinh III.

[52] Dục ái (kāmataṇhā) là sự ham thích về năm loại ngũ dục. Hữu ái, (bhavataṇhā) là ái đi cùng với thường kiến, là sự ham thích về cõi sắc giới và vô sắc giới. Và phi hữu ái (vibhavataṇhā) là ái đi cùng với đoạn kiến (PṭsA. 1, 158).

 

 

   
 

| 00 | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 |

 
 

<Mục Lục><Đầu Trang>