|
TAM TẠNG PĀLI - VIỆT tập 42
PHẬT SỬ
Người Dịch: Tỳ khưu Indacanda (Đọc với font VU- Times và Acrobat Reader) |
|||
|
18. Lịch Sử Đức Phật Phussa
1. Cũng chính trong kiếp Maṇḍa ấy, đă có bậc Đạo Sư Phussa, là đấng Vô Thượng, không có vị tương tợ, không có ai sánh bằng, là bậc Lănh Đạo hàng đầu của thế gian.
2. Sau khi đă hủy diệt tất cả bóng tối và tháo gỡ mạng lưới khổng lồ, trong lúc làm hài ḷng thế gian luôn cả chư thiên, vị ấy cũng đă đổ cơn mưa bằng nước Bất Tử.
3. Trong khi (đức Phật) Phussa đang chuyển vận bánh xe Chánh Pháp ở lễ hội tinh tú, đă có sự lănh hội lần thứ nhất là của một trăm ngàn koṭi vị.
4. Đă có sự lănh hội lần thứ nh́ là của chín chục trăm ngàn koṭi (chín triệu) vị. Đă có sự lănh hội lần thứ ba là của tám chục trăm ngàn (tám triệu) vị.
5. Và bậc Đại Ẩn Sĩ Phussa cũng đă có ba lần tụ hội gồm các bậc Lậu Tận không c̣n ô nhiễm có tâm thanh tịnh như thế ấy.
6. Đă có cuộc hội tụ thứ nhất của sáu chục trăm ngàn (sáu triệu). Đă có cuộc hội tụ thứ nh́ của năm chục trăm ngàn (năm triệu).
7. Đă có cuộc hội tụ thứ ba của bốn chục trăm ngàn (bốn triệu) vị đă được giải thoát, không c̣n chấp thủ, có sự tái sanh đă được đoạn tận.
8. Vào lúc bấy giờ, ta là vị Sát-đế-lỵ tên Vijitāvi. Sau khi buông bỏ vương quốc rộng lớn, ta đă xuất gia trong sự chứng minh của vị ấy.
9. Bậc Lănh Đạo hàng đầu của thế gian Phussa ấy cũng đă chú nguyện cho ta rằng: “Trong chín mươi hai kiếp tính từ thời điểm này, người này sẽ trở thành vị Phật.
10. Sau khi rời khỏi (thành phố) xinh đẹp tên là Kapila, đức Như Lai ra sức nỗ lực và thực hiện hành động khó thực hành được (khổ hạnh).
11. Sau khi ngồi xuống ở cội cây của những người chăn dê, đức Như Lai nhận lấy món cơm sữa ở tại nơi ấy rồi đi đến Nerañjarā (Ni-liên-thiền).
12. Ở tại bờ sông Nerañjarā, đấng Chiến Thắng ấy thọ thực món cơm sữa rồi đi đến cội cây Bồ Đề bằng đạo lộ cao quư đă được dọn sẵn.
13. Kế đó, sau khi nhiễu quanh khuôn viên của cội Bồ Đề, bậc Vô Thượng, vị có danh tiếng vĩ đại sẽ được giác ngộ ở tại cội cây Assattha.
14. Người mẹ sanh ra vị này sẽ có tên là Māyā. Người cha tên là Suddhodana. Vị này sẽ là Gotama.
15. Kolita và Upatissa sẽ là (hai vị) Thinh Văn hàng đầu. Vị thị giả tên là Ānanda sẽ phục vụ đấng Chiến Thắng ấy.
16. Khemā và Uppalavaṇṇā sẽ là (hai vị) nữ Thinh Văn hàng đầu. Cội cây Bồ Đề của đức Thế Tôn ấy được gọi tên là ‘Assattha.’
17. Citta và Haṭṭhāḷavaka sẽ là (hai) nam thí chủ hộ độ hàng đầu. Uttarā và Nandamātā sẽ là (hai) nữ thí chủ hộ độ hàng đầu. Tuổi thọ (vào thời) của vị Gotama có danh tiếng ấy là một trăm năm.”
18. Sau khi nghe được lời nói này của vị Đại Ẩn Sĩ không ai sánh bằng, chư thiên và nhân loại vui mừng (nghĩ rằng): “Vị này là chủng tử mầm mống của chư Phật.”
19. Họ thốt lên những tiếng reo ḥ, vỗ tay, và nở nụ cười. Mười ngàn thế giới luôn cả chư thiên chắp tay cúi lạy (nói rằng):
20. “Nếu chúng tôi thất bại với lời giáo huấn của đấng Lănh Đạo Thế Gian này th́ chúng tôi sẽ đối diện vị kia trong tương lai xa vời.
21. Giống như những người đang băng ngang gịng sông không đạt được bến bờ đối diện, họ vượt qua gịng sông rộng lớn sau khi đạt được bến bờ ở bên dưới.
22. Tương tợ y như thế, nếu tất cả chúng tôi lỡ dịp với đấng Chiến Thắng này th́ chúng tôi sẽ đối diện vị kia trong tương lai xa vời.”
23. Nghe được lời nói của vị ấy, ta đă tăng thêm niềm tín tâm. Ta đă quyết định sự thực hành tối thắng để làm tṛn đủ sự toàn hảo về mười pháp.
24. Sau khi học tập toàn bộ Kinh và luôn cả Luật tức là Giáo Pháp của bậc Đạo Sư gồm chín thể loại, ta đă làm rạng rỡ Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng.
25. Trong khi sống không xao lăng trong Giáo Pháp ấy, sau khi tu tập thiền Phạm Thiên và làm toàn hảo các thắng trí, ta đă đi đến thế giới của Phạm Thiên.
26. Thành phố có tên là Kāsika, vị vua ḍng Sát-đế-lỵ tên là Jayasena, và người mẹ của vị Đại Ẩn Sĩ Phussa tên là Sirimā.
27. Vị ấy đă sống ở giữa gia đ́nh chín ngàn năm. Có ba ṭa lâu đài tuyệt vời là Garuḷapakkha, Haṃsa, và Suvaṇṇabhārā.
28. Có ba mươi ngàn phụ nữ được trang điểm. Nữ nhân ấy (người vợ) tên là Kisāgotamī. Con trai tên là Anupama.
29. Sau khi nh́n thấy bốn điều báo hiệu, bậc Tối Thượng Nhân đă ra đi bằng phương tiện voi và đă thực hành hạnh nỗ lực sáu tháng.
30. Được đấng Phạm Thiên thỉnh cầu, bậc Lănh Đạo hàng đầu của thế gian Phussa, đấng Đại Hùng, bậc Tối Thượng Nhân đă chuyển vận bánh xe (Chánh Pháp) ở Migadāya (vườn nai).
31. Surakkhita và Dhammasena đă là (hai vị) Thinh Văn hàng đầu. Vị thị giả của bậc Đại Ẩn Sĩ Phussa tên là Sabhiya.
32. Cālā và Upacālā đă là (hai vị) nữ Thinh Văn hàng đầu. Cội cây Bồ Đề của đức Thế Tôn ấy được gọi là “Āmaṇḍa.”
33. Dhanañcaya và Visākha đă là (hai) thí chủ hộ độ hàng đầu. Padumā và luôn cả Nāgā đă là (hai) nữ thí chủ hộ độ hàng đầu.
34. Đạt đến chiều cao năm mươi tám ratana (14.5 m), được vẹn toàn như là mặt trăng (chúa của các v́ sao), bậc Hiền Triết ấy cũng chiếu sáng tương tợ mặt trời.
35. Tuổi thọ được biết là kéo dài đến chín mươi ngàn năm. Trong khi tồn tại đến chừng ấy, vị ấy đă giúp cho nhiều chúng sanh vượt qua.
36. Sau khi đă giáo giới nhiều chúng sanh và đă giúp cho nhiều người vượt qua, bậc Đạo Sư có danh tiếng vô song ấy cùng với các vị Thinh Văn đă Niết Bàn.
37. Đấng Chiến Thắng cao quư, bậc Đạo Sư Phussa đă Niết Bàn tại tu viện Sena. Đă có sự phân tán xá-lợi từ xứ sở ấy đến khắp các nơi.
Lịch sử đức Phật Phussa là phần thứ mười tám.
--ooOoo--
19. Lịch Sử Đức Phật Vipassī
1. Sau (đức Phật) Phussa, bậc Toàn Giác, đấng Tối Thượng Nhân, vị Hữu Nhăn tên Vipassī đă sanh lên ở thế gian.
2. Sau khi làm vỡ tung toàn bộ vô minh và đạt đến quả vị Toàn Giác tối thượng, Ngài đă đi đến thành phố Bandhumatī để chuyển vận bánh xe Chánh Pháp.
3. Bậc Lănh Đạo đă chuyển vận bánh xe Chánh Pháp và đă giác ngộ cả hai người.[1] Đă có sự lănh hội lần thứ nhất là không thể nói được bằng cách tính đếm.
4. Vào lần khác nữa, bậc có danh tiếng vô hạn đă giảng giải về Chân Lư ở tại nơi ấy. Đă có sự lănh hội lần thứ nh́ là của tám mươi bốn ngàn vị.
5. Tám mươi bốn ngàn người đă xuất gia theo đấng Toàn Giác. Khi những người ấy đi đến tu viện, bậc Hữu Nhăn đă thuyết giảng Giáo Pháp đến họ.
6. Sau khi lắng nghe và an trú vào (đức Phật) đang thuyết giảng theo nhiều phương thức, các vị ấy cũng đă đạt đến Giáo Pháp cao quư; (đây) là sự lănh hội lần thứ ba.
7. Bậc Đại Ẩn Sĩ Vipassī đă có ba lần tụ hội gồm các vị Lậu Tận không c̣n ô nhiễm, có tâm thanh tịnh như thế ấy.
8. Cuộc hội tụ thứ nhất là của sáu mươi tám trăm ngàn (sáu triệu tám trăm ngàn) vị. Cuộc hội tụ thứ nh́ là của một trăm ngàn vị tỳ khưu.
9. Cuộc hội tụ thứ ba là của tám mươi ngàn vị tỳ khưu. Tại nơi ấy, ở giữa tập thể tỳ khưu, đấng Toàn Giác đă chói sáng.
10. Vào lúc bấy giờ, ta là vị Long Vương tên Atula có đại thần lực, có phước báu, có luồng hào quang.
11. Khi ấy, trong lúc đang vây quanh (đức Phật) với vô số koṭi con rồng và đang tŕnh tấu bằng các nhạc cụ của cơi trời, ta đă đi đến gặp đấng Tối Cao của thế gian.
12. Sau khi đi đến gặp đấng Toàn Giác, bậc Lănh Đạo Thế Gian Vipassī, ta đă thỉnh cầu rồi đă dâng lên đấng Pháp Vương chiếc ghế bằng vàng được cẩn ngọc ma-ni, ngọc trai, châu báu, và được trang điểm với tất cả các đồ trang sức.
13. Đức Phật ấy, ngồi giữa hội chúng, cũng đă chú nguyện cho ta rằng: “Trong chín mươi mốt kiếp tính từ thời điểm này, người này sẽ trở thành vị Phật.
14. Sau khi rời khỏi (thành phố) xinh đẹp tên là Kapila, đức Như Lai ra sức nỗ lực và thực hiện hành động khó thực hành được (khổ hạnh).
15. Sau khi ngồi xuống ở cội cây của những người chăn dê, đức Như Lai nhận lấy món cơm sữa ở tại nơi ấy rồi đi đến Nerañjarā (Ni-liên-thiền).
16. Ở tại bờ sông Nerañjarā, đấng Chiến Thắng ấy thọ thực món cơm sữa rồi đi đến cội cây Bồ Đề bằng đạo lộ cao quư đă được dọn sẵn.
17. Kế đó, sau khi nhiễu quanh khuôn viên của cội Bồ Đề, bậc Vô Thượng, vị có danh tiếng vĩ đại sẽ được giác ngộ ở tại cội cây Assattha.
18. Người mẹ sanh ra vị này sẽ có tên là Māyā. Người cha tên là Suddhodana. Vị này sẽ là Gotama.
19. Kolita và Upatissa không c̣n lậu hoặc, tham ái đă ĺa, có tâm an tịnh và định tĩnh sẽ là (hai vị) Thinh Văn hàng đầu. Vị thị giả tên là Ānanda sẽ phục vụ đấng Chiến Thắng này.
20. Khemā và Uppalavaṇṇā sẽ là (hai vị) nữ Thinh Văn hàng đầu. Cội cây Bồ Đề của đức Thế Tôn ấy được gọi tên là ‘Assattha.’
21. Citta và Haṭṭhāḷavaka sẽ là (hai) nam thí chủ hộ độ hàng đầu. Uttarā và Nandamātā sẽ là (hai) nữ thí chủ hộ độ hàng đầu. Tuổi thọ (vào thời) của vị Gotama có danh tiếng ấy là một trăm năm.”
22. Sau khi nghe được lời nói này của vị Đại Ẩn Sĩ không ai sánh bằng, chư thiên và nhân loại vui mừng (nghĩ rằng): “Vị này là chủng tử mầm mống của chư Phật.”
23. Họ thốt lên những tiếng reo ḥ, vỗ tay, và nở nụ cười. Mười ngàn thế giới luôn cả chư thiên chắp tay cúi lạy (nói rằng):
24. “Nếu chúng tôi thất bại với lời giáo huấn của đấng Lănh Đạo Thế Gian này th́ chúng tôi sẽ đối diện vị kia trong tương lai xa vời.
25. Giống như những người đang băng ngang gịng sông không đạt được bến bờ đối diện, họ vượt qua gịng sông rộng lớn sau khi đạt được bến bờ ở bên dưới.
26. Tương tợ y như thế, nếu tất cả chúng tôi lỡ dịp với đấng Chiến Thắng này th́ chúng tôi sẽ đối diện vị kia trong tương lai xa vời.”
27. Sau khi nghe được lời nói của vị ấy, ta đă tăng thêm niềm tín tâm. Ta đă quyết định sự thực hành tối thắng để làm tṛn đủ sự toàn hảo về mười pháp.
28. Thành phố có tên là Bandhumatī, vị vua ḍng Sát-đế-lỵ tên là Bandhumā, người mẹ của vị Đại Ẩn Sĩ Vipassī tên là Bandhumatī.
29. Vị ấy đă sống ở giữa gia đ́nh trong tám ngàn năm. Có ba ṭa lâu đài tuyệt vời là Nanda, Sunanda, và Sirimā.
30.Có bốn mươi ba ngàn phụ nữ được trang điểm. Nữ nhân ấy (người vợ) tên là Sutanā. Con trai là Samavattakkhandha.
31. Sau khi nh́n thấy bốn điều báo hiệu, đấng Chiến Thắng đă ra đi bằng phương tiện xe. Bậc Tối Thượng Nhân đă ra sức nỗ lực tám tháng không thiếu sót.
32. Được đấng Phạm Thiên thỉnh cầu, vị Lănh Đạo Thế Gian, đấng Đại Hùng, bậc Tối Thượng Nhân Vipassī đă chuyển vận bánh xe (Chánh Pháp) ở Migadāya (vườn nai).
33. Khaṇḍa và vị tên Tissa đă là (hai vị) Thinh Văn hàng đầu. Vị thị giả của bậc Đại Ẩn Sĩ Vipassī tên là Asoka.
34. Candā và Candamittā đă là (hai vị) nữ Thinh Văn hàng đầu. Cội cây Bồ Đề của đức Thế Tôn ấy được gọi tên là Pāṭalī.
35. Punabbasumitta và Nāga đă là (hai) thí chủ hộ độ hàng đầu. Sirimā và luôn cả Uttarā đă là (hai) nữ thí chủ hộ độ hàng đầu.
36. Đấng Lănh Đạo Thế Gian Vipassī có chiều cao tám mươi cánh tay (40 mét). Hào quang của vị ấy tỏa sáng bảy do-tuần ở xung quanh.
37. Tuổi thọ được biết là kéo dài đến tám mươi ngàn năm. Trong khi tồn tại đến chừng ấy, vị ấy đă giúp cho nhiều chúng sanh vượt qua.
38. Vị ấy đă giải thoát sự trói buộc cho nhiều chư thiên và nhân loại. Ngài đă chỉ ra đạo lộ và không phải đạo lộ cho các phàm nhân c̣n lại.
39. Sau khi đă thị hiện ánh sáng và giảng giải về trạng thái Bất Tử, vị ấy đă rực cháy như là khối lửa rồi đă Niết Bàn cùng với các vị Thinh Văn.
40. Thần thông cao quư, phước báu cao quư, và (các) tướng trạng đă được đơm hoa, tất cả đều hoàn toàn biết mất; phải chăng tất cả các hành là trống không?
41. Đức Phật, bậc Chiến Thắng cao quư Vipassī đă Niết Bàn tại tu viện Sumitta. Ngôi bảo tháp cao quư dành cho vị ấy đă được dựng lên cao bảy do-tuần ở ngay tại nơi ấy.
Lịch sử đức Phật Vipassī là phần thứ mười chín.
--ooOoo--
20. Lịch Sử Đức Phật Sikhī
1. Sau (đức Phật) Vipassī, có bậc Toàn Giác, vị Tối Thượng Nhân, đấng Chiến Thắng tên gọi Sikhī là bậc không ai sánh bằng, không người đối thủ.
2. Sau khi trừ diệt binh đội của Ma Vương và đạt đến quả vị Toàn Giác tối thượng, vị ấy đă chuyển vận bánh xe Chánh Pháp v́ ḷng thương xót chúng sanh.
3. Trong khi bậc Hiền Triết hàng đầu Sikhī đang chuyển vận bánh xe Chánh Pháp, đă có sự lănh hội lần thứ nhất là của một trăm ngàn koṭi vị.
4. Cũng vào lúc khác, trong khi đấng Tối Thượng Nhân, bậc đứng đầu hội chúng, đang thuyết giảng Giáo Pháp, đă có sự lănh hội lần thứ nh́ là của chín mươi ngàn koṭi vị.
5. Trong khi thị hiện song thông đến loài người luôn cả chư thiên, đă có sự lănh hội lần thứ ba là của tám mươi ngàn koṭi vị.
6. Bậc Đại Ẩn Sĩ Sikhī đă có ba lần tụ hội gồm các vị Lậu Tận không c̣n ô nhiễm có tâm thanh tịnh như thế ấy.
7. Cuộc hội tụ thứ nhất là của một trăm ngàn vị tỳ khưu. Cuộc hội tụ thứ nh́ là của tám chục ngàn vị tỳ khưu.
8. Cuộc hội tụ thứ ba của bảy chục ngàn vị tỳ khưu là không bị lấm nhơ, tương tợ như đóa hoa sen không bị vấy bùn dầu sanh trưởng ở trong nước.
9. Vào lúc bấy giờ, ta là vị Sát-đế-lỵ tên Arindama. Ta đă thỏa măn hội chúng (tỳ khưu) có đấng Toàn Giác đứng đầu với cơm ăn, nước uống.
10. Sau khi cúng dường nhiều vải vóc quư giá không dưới mười triệu tấm vải, ta đă dâng đến đấng Toàn Giác con voi đă được trang hoàng làm phương tiện di chuyển.
11. Ta đă tạo lập ra phương tiện di chuyển là voi và đă được biết rằng là điều được phép. Ta đă làm tṛn đủ tâm ư đă được phát nguyện trường kỳ và bền vững của ta.
12. Đức Phật ấy, đấng Lănh Đạo cao quư của thế gian, cũng đă chú nguyện cho ta rằng: “Trong ba mươi mốt kiếp tính từ thời điểm này, người này sẽ trở thành vị Phật.
13. Sau khi rời khỏi (thành phố) xinh đẹp tên là Kapila, đức Như Lai ra sức nỗ lực và thực hiện hành động khó thực hành được (khổ hạnh).
14. Sau khi ngồi xuống ở cội cây của những người chăn dê, đức Như Lai nhận lấy món cơm sữa ở tại nơi ấy rồi đi đến Nerañjarā (Ni-liên-thiền).
15. Ở tại bờ sông Nerañjarā, đấng Chiến Thắng ấy thọ thực món cơm sữa rồi đi đến cội cây Bồ Đề bằng đạo lộ cao quư đă được dọn sẵn.
16. Kế đó, sau khi nhiễu quanh khuôn viên của cội Bồ Đề, bậc Vô Thượng, vị có danh tiếng vĩ đại sẽ được giác ngộ ở tại cội cây Assattha.
17. Người mẹ sanh ra vị này sẽ có tên là Māyā. Người cha tên là Suddhodana. Vị này sẽ là Gotama.
18. Kolita và Upatissa không c̣n lậu hoặc, tham ái đă ĺa, có tâm an tịnh và định tĩnh sẽ là (hai vị) Thinh Văn hàng đầu. Vị thị giả tên là Ānanda sẽ phục vụ đấng Chiến Thắng này.
19. Khemā và Uppalavaṇṇā sẽ là (hai vị) nữ Thinh Văn hàng đầu. Cội cây Bồ Đề của đức Thế Tôn ấy được gọi tên là ‘Assattha.’
20. Citta và Haṭṭhāḷavaka sẽ là (hai) nam thí chủ hộ độ hàng đầu. Uttarā và Nandamātā sẽ là (hai) nữ thí chủ hộ độ hàng đầu. Tuổi thọ (vào thời) của vị Gotama có danh tiếng ấy là một trăm năm.”
21. Sau khi nghe được lời nói này của vị Đại Ẩn Sĩ không ai sánh bằng, chư thiên và nhân loại vui mừng (nghĩ rằng): “Vị này là chủng tử mầm mống của chư Phật.”
22. Họ thốt lên những tiếng reo ḥ, vỗ tay, và nở nụ cười. Mười ngàn thế giới luôn cả chư thiên chắp tay cúi lạy (nói rằng):
23. “Nếu chúng tôi thất bại với lời giáo huấn của đấng Lănh Đạo Thế Gian này th́ chúng tôi sẽ đối diện vị kia trong tương lai xa vời.
24. Giống như những người đang băng ngang gịng sông không đạt được bến bờ đối diện, họ vượt qua gịng sông rộng lớn sau khi đạt được bến bờ ở bên dưới.
25. Tương tợ y như thế, nếu tất cả chúng tôi lỡ dịp với đấng Chiến Thắng này th́ chúng tôi sẽ đối diện vị kia trong tương lai xa vời.”
26. Sau khi nghe được lời nói của vị ấy, ta đă tăng thêm niềm tín tâm. Ta đă quyết định sự thực hành tối thắng để làm tṛn đủ sự toàn hảo về mười pháp.
27. Thành phố có tên là Aruṇavatī, vị vua ḍng Sát-đế-lỵ tên là Aruṇavā, người mẹ của bậc Đại Ẩn Sĩ Sikhī tên là Pabhāvatī.
28. Vị ấy đă sống ở giữa gia đ́nh trong bảy ngàn năm. Có ba ṭa lâu đài tuyệt vời là Sucanda, Giri, và Vasabha.
29. Có hai mươi bốn ngàn phụ nữ được trang điểm. Nữ nhân ấy (người vợ) tên là Sabbakāmā. Con trai tên là Atula.
30. Sau khi nh́n thấy bốn điều báo hiệu, bậc Tối Thượng Nhân đă ra đi bằng phương tiện voi và đă thực hành hạnh nỗ lực tám tháng.
31. Được đấng Phạm Thiên thỉnh cầu, vị Lănh Đạo cao quư của thế gian, đấng Đại Hùng, bậc Tối Thượng Nhân Sikhī đă chuyển vận bánh xe (Chánh Pháp) ở tại Migācire (vườn nai).
32. Abhibhū và Sambhava đă là (hai vị) Thinh Văn hàng đầu. Vị thị giả của bậc Đại Ẩn Sĩ Sikhī tên là Khemaṅkara.
33. Makhilā và Padumā đă là (hai vị) nữ Thinh Văn hàng đầu. Cội cây Bồ Đề của đức Thế Tôn ấy được gọi là “Puṇḍarīka.”[2]
34. Sirivaḍḍha và Nanda đă là (hai) thí chủ hộ độ hàng đầu. Cittā và luôn cả Suguttā đă là (hai) nữ thí chủ hộ độ hàng đầu.
35. Đức Phật ấy có chiều cao bảy mươi cánh tay (35 mét), với ba mươi hai tướng trạng cao quư tương tợ như cột trụ bằng vàng có gắn tràng hoa.
36. Ánh sáng hào quang từ cơ thể của vị ấy phát ra khắp các phương ngày và đêm không gián đoạn. Hào quang ấy (có độ dài) là ba do-tuần.
37. Tuổi thọ của bậc Đại Ẩn Sĩ ấy là bảy chục ngàn năm. Trong khi tồn tại đến chừng ấy, vị ấy đă giúp cho nhiều chúng sanh vượt qua.
38. Sau khi đổ cơn mưa đám mây Chánh Pháp và làm cho chúng sanh luôn cả chư thiên được thấm nhuần, vị ấy sau khi đạt đến bản thể an tịnh đă Niết Bàn cùng với các vị Thinh Văn.
39. Ba mươi hai tướng trạng cao quư đă đạt được cùng với các tướng phụ, tất cả đều hoàn toàn biết mất; phải chăng tất cả các hành là trống không?
40. Đức Phật Sikhī, đấng Hiền Triết cao quư, đă Niết Bàn tại tu viện Dussa. Ngôi bảo tháp cao quư dành cho vị ấy đă được dựng lên cao ba do-tuần ở ngay tại nơi ấy.
Lịch sử đức Phật Sikhī là phần thứ hai mươi.
--ooOoo--
21. Lịch Sử Đức Phật Vessabhū
1. Cũng chính trong kiếp Maṇḍa ấy, đấng Lănh Đạo tên Vessabhū ấy, bậc không ai sánh bằng, không người đối thủ, đă hiện khởi ở thế gian.
2. Khi ấy, biết rằng ngọn lửa ái dục đang thiêu đốt thế gian này là căn cứ địa của các ái, vị ấy sau khi cắt đứt sự trói buộc đă đạt đến quả vị Toàn Giác tối thượng, ví như con long tượng (được tự do) sau khi đă giật đứt xích xiềng.[3]
3. Trong khi đấng Lănh Đạo Thế Gian Vessabhū đang chuyển vận bánh xe Chánh Pháp; đă có sự lănh hội lần thứ nhất là của tám mươi ngàn koṭi (tám trăm tỷ) vị.
4. Trong khi đấng Hàng Đầu Thế Gian, bậc Nhân Ngưu, ra đi du hành trong xứ sở, đă có sự lănh hội lần thứ nh́ là của bảy mươi ngàn koṭi (bảy trăm tỷ) vị.
5. Trong khi xua tan tà kiến nghiêm trọng, vị ấy thể hiện thần thông. Nhân loại và chư thiên trong mười ngàn thế giới tính luôn các cơi trời đă hội tụ lại.
6. Sau khi nh́n thấy điều kỳ diệu vĩ đại, phi thường, khiến lông dựng đứng, sáu mươi koṭi (sáu trăm triệu) chư thiên và luôn cả loài người đă được giác ngộ.
7. Bậc Đại Ẩn Sĩ Vessabhū đă có ba lần tụ hội gồm các vị Lậu Tận không c̣n ô nhiễm, có tâm thanh tịnh như thế ấy.
8. Đă có cuộc hội tụ thứ nhất của tám mươi ngàn koṭi vị tỳ khưu. Đă có cuộc hội tụ thứ nh́ của bảy chục ngàn vị tỳ khưu.
9. Đă có cuộc hội tụ thứ ba của sáu chục ngàn vị tỳ khưu chính thức của bậc Đại Ẩn Sĩ là các vị đă qua khỏi các sự hăi sợ như sự già, v.v...
10. Vào lúc bấy giờ, ta là vị Sát-đế-lỵ tên Sudassana. Sau khi thỉnh mời bậc Đại Hùng và đă dâng cúng vật thí vô cùng xứng đáng, ta đă cúng dường đấng Chiến Thắng cùng với hội chúng (tỳ khưu) cơm nước và y phục.
11. Bánh xe tối thắng của đức Phật không ǵ sánh bằng ấy đă được chuyển vận. Sau khi lắng nghe Giáo Pháp tuyệt vời, ta đă thích thú sự xuất gia.
12. Sau khi đă tiến hành cuộc đại thí không ngơi nghỉ đêm ngày, ta đă tiến hành sự xuất gia hội đủ các ưu điểm trong sự chứng minh của đấng Chiến Thắng.
13. Được thành tựu sở hành và đức hạnh, nghiêm túc trong các phận sự và giới hạnh, trong lúc tầm cầu quả vị Toàn Tri, ta được thỏa thích trong Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng.
14. Sau khi đă đạt được niềm tin và sự hoan hỷ, ta đảnh lễ đức Phật, bậc Đạo Sư. Niềm hoan hỷ được sanh lên đến ta có nguyên nhân chính là quả vị giác ngộ.
15. Biết được tâm ư (của ta) không c̣n thối chuyển, đấng Toàn Giác đă nói lên điều này: “Trong ba mươi mốt kiếp tính từ thời điểm này, người này sẽ trở thành vị Phật.
16. Sau khi rời khỏi (thành phố) xinh đẹp tên là Kapila, đức Như Lai ra sức nỗ lực và thực hiện hành động khó thực hành được (khổ hạnh).
17. Sau khi ngồi xuống ở cội cây của những người chăn dê, đức Như Lai nhận lấy món cơm sữa ở tại nơi ấy rồi đi đến Nerañjarā (Ni-liên-thiền).
18. Ở tại bờ sông Nerañjarā, đấng Chiến Thắng ấy thọ thực món cơm sữa rồi đi đến cội cây Bồ Đề bằng đạo lộ cao quư đă được dọn sẵn.
19. Kế đó, sau khi nhiễu quanh khuôn viên của cội Bồ Đề, bậc Vô Thượng, vị có danh tiếng vĩ đại sẽ được giác ngộ ở tại cội cây Assattha.
20. Người mẹ sanh ra vị này sẽ có tên là Māyā. Người cha tên là Suddhodana. Vị này sẽ là Gotama.
21. Kolita và Upatissa không c̣n lậu hoặc, tham ái đă ĺa, có tâm an tịnh và định tĩnh sẽ là (hai vị) Thinh Văn hàng đầu. Vị thị giả tên là Ānanda sẽ phục vụ đấng Chiến Thắng này.
22. Khemā và Uppalavaṇṇā sẽ là (hai vị) nữ Thinh Văn hàng đầu. Cội cây Bồ Đề của đức Thế Tôn ấy được gọi tên là ‘Assattha.’
23. Citta và Haṭṭhāḷavaka sẽ là (hai) nam thí chủ hộ độ hàng đầu. Uttarā và Nandamātā sẽ là (hai) nữ thí chủ hộ độ hàng đầu. Tuổi thọ (vào thời) của vị Gotama có danh tiếng ấy là một trăm năm.”
24. Sau khi nghe được lời nói này của vị Đại Ẩn Sĩ không ai sánh bằng, chư thiên và nhân loại vui mừng (nghĩ rằng): “Vị này là chủng tử mầm mống của chư Phật.”
25. Họ thốt lên những tiếng reo ḥ, vỗ tay, và nở nụ cười. Mười ngàn thế giới luôn cả chư thiên chắp tay cúi lạy (nói rằng):
26. “Nếu chúng tôi thất bại với lời giáo huấn của đấng Lănh Đạo Thế Gian này th́ chúng tôi sẽ đối diện vị kia trong tương lai xa vời.
27. Giống như những người đang băng ngang gịng sông không đạt được bến bờ đối diện, họ vượt qua gịng sông rộng lớn sau khi đạt được bến bờ ở bên dưới.
28. Tương tợ y như thế, nếu tất cả chúng tôi lỡ dịp với đấng Chiến Thắng này th́ chúng tôi sẽ đối diện vị kia trong tương lai xa vời.”
29. Sau khi nghe được lời nói của vị ấy, ta đă tăng thêm niềm tín tâm. Ta đă quyết định sự thực hành tối thắng để làm tṛn đủ sự toàn hảo về mười pháp.
30. Thành phố có tên là Anupama, vị vua ḍng Sát-đế-lỵ tên là Suppatita, người mẹ của bậc Đại Ẩn Sĩ Vessabhū tên là Yasavatī
31. Vị ấy đă sống ở giữa gia đ́nh trong sáu ngàn năm. Có ba ṭa lâu đài tuyệt vời là Ruci, Suruci, và Rativaḍḍhana.
32. Có không dưới ba mươi ngàn phụ nữ được trang điểm. Nữ nhân ấy (người vợ) tên là Sucittā. Con trai tên là Suppabuddha.
33. Sau khi nh́n thấy bốn điều báo hiệu, bậc Tối Thượng Nhân đă ra đi bằng kiệu khiêng và đă thực hành hạnh nỗ lực sáu tháng.
34. Được đấng Phạm Thiên thỉnh cầu, vị Lănh Đạo Thế Gian, đấng Đại Hùng, bậc Tối Thượng Nhân Vessabhū đă chuyển vận bánh xe (Chánh Pháp) cũng ở tại Aruṇa.
35. Soṇa và luôn cả Uttara đă là (hai vị) Thinh Văn hàng đầu. Vị thị giả của bậc Đại Ẩn Sĩ Vessabhū tên là Upasanta.
36. Dāmā và luôn cả Samālā đă là (hai vị) nữ Thinh Văn hàng đầu. Cội cây Bồ Đề của đức Thế Tôn ấy được gọi là “Sālā.”
37. Sotthika và luôn cả Ramma đă là (hai) thí chủ hộ độ hàng đầu. Gotamī và Sirimā đă là (hai) nữ thí chủ hộ độ hàng đầu.
38. Có chiều cao sáu mươi ratana tương đương với cây cột bằng vàng. Hào quang phát ra từ cơ thể giống như là ngọn lửa ở trên ngọn núi vào ban đêm.
39. Tuổi thọ của vị ấy được biết là đến sáu chục ngàn năm. Trong khi tồn tại đến chừng ấy, vị ấy đă giúp cho nhiều chúng sanh vượt qua.
40. Sau khi đă hoằng khai Giáo Pháp, đă phân hạng dân chúng, và đă thiết lập con thuyền Chánh Pháp, vị ấy cùng với các Thinh Văn đă Niết Bàn.
41. Tất cả những người (đức Phật và các vị Thinh Văn), cách sinh hoạt, lề lối oai nghi đáng được chiêm ngưỡng, tất cả đều hoàn toàn biết mất; phải chăng tất cả các hành là trống không?
42. Đấng Chiến Thắng cao quư, bậc Đạo Sư Vessabhū đă Niết Bàn tại tu viện Khema. Đă có sự phân tán xá-lợi từ xứ sở ấy đến khắp các nơi.
Lịch sử đức Phật Vessabhū là phần thứ hai mươi mốt.
--ooOoo--
22. Lịch Sử Đức Phật Kakusandha
1. Sau (đức Phật) Vessabhū, có bậc Toàn Giác, đấng Tối Thượng Nhân tên Kakusandha là vị không thể đo lường, khó thể đạt đến.
2. Sau khi làm tiêu hoại tất cả các sự tái sanh, vị ấy đă đạt đến sự toàn hảo trong các hạnh, đă đạt đến quả vị Toàn Giác tối thượng, tương tợ như con sư tử (đă được tự do) sau khi bẻ găy chiếc lồng giam giữ.
3. Trong khi đấng Lănh Đạo Thế Gian Kakusandha đang chuyển vận bánh xe Chánh Pháp, đă có sự lănh hội lần thứ nhất là của bốn mươi ngàn koṭi (bốn trăm tỷ) vị.
4. Sau khi đă hóa hiện song thông ở không trung trên bầu trời, vị ấy đă giác ngộ ba mươi ngàn koṭi (ba trăm tỷ) chư thiên và nhân loại.
5. Sự lănh hội Giáo Pháp của vị ấy trong lần giảng giải về bốn Chân Lư cho dạ-xoa Naradeva là không thể đếm được theo cách thức tính toán.
6. Đức Thế Tôn Kakusandha đă có một lần tụ hội gồm các bậc Lậu Tận không c̣n ô nhiễm, có tâm thanh tịnh như thế ấy.
7. Khi ấy, đă có cuộc hội tụ của bốn mươi ngàn vị đă đạt đến nền tảng của việc huấn luyện nhờ vào sự diệt tận các nhóm kẻ thù là lậu hoặc.
8. Vào lúc bấy giờ, ta là vị Sát-đế-lỵ tên Khema. Ta đă dâng lên vật thí không nhỏ đến đức Như Lai và những người con trai của đấng Chiến Thắng.
9. Sau khi cúng dường b́nh bát, y phục, thuốc bôi, mật mía, ta đă chuẩn bị tất cả mọi thứ này nọ vô cùng quư giá đă được mong mỏi.
10. Đấng Hiền Triết, bậc Lănh Đạo thế gian Kakusandha ấy, cũng đă chú nguyện cho ta rằng: “Trong kiếp Bhadda này,[4] người này sẽ trở thành vị Phật.”
11. Sau khi rời khỏi (thành phố) xinh đẹp tên là Kapila, đức Như Lai ra sức nỗ lực và thực hiện hành động khó thực hành được (khổ hạnh).
12. Sau khi ngồi xuống ở cội cây của những người chăn dê, đức Như Lai nhận lấy món cơm sữa ở tại nơi ấy rồi đi đến Nerañjarā (Ni-liên-thiền).
13. Ở tại bờ sông Nerañjarā, đấng Chiến Thắng ấy thọ thực món cơm sữa rồi đi đến cội cây Bồ Đề bằng đạo lộ cao quư đă được dọn sẵn.
14. Kế đó, sau khi nhiễu quanh khuôn viên của cội Bồ Đề, bậc Vô Thượng, vị có danh tiếng vĩ đại sẽ được giác ngộ ở tại cội cây Assattha.
15. Người mẹ sanh ra vị này sẽ có tên là Māyā. Người cha tên là Suddhodana. Vị này sẽ là Gotama.
16. Kolita và Upatissa không c̣n lậu hoặc, tham ái đă ĺa, có tâm an tịnh và định tĩnh sẽ là (hai vị) Thinh Văn hàng đầu. Vị thị giả tên là Ānanda sẽ phục vụ đấng Chiến Thắng này.
17. Khemā và Uppalavaṇṇā sẽ là (hai vị) nữ Thinh Văn hàng đầu. Cội cây Bồ Đề của đức Thế Tôn ấy được gọi tên là ‘Assattha.’
18. Citta và Haṭṭhāḷavaka sẽ là (hai) nam thí chủ hộ độ hàng đầu. Uttarā và Nandamātā sẽ là (hai) nữ thí chủ hộ độ hàng đầu. Tuổi thọ (vào thời) của vị Gotama có danh tiếng ấy là một trăm năm.”
19. Sau khi nghe được lời nói này của vị Đại Ẩn Sĩ không ai sánh bằng, chư thiên và nhân loại vui mừng (nghĩ rằng): “Vị này là chủng tử mầm mống của chư Phật.”
20. Họ thốt lên những tiếng reo ḥ, vỗ tay, và nở nụ cười. Mười ngàn thế giới luôn cả chư thiên chắp tay cúi lạy (nói rằng):
21. “Nếu chúng tôi thất bại với lời giáo huấn của đấng Lănh Đạo Thế Gian này th́ chúng tôi sẽ đối diện vị kia trong tương lai xa vời.
22. Giống như những người đang băng ngang gịng sông không đạt được bến bờ đối diện, họ vượt qua gịng sông rộng lớn sau khi đạt được bến bờ ở bên dưới.
23. Tương tợ y như thế, nếu tất cả chúng tôi lỡ dịp với đấng Chiến Thắng này th́ chúng tôi sẽ đối diện vị kia trong tương lai xa vời.”
24. Sau khi nghe được lời nói của vị ấy, ta đă tăng thêm niềm tín tâm. Ta đă quyết định sự thực hành tối thắng để làm tṛn đủ sự toàn hảo về mười pháp.
25. Thành phố có tên là Khemavatī. Khi ấy, ta có tên là Khema. Trong khi tầm cầu quả vị Toàn Tri, ta đă xuất gia trong sự chứng minh của vị ấy.
26. Và vị Bà-la-môn Aggidatta ấy đă là người cha của đức Phật. Người mẹ của bậc Đại Ẩn Sĩ Kakusandha tên là Visākhā.
27. Cư trú tại nơi ấy ở trong thành Khemā, gia tộc vĩ đại của đấng Toàn Giác là ḍng dơi cao quư hạng nhất trong loài người, có danh tiếng vĩ đại.
28. Vị ấy đă sống ở giữa gia đ́nh trong bốn ngàn năm. Có ba ṭa lâu đài tuyệt vời là Ruci, Suruci, và Rativaddhana.
29. Có đầy đủ ba mươi ngàn phụ nữ được trang điểm. Nữ nhân ấy (người vợ) tên là Virocamānā. Con trai tên là Uttara.
30. Sau khi nh́n thấy bốn điều báo hiệu, đấng Chiến Thắng đă ra đi bằng phương tiện xe và đă ra sức nỗ lực tám tháng không thiếu sót.
31. Được đấng Phạm Thiên thỉnh cầu, vị Lănh Đạo Thế Gian, đấng Đại Hùng, bậc Tối Thượng Nhân Kakusandha đă chuyển vận bánh xe (Chánh Pháp) ở tại Migadāya (vườn nai).
32. Vidhura và Sañjīva đă là (hai vị) Thinh Văn hàng đầu. Vị thị giả của bậc Đại Ẩn Sĩ Kakusandha tên là Buddhija.
33. Sāmā và Campā đă là (hai vị) nữ Thinh Văn hàng đầu. Cội cây Bồ Đề của đức Thế Tôn ấy được gọi tên là “Sirasa.”
34. Accuta và Sumana đă là (hai) thí chủ hộ độ hàng đầu. Nandā và luôn cả Sunandā đă là (hai) nữ thí chủ hộ độ hàng đầu.
35. Bậc Đại Hiền Triết cao bốn mươi ratana (10 mét). Hào quang màu hoàng kim phát ra mười do-tuần ở chung quanh.
36. Tuổi thọ của bậc Đại Ẩn Sĩ ấy là bốn chục ngàn năm. Trong khi tồn tại đến chừng ấy, vị ấy đă giúp cho nhiều chúng sanh vượt qua.
37. Sau khi đă phô bày gian hàng Giáo Pháp đến những người nam nữ luôn cả chư thiên, sau khi rống lên như là tiếng rống của loài sư tử, vị ấy đă Niết Bàn cùng với các Thinh Văn.
38. (Đức Phật) đă thành tựu tám chi phần về lời nói,[5] những phẩm chất không bao giờ khiếm khuyết, tất cả đều hoàn toàn biết mất; phải chăng tất cả các hành là trống không?
39. Đấng Chiến Thắng cao quư Kakusandha đă Niết Bàn tại tu viện Khemā. Ngôi bảo tháp cao quư dành cho vị ấy đă vươn lên bầu trời một gāvuta ở ngay tại nơi ấy.
Lịch sử đức Phật Kakusandha là phần thứ hai mươi hai.
--ooOoo--
23. Lịch Sử Đức Phật Koṇāgamana
1. Sau (đức Phật) Kakusandha, có đấng Toàn Giác, bậc Tối Thượng Nhân, đấng Chiến Thắng, vị đứng đầu thế gian, bậc Nhân Ngưu tên là Koṇāgamana.
2. Sau khi làm tṛn đủ mười pháp, vị ấy đă vượt qua băi sa mạc (luân hồi). Sau khi tẩy rửa mọi điều nhơ bẩn, vị ấy đă đạt đến quả vị Toàn Giác tối thượng.
3. Trong khi vị Lănh Đạo Koṇāgamana đang chuyển vận bánh xe Chánh Pháp, đă có sự lănh hội lần thứ nhất là của ba mươi ngàn koṭi (ba trăm tỷ) vị.
4. Và trong khi thể hiện thần thông trừ diệt các học thuyết khác, đă có sự lănh hội lần thứ nh́ là của hai mươi ngàn koṭi (hai trăm tỷ) vị.
5. Kế đến, sau khi thể hiện sự biến hóa (thần thông), đấng Chiến Thắng đă đi đến thành phố của chư thiên. Tại nơi ấy, bậc Toàn Giác đă ngự trên tảng đá là ngai vàng của vị Chúa Trời Sakka.
6. Bậc Hiền Triết ấy an cư mùa mưa (ở cơi trời), trong khi thuyết giảng bảy bộ sách (Vi Diệu Pháp), đă có sự lănh hội lần thứ ba là của mười ngàn koṭi (một trăm tỷ) vị.
7. Vị Thiên Nhân ấy của chư thiên đă có chỉ một lần hội tụ gồm các bậc Lậu Tận không c̣n ô nhiễm, có tâm thanh tịnh như thế ấy.
8. Khi ấy, đă có cuộc hội tụ của ba mươi ngàn vị tỳ khưu đă vượt qua khỏi gịng nước lũ và đă làm tiêu tán sự tử vong.
9. Vào lúc bấy giờ, ta là vị Sát-đế-lỵ tên Pabbata hội đủ các thân hữu và quan viên, có binh lực và xe cộ không phải là ít.
10. Sau khi đă đi đến diện kiến đấng Toàn Giác và lắng nghe Giáo Pháp tối thượng, ta đă thỉnh mời hội chúng cùng với đấng Chiến Thắng và đă dâng cúng vật thí theo như ước muốn.
11. Ta đă cúng dường bậc Đạo Sư và các vị Thinh Văn vải xứ Pattuṇṇa, vải Trung Quốc, tơ lụa xứ Kāsī, cùng với mền len, và luôn cả đôi dép bằng vàng nữa.
12. Bậc Hiền Triết ấy, ngồi giữa hội chúng, cũng đă chú nguyện cho ta rằng: “Trong kiếp Bhadda này, người này sẽ trở thành vị Phật.
13. Sau khi rời khỏi (thành phố) xinh đẹp tên là Kapila, đức Như Lai ra sức nỗ lực và thực hiện hành động khó thực hành được (khổ hạnh).
14. Sau khi ngồi xuống ở cội cây của những người chăn dê, đức Như Lai nhận lấy món cơm sữa ở tại nơi ấy rồi đi đến Nerañjarā (Ni-liên-thiền).
15. Ở tại bờ sông Nerañjarā, đấng Chiến Thắng ấy thọ thực món cơm sữa rồi đi đến cội cây Bồ Đề bằng đạo lộ cao quư đă được dọn sẵn.
16. Kế đó, sau khi nhiễu quanh khuôn viên của cội Bồ Đề, bậc Vô Thượng, vị có danh tiếng vĩ đại sẽ được giác ngộ ở tại cội cây Assattha.
17. Người mẹ sanh ra vị này sẽ có tên là Māyā. Người cha tên là Suddhodana. Vị này sẽ là Gotama.
18. Kolita và Upatissa không c̣n lậu hoặc, tham ái đă ĺa, có tâm an tịnh và định tĩnh sẽ là (hai vị) Thinh Văn hàng đầu. Vị thị giả tên là Ānanda sẽ phục vụ đấng Chiến Thắng này.
19. Khemā và Uppalavaṇṇā không c̣n lậu hoặc, tham ái đă ĺa, có tâm an tịnh và định tĩnh sẽ là (hai vị) nữ Thinh Văn hàng đầu. Cội cây Bồ Đề của đức Thế Tôn ấy được gọi tên là ‘Assattha.’
20. Citta và Haṭṭhāḷavaka sẽ là (hai) nam thí chủ hộ độ hàng đầu. Uttarā và Nandamātā sẽ là (hai) nữ thí chủ hộ độ hàng đầu. Tuổi thọ (vào thời) của vị Gotama có danh tiếng ấy là một trăm năm.”
21. Sau khi nghe được lời nói này của vị Đại Ẩn Sĩ không ai sánh bằng, chư thiên và nhân loại vui mừng (nghĩ rằng): “Vị này là chủng tử mầm mống của chư Phật.”
22. Họ thốt lên những tiếng reo ḥ, vỗ tay, và nở nụ cười. Mười ngàn thế giới luôn cả chư thiên chắp tay cúi lạy (nói rằng):
23. “Nếu chúng tôi thất bại với lời giáo huấn của đấng Lănh Đạo Thế Gian này th́ chúng tôi sẽ đối diện vị kia trong tương lai xa vời.
24. Giống như những người đang băng ngang gịng sông không đạt được bến bờ đối diện, họ vượt qua gịng sông rộng lớn sau khi đạt được bến bờ ở bên dưới.
25. Tương tợ y như thế, nếu tất cả chúng tôi lỡ dịp với đấng Chiến Thắng này th́ chúng tôi sẽ đối diện vị kia trong tương lai xa vời.”
26. Sau khi nghe được lời nói của vị ấy, ta đă tăng thêm niềm tín tâm. Ta đă quyết định sự thực hành tối thắng để làm tṛn đủ sự toàn hảo về mười pháp.
27. Trong khi tầm cầu quả vị Toàn Tri, ta đă cúng dường vật thí đến đấng Tối Thượng Nhân. Sau khi từ bỏ vương quốc rộng lớn, ta đă xuất gia trong sự chứng minh của vị ấy.
28. Thành phố có tên là Sobhavatī, vị vua ḍng Sát-đế-lỵ tên là Sobha. Tại nơi ấy, gia tộc vĩ đại của đấng Toàn Giác cư ngụ ở trong thành phố.
29. Và vị Bà-la-môn Yaññadatta ấy đă là người cha của đức Phật. Người mẹ của bậc Đạo Sư Koṇāgamana tên là Uttarā.
30. Vị ấy đă sống ở giữa gia đ́nh trong ba ngàn năm. Có ba ṭa lâu đài tuyệt vời là Tusita, Santusita, và Santuṭṭha.
31. Có không dưới mười sáu ngàn phụ nữ được trang điểm. Nữ nhân ấy (người vợ) tên là Rucigattā. Con trai tên là Satthavāha.
32. Sau khi nh́n thấy bốn điều báo hiệu, bậc Tối Thượng Nhân đă ra đi bằng phương tiện voi và đă thực hành hạnh nỗ lực sáu tháng.
33. Được đấng Phạm Thiên thỉnh cầu, vị Lănh Đạo, đấng Đại Hùng, bậc Tối Thượng Nhân tên Koṇāgamana đă chuyển vận bánh xe (Chánh Pháp) ở tại Migadāya (vườn nai).
34. Bhiyyasa và Uttara đă là (hai vị) Thinh Văn hàng đầu. Vị thị giả của bậc có danh tiếng Koṇāgamana tên là Sotthija.
35. Samuddā và Uttarā đă là (hai vị) nữ Thinh Văn hàng đầu. Cội cây Bồ Đề của đức Thế Tôn ấy được gọi là “Udumbara.”
36. Ugga và Somadeva đă là (hai) thí chủ hộ độ hàng đầu. Sīvalā và luôn cả Sāmā đă là (hai) nữ thí chủ hộ độ hàng đầu.
37. Đức Phật ấy đạt đến chiều cao ba mươi cánh tay (15 mét). Tương tợ như chiếc ṿng vàng ở trong ḷ lửa của thợ rèn, vị ấy đă rực rỡ với các hào quang như thế ấy.
38. Tuổi thọ được biết là đến ba chục ngàn năm. Trong khi tồn tại đến chừng ấy, vị ấy đă giúp cho nhiều chúng sanh vượt qua.
39. Sau khi giương cao ngôi bảo tháp Chánh Pháp được tô điểm với những biểu ngữ về Chánh Pháp, vị ấy đă kết thành chùm hoa Chánh Pháp rồi đă Niết Bàn cùng với các Thinh Văn.
40. Môn đồ của vị ấy có thần lực vĩ đại, có sự giảng giải Giáo Pháp huy hoàng, tất cả đều hoàn toàn biết mất; phải chăng tất cả các hành là trống không?
41. Đấng Toàn Giác Koṇāgamana đă Niết Bàn tại tu viện Pabbata. Đă có sự phân tán xá-lợi từ xứ sở ấy đến khắp các nơi.
Lịch sử đức Phật Koṇāgamana là phần thứ hai mươi ba.
--ooOoo--
24. Lịch Sử Đức Phật Kassapa
1. Sau (đức Phật) Koṇāgamana, có bậc Toàn Giác, đấng Tối Thượng Nhân tên Kassapa là vị Pháp Vương tỏa sáng hào quang.
2. Vị ấy sau khi biếu tặng vật thí là tài sản gia đ́nh đă được xả bỏ và nhiều cơm ăn nước uống đến những người ăn xin và làm tṛn đủ tâm ư, vị ấy đă đạt đến quả vị Toàn Giác tối thượng, ví như con ḅ mộng đă (được tự do sau khi) phá vỡ chuồng trại.
3. Trong khi đấng Lănh Đạo Thế Gian Kassapa đang chuyển vận bánh xe Chánh Pháp, đă có sự lănh hội lần thứ nhất là của hai mươi ngàn koṭi (hai trăm tỷ) vị.
4. Vào lúc đức Phật đi du hành ở thế gian trong bốn tháng, đă có sự lănh hội lần thứ nh́ là của mười ngàn koṭi (một trăm tỷ) vị.
5. Sau khi đă thể hiện sự biến hóa song thông, vị ấy đă giảng giải về bản thể của trí tuệ; đă có sự lănh hội lần thứ ba là của năm ngàn koṭi (năm mươi tỷ) vị.
6. Ở tại thành phố của chư thiên Sudhammā xinh xắn, đấng Chiến Thắng đă giảng giải Giáo Pháp ở tại nơi ấy và đă giác ngộ ba ngàn koṭi (ba mươi tỷ) chư thiên.
7. Trong lần thuyết giảng Giáo Pháp khác cho dạ-xoa Naradeva, sự lănh hội của những người ấy là không thể đếm được theo cách thức tính toán.
8. Vị Thiên Nhân ấy của chư thiên đă có chỉ một lần hội tụ gồm các bậc Lậu Tận không c̣n ô nhiễm, có tâm thanh tịnh như thế ấy.
9. Khi ấy, đă có cuộc hội tụ của hai mươi ngàn vị tỳ khưu là những vị đă vượt qua tham ái bằng sự hổ thẹn (tội lỗi) và giới hạnh như thế ấy.
10. Vào lúc bấy giờ, ta là thanh niên Bà-la-môn nổi tiếng với tên Jotipāla, là người tŕ tụng, nắm vững chú thuật, thành thạo ba bộ Vệ Đà.
11. Ta đă đạt đến sự toàn hảo về khoa tướng mạo, về truyền thuyết, và về các phận sự chánh yếu, là vị rành rẽ về trời đất, có trí tuệ đă được hoàn tất, thuần thục.
12. Vị hộ độ của đức Thế Tôn Kassapa tên Ghaṭikāra (thợ làm đồ gốm), là người có sự tôn kính, có sự vâng lời, đă đạt Niết Bàn trong quả vị thứ ba (Bất Lai).
13. Ghaṭikāra đă đưa ta đi đến gặp đấng Chiến Thắng Kassapa. Sau khi lắng nghe Giáo Pháp của vị ấy, ta đă xuất gia trong sự chứng minh của vị ấy.
14. Sau khi đă khởi sự tinh cần và là người thông thạo trong các phận sự lớn nhỏ, ta không bỏ sót bất cứ điều ǵ và làm tṛn đủ Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng.
15. Cho đến những ǵ đă được đức Phật nói lên tức là Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng gồm chín thể loại, sau khi học tập toàn bộ ta đă làm rạng rỡ Giáo Pháp của đấng Chiến Thắng.
16. Sau khi nh́n thấy điều kỳ diệu ở nơi ta, đức Phật ấy cũng đă chú nguyện rằng: “Trong kiếp Bhadda này, người này sẽ trở thành vị Phật.
17. Sau khi rời khỏi (thành phố) xinh đẹp tên là Kapila, đức Như Lai ra sức nỗ lực và thực hiện hành động khó thực hành được (khổ hạnh).
18. Sau khi ngồi xuống ở cội cây của những người chăn dê, đức Như Lai nhận lấy món cơm sữa ở tại nơi ấy rồi đi đến Nerañjarā (Ni-liên-thiền).
19. Ở tại bờ sông Nerañjarā, (đức Như Lai) thọ thực món cơm sữa rồi đi đến cội cây Bồ Đề bằng đạo lộ cao quư đă được dọn sẵn.
20. Kế đó, sau khi nhiễu quanh khuôn viên của cội Bồ Đề, bậc Vô Thượng Nhân, vị có danh tiếng vĩ đại, sẽ ngồi xuống vào tư thế kiết già và sẽ được giác ngộ ở chỗ ngồi giác ngộ tối thắng trong vị thế bất bại.
21. Người mẹ sanh ra vị này sẽ có tên là Māyā. Người cha tên là Suddhodana. Vị này sẽ là Gotama.
22. Kolita và Upatissa không c̣n lậu hoặc, tham ái đă ĺa, có tâm an tịnh và định tĩnh sẽ là (hai vị) Thinh Văn hàng đầu. Vị thị giả tên là Ānanda sẽ phục vụ đấng Chiến Thắng này.
23. Khemā và Uppalavaṇṇā không c̣n lậu hoặc, tham ái đă ĺa, có tâm an tịnh và định tĩnh sẽ là (hai vị) nữ Thinh Văn hàng đầu. Cội cây Bồ Đề của đức Thế Tôn ấy được gọi tên là ‘Assattha.’
24. Citta và Haṭṭhāḷavaka sẽ là (hai) nam thí chủ hộ độ hàng đầu. Uttarā và Nandamātā sẽ là (hai) nữ thí chủ hộ độ hàng đầu. Tuổi thọ (vào thời) của vị Gotama có danh tiếng ấy là một trăm năm.”
25. Sau khi nghe được lời nói này của vị Đại Ẩn Sĩ không ai sánh bằng, chư thiên và nhân loại vui mừng (nghĩ rằng): “Vị này là chủng tử mầm mống của chư Phật.”
26. Họ thốt lên những tiếng reo ḥ, vỗ tay, và nở nụ cười. Mười ngàn thế giới luôn cả chư thiên chắp tay cúi lạy (nói rằng):
27. “Nếu chúng tôi thất bại với lời giáo huấn của đấng Lănh Đạo Thế Gian này th́ chúng tôi sẽ đối diện vị kia trong tương lai xa vời.
28. Giống như những người đang băng ngang gịng sông không đạt được bến bờ đối diện, họ vượt qua gịng sông rộng lớn sau khi đạt được bến bờ ở bên dưới.
29. Tương tợ y như thế, nếu tất cả chúng tôi lỡ dịp với đấng Chiến Thắng này th́ chúng tôi sẽ đối diện vị kia trong tương lai xa vời.”
30. Sau khi nghe được lời nói của vị ấy, ta đă tăng thêm niềm tín tâm. Ta đă quyết định sự thực hành tối thắng để làm tṛn đủ sự toàn hảo về mười pháp.
31. Như thế, sau khi đă trôi nổi (luân hồi) và trong khi tránh xa điều sai trái, ta có điều khó thực hành được đă được thực hành, và nguyên nhân chính là v́ quả vị Giác Ngộ của ta.
32. Thành phố có tên là Bārāṇasī, vị vua ḍng Sát-đế-lỵ tên là Kikī. Tại nơi ấy, gia tộc vĩ đại của đấng Toàn Giác cư ngụ ở trong thành phố.
33. Và vị Bà-la-môn Brahmadatta ấy đă là người cha của đức Phật. Người mẹ của bậc Đại Ẩn Sĩ Kassapa tên là Dhanavatī.
34. Vị ấy đă sống ở giữa gia đ́nh hai ngàn năm. Có ba ṭa lâu đài tuyệt vời là Haṃsa, Yasa, và Sirinanda.
35. Có ba lần mười sáu ngàn (bốn mươi tám ngàn) phụ nữ được trang điểm. Nữ nhân ấy (người vợ) tên là Sunandā. Con trai tên là Vijitasena.
36. Sau khi nh́n thấy bốn điều báo hiệu, bậc Tối Thượng Nhân đă ra đi bằng ṭa lâu đài và đă thực hành hạnh nỗ lực bảy ngày.
37. Được đấng Phạm Thiên thỉnh cầu, vị Lănh Đạo Thế Gian, đấng Đại Hùng, bậc Tối Thượng Nhân Kassapa đă chuyển vận bánh xe (Chánh Pháp) ở tại Migadāya (vườn nai).
38. Tissa và Bhāradvāja đă là (hai vị) Thinh Văn hàng đầu. Vị thị giả của bậc Đại Ẩn Sĩ Kassapa tên là Sabbamitta.
39. Anulā và Uruvelā đă là (hai vị) nữ Thinh Văn hàng đầu. Cội cây Bồ Đề của đức Thế Tôn ấy được gọi là “Nigrodha.”
40. Sumaṅgala và Ghaṭīkāra đă là (hai) thí chủ hộ độ hàng đầu. Vijitasenā và Bhaddā đă là (hai) nữ thí chủ hộ độ hàng đầu.
41. Đạt đến chiều cao hai mươi ratana (5 mét), đức Phật ấy tương tợ như lằn tia chớp ở trên bầu trời, như là mặt trăng được tṛn đầy bởi quầng ánh sáng.
42. Tuổi thọ của bậc Đại Ẩn Sĩ ấy là hai chục ngàn năm. Trong khi tồn tại đến chừng ấy, vị ấy đă giúp cho nhiều chúng sanh vượt qua.
43. Sau khi đă tạo ra hồ nước Chánh Pháp, đă ban hành dầu thơm giới (đức), đă mặc vào tấm vải Chánh Pháp, đă phân phối tràng hoa Chánh Pháp,[6]
44. sau khi đă thiết lập cho đại chúng tấm gương Giáo Pháp không tỳ vết, (vị ấy đă nói rằng): “Những ai mong mỏi Niết Bàn, hăy nh́n vào vật trang sức của ta.”
45. Sau khi đă ban cho tấm áo giáp là Giới có tấm da chắn bảo vệ là Thiền phủ lên, sau khi đă trùm lên tấm da Giáo Pháp (là Niệm và Tỉnh Giác), sau khi đă ban cho tấm chiến bào tối thắng (là Tứ Chánh Cần).
46. Sau khi đă ban cho tấm mộc che là Niệm, cây thương là Trí Tuệ sắc bén, sau khi đă ban cho cây gươm cao quư là Giáo Pháp và Giới nhằm mục đích trừ diệt sự gắn liền (với các phiền năo).
47. Sau khi đă ban cho vật tô điểm là ba Minh, ṿng nguyệt quế là bốn Quả Vị, sau khi đă ban cho vật trang sức là sáu Thắng Trí và tràng hoa Giáo Pháp (là chín Pháp Siêu Thế).
48. Sau khi đă ban cho chiếc lọng trắng Diệu Pháp ngăn chặn các điều sai trái, sau khi làm hiện ra bông hoa Vô Úy, vị ấy đă Niết Bàn cùng với các Thinh Văn.
49. Chính vị này là bậc Chánh Đẳng Chánh Giác không thể đo lường, khó thể đạt đến. Đây chính là Pháp Bảo đă khéo được thuyết giảng, hăy đến và thấy.
50. Đây chính là Tăng Bảo đă thực hành đúng đắn và vô thượng; tất cả đều hoàn toàn biết mất; phải chăng tất cả các hành là trống không?
51. Bậc Đạo Sư, đấng Chiến Thắng cao quư Mahākassapa, đă Niết Bàn tại tu viện Setavyā. Ngôi bảo tháp của đấng Chiến Thắng dành cho vị ấy đă được dựng lên có chiều cao một do-tuần ở ngay tại nơi ấy.
Lịch sử đức Phật Kassapa là phần thứ hai mươi bốn.
--ooOoo--
25. Lịch Sử Đức Phật Gotama
1. Sau khi ra sức nỗ lực, ta đă đạt được quả vị Toàn Giác tối thượng trở thành đấng Toàn Giác Gotama trong thời hiện tại và là sự vinh hiển của ḍng họ Sākya (Thích Ca).
2. Được đấng Phạm Thiên thỉnh cầu, ta đă chuyển vận bánh xe Chánh Pháp. Đă có sự lănh hội lần thứ nhất là của mười tám koṭi (một trăm tám chục triệu) vị.
3. Sau đó vào dịp khác, trong khi đang thuyết giảng ở cuộc tụ hội của loài người và chư thiên, đă có sự lănh hội lần thứ nh́ là không thể nói được bằng cách tính đếm.
4. Trong thời hiện tại, ta đă giáo giới người con trai của ta ngay ở nơi đây; đă có sự lănh hội lần thứ ba là không thể nói được bằng cách tính đếm.
5. Ta đă có một lần tụ hội gồm các vị Thinh Văn đại ẩn sĩ. Đă có cuộc hội tụ của một ngàn hai trăm năm chục vị tỳ khưu.
6. Sáng chói không ô nhiễm ở giữa hội chúng tỳ khưu, ta đă ban phát tất cả các điều đă được mong mỏi,[7] tương tợ như ngọc ma-ni ban cho mọi điều ước muốn.
7. V́ ḷng thương thưởng chúng sanh, ta đă giảng giải bốn Chân Lư đến những người tầm cầu sự dứt bỏ ḷng mong muốn tái sanh và đang ước ao (Thánh) Quả.
8. Đă có sự lănh hội Giáo Pháp của chục ngàn, hai chục ngàn. Sự lănh hội của một hoặc hai người là không thể đếm được theo cách thức tính toán.
9. Ở đây, giáo lư của ta, của đấng Hiền Triết ḍng Sākya, là khéo được thanh lọc, phổ biến đến nhiều người, có kết quả, phong phú, đă được nở rộ bông hoa.
10. Hàng trăm vị tỳ khưu, không c̣n lậu hoặc, tham ái đă ĺa, có tâm thanh tịnh, định tĩnh; tất cả luôn quây quần xung quanh ta.
11. Giờ đây trong thời hiện tại, những vị nào buông bỏ sự tái sanh trong cơi người (nhưng) tâm ư chưa đạt,[8] (c̣n) là các bậc Hữu Học, những vị tỳ khưu ấy bị bậc trí chê trách.
12. Những người ca ngợi đạo lộ của các bậc Thánh Nhân, luôn luôn thỏa thích trong Giáo Pháp, có niệm, là những người sẽ được giác ngộ dầu c̣n bị xuôi gịng chảy luân hồi.
13. Thành phố của ta là Kapilavatthu, người cha là đức vua Suddhodana, người mẹ sanh ra ta gọi là “Hoàng Hậu Māyā.”
14. Ta đă sống đời sống gia đ́nh trong hai mươi chín năm. Có ba ṭa lâu đài tuyệt vời là Ramma, Suramma, Subhaka.
15. Có bốn mươi ngàn phụ nữ được trang điểm. Nữ nhân ấy (người vợ) tên là Bhaddakaccānā. Con trai tên là Rāhula.
16. Sau khi nh́n thấy bốn điều báo hiệu, Ta đă ra đi bằng phương tiện ngựa và đă thực hành hạnh nỗ lực trong sáu năm là việc khó thực hành được.
17. Ta là bậc Toàn Giác Gotama, đấng Chiến Chắng, đă chuyển vận bánh xe (Chánh Pháp) tại Isipatana, thành Bārāṇasī, và là nơi nương nhờ của tất cả chúng sanh.
18. Hai vị tỳ khưu Kolita và Upatissa là (hai vị) Thinh Văn hàng đầu. Vị thị giả tên là Ānanda luôn hiện diện bên cạnh ta.
19. Tỳ khưu ni Khemā và Uppalavaṇṇā là (hai vị) nữ Thinh Văn hàng đầu. Citta và Haṭṭhāḷavaka là (hai) nam cư sĩ thí chủ hộ độ hàng đầu.
20. Nandamātā và Uttarā là (hai) nữ cư sĩ thí chủ hộ độ hàng đầu. Ta đă đạt đến quả vị Toàn Giác tối thượng ở cội cây Assattha.
21. Ánh sáng hào quang của ta luôn luôn vươn cao mười sáu cánh tay (8 mét). Vào thời hiện tại của ta lúc bấy giờ, tuổi thọ được biết là ít ỏi (chỉ) một trăm năm. Trong khi tồn tại đến chừng ấy, ta đă giúp cho nhiều chúng sanh vượt qua.
22. Sau khi thiết lập ngọn đuốc Chánh Pháp và sự giác ngộ cho chúng sanh sau này, cũng chẳng bao lâu nữa ta cùng với hội chúng Thinh Văn sẽ Viên Tịch Niết Bàn ở ngay tại nơi này, như là ngọn lửa cạn nguồn nhiên liệu.
23. Các oai lực vô song ấy,[9] mười lực và các thần thông này, và đây là cơ thể chứa đựng các đức hạnh được tô điểm với ba hai tướng trạng cao quư.
24. Sau khi chiếu sáng khắp mười phương tợ như mặt trời với các hào quang sáu loại, tất cả sẽ hoàn toàn biết mất; phải chăng tất cả các hành là trống không?
Lịch sử đức Phật Gotama là phần thứ hai mươi lăm.
--ooOoo--
26. Chương Tổng Hợp về Chư Phật
1. Vô lượng kiếp trước đây, đă có bốn bậc Hướng Đạo là Taṇhaṅkara, Medhaṅkara, cùng với Saraṇaṅkara, và đấng Toàn Giác Dīpaṅkara. Các đấng Chiến Thắng ấy là thuộc về chung một kiếp.
2. Sau (đức Phật) Dīpaṅkara, có bậc Lănh Đạo tên là Koṇḍañña. Chỉ một ḿnh trong một kiếp, vị ấy đă giúp cho nhiều chúng sanh vượt qua.
3. (Số lượng) các kiếp ở vào khoảng giữa của hai vị này, (tức là) đức Thế Tôn Dīpaṅkara và đấng Đạo Sư Koṇḍañña, là không thể đếm được theo cách thức tính toán.
4. Sau (đức Phật) Koṇḍañña, có bậc Lănh Đạo tên là Maṅgala. (Số lượng) các kiếp ở vào khoảng giữa của hai vị này cũng là không thể đếm được theo cách thức tính toán.
5. Maṅgala, Sumana, Revata, và bậc Hiền Triết Sobhita, các đức Phật, các bậc Hữu Nhăn, các đấng Quanh Minh ấy cũng ở vào một kiếp.
6. Sau (đức Phật) Sobhita là vị Anomadassī có danh tiếng vĩ đại. (Số lượng) các kiếp ở vào khoảng giữa của hai vị ấy cũng là không thể đếm được theo cách thức tính toán.
7. Anomadassī, Paduma, luôn cả bậc Lănh Đạo Nārada, các đức Phật, các đấng chấm dứt bóng đêm, các bậc Hiền Triết ấy cũng ở vào một kiếp.
8. Sau (đức Phật) Nārada, có bậc Lănh Đạo tên là Padumuttara. Được sanh lên (riêng biệt) trong một kiếp, vị ấy đă giúp cho nhiều chúng sanh vượt qua.
9. (Số lượng) các kiếp ở vào khoảng giữa của hai vị ấy, (tức là) đức Thế Tôn Nārada và đấng Đạo Sư Padumuttara, cũng là không thể đếm được theo cách thức tính toán.
10. Một trăm ngàn kiếp (trước đây) đă có một bậc Đại Hiền Triết, đấng Hiểu Biết Thế Gian Padumuttara, là vị thọ lănh các vật cúng dường.
11. Ba chục ngàn kiếp sau (đức Phật) Padumuttara, đă có hai bậc Hướng Đạo là Sumedha và Sujāta.
12. Mười tám trăm (một ngàn tám trăm) kiếp (trước đây), vào sau (thời đức Phật) Sujāta, đă có ba bậc Hướng Đạo là các bậc Lănh Đạo Piyadassī, Atthadassī, và Dhammadassī; (các vị ấy) là các bậc Toàn Giác, là các đấng Tối Thượng Nhân.
13. Chín mươi bốn kiếp trước đây, đă có một bậc Đại Hiền Triết. Vị ấy là đấng Hiểu Biết Thế Gian Siddhattha, sâu sắc, và vô thượng.
14. Chín mươi hai kiếp trước đây, đă có hai bậc Hướng Đạo. Tissa và đấng Toàn Giác Phussa là không kẻ sánh bằng, không người đối thủ.
15. Chín mươi mốt kiếp trước đây, (đă có) đấng Lănh Đạo tên là Vipassī. Đức Phật ấy cũng là đấng Bi Mẫn đă giải thoát chúng sanh khỏi sự trói buộc.
16. Ba mươi mốt kiếp trước đây, đă có hai bậc Hướng Đạo. Sikhī và luôn cả Vessabhū là không kẻ sánh bằng, không người đối thủ.
17. Trong kiếp Bhadda này đă có ba bậc Hướng Đạo là Kakusandha, Koṇāgamana, và luôn cả vị Lănh Đạo Kassapa. Hiện nay, ta là đấng Toàn Giác và cũng sẽ có vị Metteyya nữa.
18. Cả năm vị Phật này là các bậc thông thái và là những vị có ḷng thương xót thế gian. Sau khi chỉ ra Đạo Lộ ấy của các đấng Pháp Vương này cho vô số koṭi người khác, các vị ấy đă Niết Bàn cùng với các vị Thinh Văn.[10]
Dứt Chương Tổng Hợp về Chư Phật.
--ooOoo--
Giảng Giải về Việc Phân Chia Xá-Lợi
1. Đấng Chiến Thắng cao quư Gotama vĩ đại đă Niết Bàn tại Kusinārā. Đă có sự phân tán xá-lợi từ xứ sở ấy đến khắp các nơi.
2. Một phần thuộc về (đức vua) Ajātasattu. Một phần ở thành Vesālī. Một phần ở thành Kapilavatthu. Và một phần dành cho người dân ở Allakappa.
3. Và một phần ở Rāmagāma. Và một phần dành cho người dân ở Veṭṭhadīpa. Một phần dành cho người dân Malla ở Pāvā. Và một phần dành cho người dân ở Kusinārā.
4. Bà-la-môn tên Doṇa đă xây dựng ngôi bảo tháp cho b́nh đựng (xá-lợi). Những người Moriya với tâm tư hớn hở đă xây dựng ngôi bảo tháp thờ tro.
5. Chính vào thời ấy, có tám ngôi bảo tháp (thờ) xá-lợi, ngôi bảo tháp của b́nh đựng (xá-lợi) là thứ chín, ngôi bảo tháp thờ tro là thứ mười đă được thiết lập.
6. Một chiếc răng nanh ở thành phố của cơi trời Ba Mươi, một ở Long Cung, một ở lănh địa Gandhāra, một thuộc về đức vua xứ Kaliṅga.[11]
7. Chư thiên theo tuần tự của mỗi một thế giới đă mang đi bốn mươi chiếc răng bằng nhau và toàn bộ tóc lông.
8. B́nh bát, cây gậy, và y của đức Thế Tôn là ở Madhurā. Y nội là ở Kusaghara. Tấm trải nằm là ở (thành) Kapila.
9. B́nh đựng nước, dây thắt lưng là ở thành Pāṭaliputta. Vải lọc nước là ở Campā. Và sợi lông giữa hai lông mày là ở Kosala.
10. Y ca-sa là ở cơi Phạm Thiên. Vải che đầu là ở thành phố của cơi trời Ba Mươi. Dấu chân ở Pāsāṇaka là nhất hạng và cũng là dấu chân không bị hư hoại. Khi ấy, tấm lót ngồi, tấm trải nằm là ở vương quốc Avantipura.
11. Và cái bật lửa là ở Mithilā. Đồ lọc nước là ở Videha. Khi ấy, dao cạo và luôn cả hộp đựng kim là ở thành phố Indapatta.
12. Khi ấy, dân chúng ở vùng ven của xứ sở đă bảo quản các vật dụng thiết yếu c̣n lại đă được sử dụng bởi bậc Hiền Triết.
13. Khi ấy, tài liệu cổ (porāṇikaṃ) đă nói rằng: “V́ ḷng thương tưởng chúng sanh, đă có sự phân tán xá-lợi của bậc Đại Ẩn Sĩ Gotama.”
Dứt Phần Giảng Giải về Việc Phân Chia Xá-Lợi.
Phật Sử được chấm dứt.
--ooOoo--
[1] Là hoàng tử Khaṇḍa người em trai cùng cha khác mẹ và Tissa con trai của viên quan tế tự. Hai người này đă trở thành hai vị Thinh Văn hàng đầu của vị Phật này, BvA. 237. [2] puṇḍarīka là cây xoài trắng (setambarukkha), BvA. 247. [3] Dịch theo lời giải thích của Chú Giải, BvA. 249. [4] Kiếp Bhadda (bhaddakappa) có năm vị Phật sanh lên. Chúng ta đang ở vào kiếp Bhadda gồm có bốn vị Phật đă sanh lên là Kakusandha, Koṇāgamana, Kassapa, Gotama (Phật Thích Ca). Vị Phật sẽ sanh lên trong thời vị lai là Metteyya, BvA. 252. [5] Tám chi phần về lời nói là: lưu loát, dễ hiểu, dịu ngọt, nghe rơ ràng, sung măn, phân minh, thâm sâu và vang động (Kinh Xa-ni-sa, Trường Bộ Kinh II, lời Việt của HT. Minh Châu). [6] Hồ nước ví như Pháp Học, dầu thơm là Tứ Thanh Tịnh Giới, tấm vải là hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi, tràng hoa là ba mươi bảy Pháp đưa đến Giác Ngộ, BvA. 269. [7] Nghĩa là sự an lạc các loại thuộc về thế gian và siêu thế, BvA. 293. [8] Chưa đạt được quả vị A-la-hán, BvA. 293. [9] Ám chỉ hai vị Thinh Văn hàng đầu Sārīputta và Moggallāna (Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên), BvA. 295. [10] Thứ tự của 28 vị Phật sắp xếp theo các kappa (kiếp) được tŕnh bày như sau: Sāramaṇḍa-kappa: Có bốn vị Phật là Taṇhaṅkara, Medhaṅkara, Sara-ṇaṅkara, và Dīpaṅkara Sāra-kappa: Một vị Phật là Koṇḍañña Sāramaṇḍa-kappa: Bốn vị Phật là Maṅgala, Sumana, Revata, Sobhita Vara-kappa: Ba vị Phật là Anomadassī, Paduma, Nārada Sāra-kappa: Một vị Phật là Padumuttara Maṇḍa-kappa: Hai vị Phật là Sumedha, Sujāta Vara-kappa: Ba vị Phật là Piyadassī, Atthadassī, Dhammadassī Sāra-kappa: Một vị Phật là Siddhattha Maṇḍa-kappa: Hai vị Phật là Tissa, Phussa Sāra-kappa: Một vị Phật là Vipassī Maṇḍa-kappa: Hai vị Phật là Sikhī, Vessabhū Bhadda-kappa: Năm vị Phật là Kakusandha, Koṇāgamana, Kassapa, Gotama, và đức Phật Metteyya vào thời vị lai. [11] Như vậy là bốn chiếc răng nanh, hai ở hàm trên hai ở hàm dưới (ND).
|
|||