Trang Chính

Trang Các Bản Dịch Mới

Font VU-Times

 

TAM TẠNG PĀLI - VIỆT tập 09

 

TẬP YẾU tập II

ẤN BẢN 2013

Người Dịch: Tỳ khưu Indacanda

(Đọc với font VU- Times và Acrobat Reader)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CÁC CÂU HỎI VỀ BỘ HỢP PHẦN[1]

 

 

1. Tôi sẽ hỏi về sự tu lên bậc trên với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? - Tôi sẽ trả lời về sự tu lên bậc trên với phần mở đầu và phần trình bày. Có hai loại tội[2] (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

 

2. Tôi sẽ hỏi về chương Uposatha với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? - Tôi sẽ trả lời về chương Uposatha với phần mở đầu và phần trình bày. Có ba loại tội[3] (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

 

3. Tôi sẽ hỏi về chương Vào Mùa Mưa với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? - Tôi sẽ trả lời về chương Vào Mùa Mưa với phần mở đầu và phần trình bày. Có một loại tội[4] (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

 

4. Tôi sẽ hỏi về chương Pavāraṇā với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? - Tôi sẽ trả lời về chương Pavāraṇā với phần mở đầu và phần trình bày. Có ba loại tội[5] (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

 

5. Tôi sẽ hỏi về điều liên quan đến chương Da Thú với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? - Tôi sẽ trả lời về điều liên quan đến chương Da Thú với phần mở đầu và phần trình bày. Có ba loại tội[6] (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

 

6. Tôi sẽ hỏi về chương Dược Phẩm với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? - Tôi sẽ trả lời về chương Dược Phẩm với phần mở đầu và phần trình bày. Có ba loại tội[7] (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

 

7. Tôi sẽ hỏi về chương Kaṭhina với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? - Tôi sẽ trả lời về chương Kaṭhina với phần mở đầu và phần trình bày. Ở đó không có loại tội nào (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

 

8. Tôi sẽ hỏi về điều liên quan đến chương Y Phục với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? - Tôi sẽ trả lời về điều liên quan đến chương Y Phục với phần mở đầu và phần trình bày. Có ba loại tội[8] (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

 

9. Tôi sẽ hỏi về chương Campā với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? - Tôi sẽ trả lời về chương Campā với phần mở đầu và phần trình bày. Có một loại tội[9] (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

 

10. Tôi sẽ hỏi về chương Kosambi với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? - Tôi sẽ trả lời về chương Kosambi với phần mở đầu và phần trình bày. Có một loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

 

11. Tôi sẽ hỏi về chương Hành Sự với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? - Tôi sẽ trả lời về chương Hành Sự với phần mở đầu và phần trình bày. Có một loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

 

12. Tôi sẽ hỏi về chương của vị hành Parivāsa với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? - Tôi sẽ trả lời về chương của vị hành Parivāsa với phần mở đầu và phần trình bày. Có một loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

 

13. Tôi sẽ hỏi về chương Tích Lũy Tội với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? - Tôi sẽ trả lời về chương Tích Lũy Tội với phần mở đầu và phần trình bày. Có một loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

 

14. Tôi sẽ hỏi về chương Dàn Xếp với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? - Tôi sẽ trả lời về chương Dàn Xếp với phần mở đầu và phần trình bày. Có hai loại tội[10] (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

 

15. Tôi sẽ hỏi về chương Các Tiểu Sự với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? - Tôi sẽ trả lời về chương Các Tiểu Sự với phần mở đầu và phần trình bày. Có ba loại tội[11] (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

 

16. Tôi sẽ hỏi về chương Sàng Tọa với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? - Tôi sẽ trả lời về chương Sàng Tọa với phần mở đầu và phần trình bày. Có ba loại tội[12] (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

 

17. Tôi sẽ hỏi về chương Chia Rẽ Hội Chúng với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? - Tôi sẽ trả lời về chương Chia Rẽ Hội Chúng với phần mở đầu và phần trình bày. Có hai loại tội[13] (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

 

18. Tôi sẽ hỏi về chương Thực Hành[14] với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? - Tôi sẽ trả lời về chương Thực Hành với phần mở đầu và phần trình bày. Có một loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

 

19. Tôi sẽ hỏi về chương Đình Chỉ với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? - Tôi sẽ trả lời về chương Đình Chỉ với phần mở đầu và phần trình bày. Có một loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

 

20. Tôi sẽ hỏi về chương Tỳ Khưu Ni với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? - Tôi sẽ trả lời về chương Tỳ Khưu Ni với phần mở đầu và phần trình bày. Có hai loại tội[15] (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

 

21. Tôi sẽ hỏi về chương Liên Quan Năm Trăm Vị với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? - Tôi sẽ trả lời về chương Liên Quan Năm Trăm Vị với phần mở đầu và phần trình bày. Ở đó không có loại tội nào (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

 

22. Tôi sẽ hỏi về chương Liên Quan Bảy Trăm Vị với phần mở đầu và phần trình bày. Có bao nhiêu loại tội (được đề cập) ở những câu văn cao quý? - Tôi sẽ trả lời về chương Liên Quan Bảy Trăm Vị với phần mở đầu và phần trình bày. Ở đó không có loại tội nào (được đề cập) ở những câu văn cao quý.

 

Dứt Các Câu Hỏi về Bộ Hợp Phần là thứ nhất.

 

*****

 

 

TÓM LƯỢC PHẦN NÀY

 

1. Việc tu lên bậc trên, lễ Uposatha, vào mùa (an cư) mưa, lễ Pavāraṇā, da thú, dược phẩm, các điều về Kaṭhina, y phục, và với việc liên quan đến Campā.

 

2. Chương Kosambi, hành sự, hình phạt parivāsa, việc tích lũy (tội), cách dàn xếp, các tiểu sự, sàng tọa, việc chia rẽ hội chúng, việc thực hành, sự đình chỉ, chương tỳ khưu ni, với năm (trăm vị), và với bảy trăm vị.

 

--ooOoo--

 

 

 

TĂNG THEO TỪNG BẬC

 

 

NHÓM MỘT

 

Các pháp tạo tội cần phải biết.[16] Các pháp không tạo tội cần phải biết.[17]

 

Phạm tội cần phải biết. Không phạm tội cần phải biết.

 

Tội nhẹ cần phải biết. Tội nặng cần phải biết.[18]

 

Tội còn dư sót cần phải biết. Tội không còn dư sót cần phải biết.[19]

 

Tội xấu xa cần phải biết. Tội không xấu xa cần phải biết.[20]

 

Tội có sự sửa chữa được cần phải biết. Tội không có sự sửa chữa được cần phải biết.

 

Tội đưa đến sự sám hối cần phải biết. Tội không đưa đến sự sám hối cần phải biết.

 

Tội có sự chướng ngại cần phải biết. Tội không có sự chướng ngại cần phải biết.[21]

 

Tội là điều quy định do sự chê trách cần phải biết.[22] Tội là điều quy định không do sự chê trách cần phải biết.

 

Tội được sanh lên do làm cần phải biết. Tội được sanh lên do không làm cần phải biết. Tội được sanh lên do làm và không làm cần phải biết.[23]

 

Tội vi phạm đầu tiên cần phải biết. Tội vi phạm đến sau cần phải biết.

 

Tội kế tiếp của các tội vi phạm đầu tiên cần phải biết. Tội kế tiếp của các tội vi phạm đến sau cần phải biết.[24]

 

Tội đã sám hối được tính đến cần phải biết.[25] Tội đã sám hối không được tính đến cần phải biết.[26]

 

Sự quy định cần phải biết. Sự quy định thêm cần phải biết. Sự quy định khi (sự việc) chưa xảy ra cần phải biết.

 

Sự quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi cần phải biết. Sự quy định (áp dụng) cho khu vực cần phải biết.

 

Sự quy định chung cần phải biết. Sự quy định riêng cần phải biết.

 

Sự quy định cho một (hội chúng) cần phải biết. Sự quy định cho cả hai (hội chúng) cần phải biết.

 

Tội là lỗi trầm trọng cần phải biết. Tội là lỗi không trầm trọng cần phải biết.[27]

 

Tội có liên quan đến người tại gia cần phải biết. Tội không có liên quan đến người tại gia cần phải biết.

 

Tội (có nghiệp) xác định cần phải biết.[28] Tội (có nghiệp) không xác định cần phải biết.

 

Người là vị vi phạm đầu tiên cần phải biết. Người không là vị vi phạm đầu tiên cần phải biết.

 

Người là vị vi phạm không thường xuyên cần phải biết. Người là vị vi phạm thường xuyên cần phải biết.

 

Người là vị cáo tội cần phải biết. Người là vị bị buộc tội cần phải biết.

 

Người là vị cáo tội sai pháp cần phải biết. Người là vị bị buộc tội sai pháp cần phải biết.

 

Người là vị cáo tội đúng pháp cần phải biết. Người là vị bị buộc tội đúng pháp cần phải biết.

 

Người đã được xác định cần phải biết. Người chưa được xác định cần phải biết.

 

Người là vị có thể phạm tội cần phải biết. Người là vị không thể vi phạm tội cần phải biết.[29]

 

Người là vị bị án treo cần phải biết. Người là vị không bị án treo cần phải biết.

 

Người là vị đã bị trục xuất cần phải biết. Người là vị không bị trục xuất cần phải biết.

 

Người là vị đồng cộng trú cần phải biết. Người là vị không đồng cộng trú cần phải biết.

 

Sự đình chỉ cần phải biết.[30]

 

Dứt Nhóm Một.

 

*****

 

 

TÓM LƯỢC PHẦN NÀY

 

1. Các pháp tạo tội, tội vi phạm, các tội nhẹ, còn dư sót, và xấu xa, sự sửa chữa, và luôn cả sự sám hối, có chướng ngại, chê trách, và do làm.

 

2. Do làm và không làm, (tội vi phạm) đầu tiên, tội kế tiếp, tội đã được tính đến, sự quy định, khi chưa xảy ra, tất cả mọi nơi, cho khu vực, (quy định) chung, và cho một (hội chúng).

 

3. Tội trầm trọng, liên quan người tại gia, và đã được xác định, vị đầu tiên, không thường xuyên, vị cáo tội, sai pháp và đúng pháp, vị đã được xác định, không thể vi phạm, bị án treo, bị trục xuất, đồng cộng trú, và luôn cả sự đình chỉ, đây là phần tóm lược cho mỗi một điều.

 

--ooOoo--

 

 

 

NHÓM HAI

 

1. Có loại tội vị vi phạm có sự nhận thức, có loại tội vị vi phạm không có sự nhận thức.

 

Có loại tội vi phạm của vị đã đạt sự thành tựu, có loại tội vi phạm của vị chưa đạt sự thành tựu.[31]

 

Có loại tội vi phạm liên quan đến Chánh Pháp,[32] có loại tội vi phạm không liên quan đến Chánh Pháp.

 

Có loại tội vi phạm liên quan đến vật dụng của bản thân, có loại tội vi phạm liên quan đến vật dụng của người khác.[33]

 

Có loại tội vi phạm liên quan đến chính bản thân, có loại tội vi phạm liên quan đến người khác.

 

Có vị trong khi nói sự thật vi phạm tội nặng, có vị trong khi nói sự thật vi phạm tội nhẹ.[34]

 

Có vị trong khi nói lời dối trá vi phạm tội nặng, có vị trong khi nói lời dối trá vi phạm tội nhẹ.[35]

 

Có loại tội vi phạm khi ở trên mặt đất (nhưng) không (vi phạm) ở trên khoảng không, có loại tội vi phạm khi ở trên khoảng không (nhưng) không (vi phạm) ở trên mặt đất.

 

Có loại tội vi phạm trong khi đi ra ngoài không (vi phạm) trong khi đi vào, có loại tội vi phạm trong khi đi vào không (vi phạm) trong khi đi ra ngoài.[36]

 

Có loại tội vi phạm trong khi áp dụng, có loại tội vi phạm trong khi không áp dụng.[37]

 

Có loại tội vi phạm trong khi thọ trì, có loại tội vi phạm trong khi không thọ trì.[38]

 

Có loại tội vi phạm trong khi làm, có loại tội vi phạm trong khi không làm.

 

Có loại tội vi phạm trong khi cho, có loại tội vi phạm trong khi không cho.

 

Có loại tội vi phạm trong khi thuyết giảng, có loại tội vi phạm trong khi không thuyết giảng.

 

Có loại tội vi phạm trong khi thọ lãnh, có loại tội vi phạm trong khi không thọ lãnh.

 

Có loại tội vi phạm do sự thọ dụng, có loại tội vi phạm do sự không thọ dụng.

 

Có loại tội vi phạm ban đêm không (vi phạm) ban ngày, có loại tội vi phạm ban ngày không (vi phạm) ban đêm.

 

Có loại tội vi phạm vào lúc hừng sáng, có loại tội vi phạm không phải vào lúc hừng sáng.

 

Có loại tội vi phạm trong khi cắt đứt, có loại tội vi phạm trong khi không cắt đứt.[39]

 

Có loại tội vi phạm trong khi che đậy, có loại tội vi phạm trong khi không che đậy.[40]

 

Có loại tội vi phạm trong khi sử dụng, có loại tội vi phạm trong khi không sử dụng.

 

2. Hai lễ Uposatha: Lễ ngày mười bốn và lễ ngày mười lăm.

 

Hai lễ Pavāraṇā: Lễ ngày mười bốn và lễ ngày mười lăm.

 

Hai loại hành sự: Hành sự với lời công bố và hành sự với lời đề nghị. Hai loại hành sự khác nữa: Hành sự có lời đề nghị đến lần thứ nhì và hành sự có lời đề nghị đến lần thứ tư.

 

Hai sự việc của hành sự: Sự việc của hành sự với lời công bố và sự việc của hành sự với lời đề nghị. Hai sự việc của hành sự khác nữa: Sự việc của hành sự có lời đề nghị đến lần thứ nhì và sự việc của hành sự có lời đề nghị đến lần thứ tư.

 

Hai sự sai trái của hành sự: Sự sai trái của hành sự với lời công bố và sự sai trái của hành sự với lời đề nghị. Hai sự sai trái của hành sự khác nữa: Sự sai trái của hành sự có lời đề nghị đến lần thứ nhì và sự sai trái của hành sự có lời đề nghị đến lần thứ tư.

 

Hai sự thành tựu của hành sự: Sự thành tựu của hành sự với lời công bố và sự thành tựu của hành sự với lời đề nghị. Hai sự thành tựu của hành sự khác nữa: Sự thành tựu của hành sự có lời đề nghị đến lần thứ nhì và sự thành tựu của hành sự có lời đề nghị đến lần thứ tư.

 

Hai nền tảng của việc không đồng cộng trú: Tự bản thân thực hiện việc không đồng cộng trú cho bản thân, hoặc là hội chúng hợp nhất phạt án treo vị ấy trong việc không nhìn nhận (tội), hoặc trong việc không sửa chữa (lỗi), hoặc trong việc không từ bỏ (tà kiến ác).[41]

 

Hai nền tảng của sự đồng cộng trú chung: Tự bản thân thực hiện việc đồng cộng trú chung cho bản thân, hoặc là hội chúng hợp nhất phục hồi cho vị ấy đã bị án treo trong việc nhìn nhận (tội), hoặc trong việc sửa chữa (lỗi), hoặc trong việc từ bỏ (tà kiến ác).

 

Hai loại tội pārājika: của các tỳ khưu và của các tỳ khưu ni. Hai loại tội saṅghādisesa: ―nt― Hai loại tội thullaccaya: ―nt― Hai loại tội pācittiya: ―nt― Hai loại tội pāṭidesanīya: ―nt― Hai loại tội dukkaṭa: ―nt― Hai loại tội dubbhāsita: của các tỳ khưu và của các tỳ khưu ni.

 

Bảy loại tội, bảy nhóm tội.

 

Hội chúng bị chia rẽ với hai biểu hiện: bằng hành sự hoặc do sự phân phát thẻ.

 

3. Hai hạng người không nên cho tu lên bậc trên: người chưa đủ hai mươi tuổi, người có bàn tay, v.v... bị cắt đứt.[42] Hai hạng người khác nữa không nên cho tu lên bậc trên: người không thành tựu về thân thể, người đã làm sai trái trong hành động.[43] Hai hạng người khác nữa không nên cho tu lên bậc trên: người không có đầy đủ (y bát), người có đầy đủ (y bát) nhưng không cầu xin.

 

Không nên sống với sự nương nhờ vào hai hạng người: không liêm sỉ và ngu dốt.

 

Sự nương nhờ không nên ban cho đến hai hạng người: kẻ không liêm sỉ và người có liêm sỉ nhưng không cầu xin.

 

Sự nương nhờ nên ban cho đến hai hạng người: kẻ ngu dốt và người có liêm sỉ có cầu xin.

 

Hai hạng người không thể vi phạm tội: Chư Phật và chư Phật Độc Giác.

 

Hai hạng người có thể vi phạm tội: các tỳ khưu và các tỳ khưu ni.

 

Hai hạng người không thể vi phạm tội với sự cố ý: các tỳ khưu và các tỳ khưu ni là các thánh nhân.

 

Hai hạng người có thể phạm tội với sự cố ý: các tỳ khưu và các tỳ khưu ni là các phàm nhân.

 

Hai hạng người không thể cố ý vi phạm sự việc có sự vượt quá chức năng: các tỳ khưu và các tỳ khưu ni là các thánh nhân.

 

Hai hạng người có thể cố ý vi phạm sự việc có sự vượt quá chức năng: các tỳ khưu và các tỳ khưu ni là các phàm nhân.

 

Hai sự phản đối: vị phản đối bằng thân hoặc vị phản đối bằng khẩu.

 

Hai sự mời ra: có vị không đáng để chịu sự mời ra nhưng nếu hội chúng mời vị ấy ra, một vị đã được mời ra đúng, một vị đã bị mời ra sai.[44]

 

Hai sự nhận vào: có vị không đáng để được sự nhận vào nhưng nếu hội chúng nhận vào vị ấy, một vị đã được nhận vào đúng, một vị đã được nhận vào sai.[45]

 

Hai sự nhận biết: vị nhận biết bằng thân hoặc vị nhận biết bằng khẩu.

 

Hai sự nhận lãnh: vị nhận lãnh bằng thân hoặc vị nhận lãnh bằng vật được gắn liền với thân.

 

Hai sự từ khước: vị từ khước bằng thân hoặc vị từ khước bằng khẩu.

 

Hai sự gây tổn hại: sự gây tổn hại về việc học tập và sự gây tổn hại về vật sở hữu.

 

Hai sự cáo tội: vị cáo tội bằng thân hoặc là vị cáo tội bằng khẩu.

 

4. Hai điều vướng bận của Kaṭhina: điều vướng bận về trú xứ và điều vướng bận về y.

 

Hai điều không vướng bận của Kaṭhina: điều không vướng bận về trú xứ và điều không vướng bận về y.

 

Hai loại y: có liên quan đến gia chủ và có liên quan đến vải quăng bỏ.

 

Hai loại bình bát: bình bát bằng sắt, bình bát bằng đất.

 

Hai loại vòng (kê bình bát): loại làm bằng kẽm, loại làm bằng chì.

 

Hai sự chú nguyện bình bát: vị chú nguyện bằng thân hoặc vị chú nguyện bằng khẩu.

 

Hai sự chú nguyện y để dùng riêng: vị chú nguyện bằng thân hoặc vị chú nguyện bằng khẩu.

 

Hai sự chú nguyện để dùng chung: sự chú nguyện để dùng chung có mặt và sự chú nguyện để dùng chung vắng mặt.

 

5. Hai bộ Luật: của các tỳ khưu và của các tỳ khưu ni.

 

Hai điều liên quan đến Luật: việc đã được quy định và điều phù hợp với việc đã được quy định.

 

Hai sự từ khước của Luật: cắt đứt sự nối liền với điều không được phép, thực hành có chừng mực trong điều được phép.

 

Vi phạm tội với hai biểu hiện: vi phạm bằng thân hoặc vi phạm bằng khẩu.

 

Thoát khỏi tội với hai biểu hiện: thoát khỏi bằng thân hoặc thoát khỏi bằng khẩu.

 

Hai hình phạt parivāsa: hình phạt parivāsa có che giấu, hình phạt parivāsa không có che giấu. Hai hình phạt parivāsa khác nữa: hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch, hình phạt parivāsa kết hợp.

 

Hai hình phạt mānatta: hình phạt mānatta có che giấu, hình phạt mānatta không có che giấu. Hai hình phạt mānatta khác nữa: hình phạt mānatta nửa tháng, hình phạt mānatta kết hợp.

 

Sự đứt đêm của hai hạng người: của vị hành parivāsa và của vị hành mānatta.

 

Hai sự không tôn trọng: sự không tôn trọng người và sự không tôn trọng Pháp.

 

6. Hai loại muối: muối tự nhiên và muối tự tạo. Hai loại muối khác nữa: muối biển, muối đen. Hai loại muối khác nữa: muối ở đá, muối nấu ăn. Hai loại muối khác nữa: muối romakaṃ, muối pakkālakaṃ.

 

Hai sự thọ dụng: sự thọ dụng bên trong và sự thọ dụng bên ngoài.[46]

 

Hai sự mắng nhiếc: sự mắng nhiếc thấp kém và sự mắng nhiếc cao quý.[47]

 

Sự đâm thọc với hai biểu hiện: của vị ao ước được thương hoặc là của vị có ý định chia rẽ.

 

Vật thực dâng chung nhóm được sanh lên với hai biểu hiện: do sự thỉnh mời hoặc do sự yêu cầu.

 

7. Hai thời kỳ vào mùa (an cư) mưa: thời kỳ trước và thời kỳ sau.[48]

 

Hai sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai pháp.

 

Hai sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng pháp.[49]

 

8. Hai hạng người ngu dốt: vị hành xử trách nhiệm không được yêu cầu và vị không hành xử trách nhiệm được yêu cầu. Hai hạng người thông thái: vị không hành xử trách nhiệm không được yêu cầu và vị hành xử trách nhiệm được yêu cầu.

 

Hai hạng người ngu dốt khác nữa: hạng lầm tưởng là được phép đối với việc không được phép và hạng lầm tưởng là không được phép đối với việc được phép. Hai hạng người thông thái khác nữa: hạng nhận biết là không được phép đối với việc không được phép và hạng nhận biết là được phép đối với việc được phép.

 

Hai hạng người ngu dốt khác nữa: hạng lầm tưởng là phạm tội trong việc không phạm tội và hạng lầm tưởng là không phạm tội trong việc phạm tội. Hai hạng người thông thái khác nữa: hạng nhận biết là phạm tội trong việc phạm tội và hạng nhận biết là không phạm tội trong việc không phạm tội.

 

Hai hạng người ngu dốt khác nữa: hạng lầm tưởng là đúng Pháp đối với việc sai Pháp và hạng lầm tưởng là sai Pháp đối với việc đúng Pháp. Hai hạng người thông thái khác nữa: hạng nhận biết là sai Pháp đối với việc sai Pháp và hạng nhận biết là đúng Pháp đối với việc đúng Pháp.

 

Hai hạng người ngu dốt khác nữa: hạng lầm tưởng là đúng Luật đối với việc sai Luật và hạng lầm tưởng là sai Luật đối với việc đúng Luật. Hai hạng người thông thái khác nữa: hạng nhận biết là sai Luật đối với việc sai Luật và hạng nhận biết là đúng Luật đối với việc đúng Luật.

 

9. Các lậu hoặc tăng trưởng ở hai hạng người: hạng hối hận về việc không đáng hối hận và hạng không hối hận về việc đáng hối hận. Các lậu hoặc không tăng trưởng ở hai hạng người: hạng không hối hận về việc không đáng hối hận và hạng hối hận về việc đáng hối hận.

 

Các lậu hoặc tăng trưởng ở hai hạng người khác nữa: hạng lầm tưởng là được phép đối với việc không được phép và hạng lầm tưởng là không được phép đối với việc được phép. Các lậu hoặc không tăng trưởng ở hai hạng người khác nữa: hạng nhận biết là không được phép đối với việc không được phép và hạng nhận biết là được phép đối với việc được phép.

 

Các lậu hoặc tăng trưởng ở hai hạng người khác nữa: hạng lầm tưởng là phạm tội trong việc không phạm tội và hạng lầm tưởng là không phạm tội trong việc phạm tội. Các lậu hoặc không tăng trưởng ở hai hạng người khác nữa: hạng nhận biết là không phạm tội trong việc không phạm tội và hạng nhận biết là phạm tội trong việc phạm tội.

 

Các lậu hoặc tăng trưởng ở hai hạng người khác nữa: hạng lầm tưởng là đúng Pháp đối với việc sai Pháp và hạng lầm tưởng là sai Pháp đối với việc đúng Pháp. Các lậu hoặc không tăng trưởng ở hai hạng người khác nữa: hạng nhận biết là sai Pháp đối với việc sai Pháp và hạng nhận biết là đúng Pháp đối với việc đúng Pháp.

 

Các lậu hoặc tăng trưởng ở hai hạng người khác nữa: hạng lầm tưởng là đúng Luật đối với việc sai Luật và hạng lầm tưởng là sai Luật đối với việc đúng Luật. Các lậu hoặc không tăng trưởng ở hai hạng người khác nữa: hạng nhận biết là sai Luật đối với việc sai Luật và hạng nhận biết là đúng Luật đối với việc đúng Luật.

 

Dứt Nhóm Hai.

 

*****

 

 

TÓM LƯỢC PHẦN NÀY

 

1. Có sự nhận thức, đã đạt được, và (liên quan) Chánh Pháp, vật dụng, và con người, sự thật, mặt đất, trong khi đi ra ngoài, trong khi áp dụng, trong khi thọ trì.

 

2. Trong khi làm, trong khi cho, trong khi thọ lãnh, do thọ dụng, và ban đêm, lúc hừng sáng, trong khi cắt đứt, trong khi che đậy, trong khi sử dụng, và lễ Uposatha.

 

3. Lễ Pavāraṇā, hành sự, và (hai) loại khác nữa, sự việc, (hai) loại khác nữa, và sự sai trái, hai điều khác nữa, và sự thành tựu, việc không và đồng cộng trú.

 

4. Tội pārājika, tội saṅghādisesa, tội thullaccaya, tội pācittiya, tội pāṭidesanīya, tội dukkaṭa, và luôn cả tội dubbhāsita, và bảy nhóm tội.

 

5. (Hội chúng) bị chia rẽ, việc tu lên bậc trên, tương tợ y như thế là các cặp đôi khác nữa, không nên sống, không nên cho, có thể, và không có thể.

 

6. Cố ý, và có sự vượt quá chức năng, (hai) sự phản đối, và sự mời ra, sự nhận vào, và (hai) sự nhận biết, sự nhận lãnh, sự khước từ.

 

7. Vị gây tổn hại, và các sự cáo tội, và hai điều Kaṭhina là tương tợ, (hai loại) y, bình bát, và vòng đế, hai điều chú nguyện là tương tợ y như thế.

 

8. Sự chú nguyện để dùng chung, và (hai) bộ Luật, các điều liên quan Luật, và (hai) sự từ khước, vị vi phạm, và thoát tội, hình phạt pārivāsa, thêm hai loại khác nữa.

 

9. Hai hình phạt mānatta, và các việc khác, sự đứt đêm, sự không tôn trọng, hai loại muối, ba cặp khác nữa, sự thọ dụng, và sự mắng nhiếc.

 

10. Sự đâm thọc, và (dâng) chung nhóm, mùa (an cư) mưa, sự đình chỉ, trách nhiệm, được cho phép, sự không phạm tội, sai Pháp, và đúng Pháp, tương tợ như thế về Luật, và lậu hoặc.

 

--ooOoo--

 

 

 

NHÓM BA

 

1. Có loại tội vi phạm khi đức Thế Tôn còn hiện tiền, không (vi phạm) khi Ngài đã Vô Dư Niết Bàn, có loại tội vi phạm khi đức Thế Tôn đã Vô Dư Niết Bàn, không (vi phạm) khi Ngài còn hiện tiền, có loại tội vi phạm ngay khi đức Thế Tôn còn hiện tiền luôn cả khi Ngài đã Vô Dư Niết Bàn.[50]

 

Có loại tội vi phạm vào lúc đúng thời không (vi phạm) vào lúc sái thời, có loại tội vi phạm vào lúc sái thời không (vi phạm) vào lúc đúng thời, có loại tội vi phạm vào lúc đúng thời luôn cả lúc sái thời.[51]

 

Có loại tội vi phạm vào ban đêm không (vi phạm) vào ban ngày, có loại tội vi phạm vào ban ngày không (vi phạm) vào ban đêm, có loại tội vi phạm vào ban đêm luôn cả vào ban ngày.[52]

 

Có loại tội vị mười năm (thâm niên) vi phạm vị kém mười năm không (vi phạm), có loại tội vị kém mười năm (thâm niên) vi phạm vị mười năm không (vi phạm), có loại tội vị mười năm (thâm niên) luôn cả vị kém mười năm đều vi phạm.[53]

 

Có loại tội vị năm năm (thâm niên) vi phạm vị kém năm năm không (vi phạm), có loại tội vị kém năm năm (thâm niên) vi phạm vị năm năm không (vi phạm), có loại tội vị năm năm (thâm niên) luôn cả vị kém năm năm đều vi phạm.[54]

 

Có loại tội vị vi phạm có tâm thiện, có loại tội vị vi phạm có tâm bất thiện, có loại tội vị vi phạm có tâm vô ký.[55]

 

Có loại tội vị vi phạm có thọ lạc, có loại tội vị vi phạm có thọ khổ, có loại tội vị vi phạm có thọ không khổ không lạc.[56]

 

2. Ba nền tảng của sự cáo tội: do được thấy, do được nghe, do sự nghi ngờ.

 

Ba cách phân phát thẻ: lối kín đáo, với sự nói nhỏ vào tai, lối công khai.[57]

 

Ba sự khước từ: sự ham muốn nhiều, sự không tự biết đủ, sự không từ khước.

 

Ba sự chấp nhận: sự ham muốn ít, sự tự biết đủ, sự từ khước.

 

Ba sự khước từ khác nữa: sự ham muốn nhiều, sự không tự biết đủ, sự không biết chừng mực.

 

Ba sự chấp nhận: sự ham muốn ít, sự tự biết đủ, sự biết chừng mực.

 

Ba sự quy định: sự quy định (lần đầu), sự quy định thêm, sự quy định khi (sự việc) chưa xảy ra.[58]

 

Ba sự quy định khác nữa: sự quy định (áp dụng) cho tất cả mọi nơi, sự quy định (áp dụng) cho khu vực, sự quy định chung (cho tỳ khưu và tỳ khưu ni).

 

Ba sự quy định khác nữa: sự quy định riêng, sự quy định cho một (hội chúng), sự quy định cho cả hai (hội chúng tỳ khưu và tỳ khưu ni).

 

3. Có loại tội vị ngu dốt vi phạm vị thông thái không (vi phạm), có loại tội vị thông thái vi phạm vị ngu dốt không (vi phạm), có loại tội vị ngu dốt luôn cả vị thông thái đều vi phạm.

 

Có loại tội vi phạm vào hạ huyền không (vi phạm) vào thượng huyền, có loại tội vi phạm vào thượng huyền không (vi phạm) vào hạ huyền, có loại tội vi phạm vào hạ huyền luôn cả vào thượng huyền.[59]

 

Có việc được phép vào hạ huyền không (được phép) vào thượng huyền, có việc được phép vào thượng huyền không (được phép) vào hạ huyền, có việc được phép vào hạ huyền luôn cả vào thượng huyền.

 

Có loại tội vi phạm vào mùa lạnh không (vi phạm) vào mùa nóng và mùa mưa, có loại tội vi phạm vào mùa nóng không (vi phạm) vào mùa lạnh và mùa mưa, có loại tội vi phạm vào mùa mưa không (vi phạm) vào mùa nóng và mùa lạnh.[60]

 

Có loại tội hội chúng vi phạm, nhóm và cá nhân không (vi phạm); có loại tội nhóm vi phạm, hội chúng và cá nhân không (vi phạm); có loại tội cá nhân vi phạm, hội chúng và nhóm không (vi phạm).[61]

 

Có việc được phép đối với hội chúng, không (được phép) đối với nhóm và cá nhân; có việc được phép đối với nhóm, không (được phép) đối với hội chúng và cá nhân; có việc được phép đối với cá nhân, không (được phép) đối với hội chúng và nhóm.

 

Ba sự che giấu: vị che giấu sự việc (nhưng) không (che giấu) tội vi phạm, vị che giấu tội vi phạm (nhưng) không (che giấu) sự việc, vị che giấu sự việc luôn cả tội vi phạm.

 

Ba sự che kín: sự che kín ở trong nhà tắm hơi, sự che kín ở trong nước, sự che kín bằng vải vóc.

 

Ba việc được vận hành giấu kín không bộc lộ: người nữ hành xử giấu kín không bộc lộ, chú thuật của Bà-la-môn được vận hành giấu kín không bộc lộ, tà kiến được vận hành giấu kín không bộc lộ.

 

Ba việc được chiếu sáng bộc lộ không che giấu: Vầng trăng tròn được rọi sáng bộc lộ không che giấu, vầng mặt trời được rọi sáng bộc lộ không che giấu, Pháp và Luật đã được công bố bởi đức Như Lai được rọi sáng bộc lộ không che giấu.

 

Ba thời điểm phân phối chỗ trú ngụ: thời điểm trước, thời điểm sau, thời điểm trung gian.[62]

 

Có loại tội vị bị bệnh vi phạm vị không bệnh không vi phạm, có loại tội vị không bệnh vi phạm vị bị bệnh không vi phạm, có loại tội vị bị bệnh luôn cả vị không bệnh vi phạm.[63]

 

4. Ba sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp. Ba sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.[64]

 

Ba hình phạt parivāsa: hình phạt parivāsa có che giấu, hình phạt parivāsa không có che giấu, hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch.[65]

 

Ba hình phạt mānatta: hình phạt mānatta có che giấu, hình phạt mānatta không có che giấu, hình phạt mānatta nửa tháng.

 

Ba sự đứt đêm của vị tỳ khưu hành parivāsa: sự cư ngụ chung, sự cư ngụ tách rời, sự không trình báo.[66]

 

Có loại tội vi phạm ở bên trong không (vi phạm) ở bên ngoài, có loại tội vi phạm ở bên ngoài không (vi phạm) ở bên trong, có loại tội vi phạm ở bên trong luôn cả ở bên ngoài.[67]

 

Có loại tội vi phạm ở bên trong ranh giới không (vi phạm) ở bên ngoài ranh giới, có loại tội vi phạm ở bên ngoài ranh giới không (vi phạm) ở bên trong ranh giới, có loại tội vi phạm ở bên trong ranh giới luôn cả ở bên ngoài ranh giới.[68]

 

Vị vi phạm tội với ba biểu hiện: vị vi phạm do thân, vị vi phạm do khẩu, vị vi phạm do thân do khẩu. Vị vi phạm tội với ba biểu hiện khác nữa: vị vi phạm tội ở giữa hội chúng, ở giữa nhóm, trong sự hiện diện của cá nhân.

 

Vị thoát khỏi tội với ba biểu hiện: vị thoát khỏi (tội) do thân, vị thoát khỏi (tội) do khẩu, vị thoát khỏi (tội) do thân do khẩu. Vị thoát khỏi tội với ba biểu hiện khác nữa: vị thoát khỏi tội ở giữa hội chúng, ở giữa nhóm, trong sự hiện diện của cá nhân.

 

Ba sự ban cho cách hành xử Luật khi không điên cuồng sai Pháp. Ba sự ban cho cách hành xử Luật khi không điên cuồng đúng Pháp.[69]

 

5. Hội chúng nếu muốn có thể thực hiện hành sự khiển trách đối với vị tỳ khưu có ba yếu tố: là vị thường gây nên sự xung đột, thường gây nên sự cãi cọ, thường gây nên sự tranh luận, thường gây nên sự nói chuyện nhảm nhí, thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; là vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, không có giới hạn (về tội); là vị sống thân cận với các gia chủ bằng những giao thiệp không đúng đắn với hàng tại gia.[70]

 

Hội chúng nếu muốn có thể thực hiện hành sự chỉ dạy đối với vị tỳ khưu có ba yếu tố: là vị thường gây nên sự xung đột, ―(như trên)― thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; là vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, không có giới hạn (về tội); là vị sống thân cận với các gia chủ bằng những giao thiệp không đúng đắn với hàng tại gia.

 

Hội chúng nếu muốn có thể thực hiện hành sự xua đuổi đối với vị tỳ khưu có ba yếu tố: là vị thường gây nên sự xung đột, ―(như trên)― thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; là vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, không có giới hạn (về tội); là vị làm hư hỏng các gia đình và có hành động sai trái, những hành động sai trái không những được nhìn thấy mà còn được nghe đồn nữa.

 

Hội chúng nếu muốn có thể thực hiện hành sự hòa giải đối với vị tỳ khưu có ba yếu tố: là vị thường gây nên sự xung đột, ―(như trên)― thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; là vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, không có giới hạn (về tội); là vị mắng nhiếc gièm pha người tại gia.

 

Hội chúng nếu muốn có thể thực hiện hành sự án treo trong việc không nhìn nhận tội đối với vị tỳ khưu có ba yếu tố: là vị thường gây nên sự xung đột, ―(như trên)― thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; là vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, không có giới hạn (về tội); là vị sau khi phạm tội lại không muốn nhìn nhận tội.

 

Hội chúng nếu muốn có thể thực hiện hành sự án treo trong việc không sửa chữa lỗi đối với vị tỳ khưu có ba yếu tố: là vị thường gây nên sự xung đột, ―(như trên)― thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; là vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, không có giới hạn (về tội); là vị sau khi phạm tội lại không muốn sửa chữa lỗi.

 

Hội chúng nếu muốn có thể thực hiện hành sự án treo trong việc không từ bỏ tà kiến ác đối với vị tỳ khưu có ba yếu tố: là vị thường gây nên sự xung đột, ―(như trên)― thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; là vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, không có giới hạn (về tội); là vị không muốn từ bỏ tà kiến ác.

 

Hội chúng nếu muốn có thể nghĩ đến (hành phạt) cứng rắn đối với vị tỳ khưu có ba yếu tố: là vị thường gây nên sự xung đột, thường gây nên sự cãi cọ, thường gây nên sự tranh luận, thường gây nên sự nói chuyện nhảm nhí, thường gây nên sự tranh tụng trong hội chúng; là vị ngu si, thiếu kinh nghiệm, phạm nhiều tội, không có giới hạn (về tội); là vị sống thân cận với các gia chủ bằng những giao thiệp không đúng đắn với hàng tại gia.

 

6. Hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu có ba yếu tố: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch.

 

Hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu có ba yếu tố khác nữa: là vị bị hư hỏng về giới thuộc tăng thượng giới, bị hư hỏng về hạnh kiểm thuộc tăng thượng hạnh, bị hư hỏng về quan điểm thuộc quan điểm cực đoan.

 

Hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu có ba yếu tố khác nữa: là vị có sự đùa giỡn bằng thân, có sự đùa giỡn bằng khẩu, có sự đùa giỡn bằng thân và khẩu.

 

Hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu có ba yếu tố khác nữa: là vị có hành vi sai trái bằng thân, có hành vi sai trái bằng khẩu, có hành vi sai trái bằng thân và khẩu.

 

Hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu có ba yếu tố khác nữa: là vị có sự gây tổn hại bằng thân, có sự gây tổn hại bằng khẩu, có sự gây tổn hại bằng thân và khẩu.

 

Hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu có ba yếu tố khác nữa: là vị có sự nuôi mạng sai trái bằng thân, có sự nuôi mạng sai trái bằng khẩu, có sự nuôi mạng sai trái bằng thân và khẩu.

 

Hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu có ba yếu tố khác nữa: là vị vi phạm tội đã được thực hiện hành sự vẫn ban phép tu lên bậc trên, vẫn ban cho phép nương nhờ, vẫn để cho sa di phục vụ.

 

Hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu có ba yếu tố khác nữa: là vị tái phạm tội đã được hội chúng thực hiện hành sự, hoặc tội khác tương tợ, hoặc tội nghiêm trọng hơn tội ấy.

 

Hành sự nên được thực hiện đối với vị tỳ khưu có ba yếu tố khác nữa: là vị chê bai đức Phật, là vị chê bai Giáo Pháp, là vị chê bai Hội Chúng.

 

7. Đối với vị tỳ khưu đang đình chỉ lễ Uposatha ở giữa hội chúng là vị có ba yếu tố: vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch, hội chúng nên áp chế rằng: ‘Này tỳ khưu, thôi đi. Chớ có (gây nên) sự xung đột, sự cãi cọ, sự tranh luận, sự tranh cãi’ rồi nên tiến hành lễ Uposatha.

 

Đối với vị tỳ khưu đang đình chỉ lễ Pavāraṇā ở giữa hội chúng là vị có ba yếu tố: vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch, hội chúng nên áp chế rằng: ‘Này tỳ khưu, thôi đi. Chớ có (gây nên) sự xung đột, sự cãi cọ, sự tranh luận, sự tranh cãi’ rồi nên tiến hành lễ Pavāraṇā.

 

8. Không nên ban cho bất cứ sự đồng ý nào của hội chúng đến vị tỳ khưu có ba yếu tố: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch.

 

Vị tỳ khưu có ba yếu tố: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch không nên phát biểu đến hội chúng.

 

Không nên sắp xếp cho vị tỳ khưu có ba yếu tố: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch ở bất cứ chỗ nào riêng biệt.

 

Không nên sống nương nhờ vào vị tỳ khưu có ba yếu tố: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch.

 

Phép nương nhờ không nên ban cho đến vị tỳ khưu có ba yếu tố: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạchh.

 

Việc thỉnh ý là không cần thiết trong khi thỉnh ý (để buộc tội) vị tỳ khưu có ba yếu tố: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch.

 

Không nên nghe theo lời khuyên bảo của vị tỳ khưu có ba yếu tố: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch.

 

Không nên hỏi về Luật (ở) vị tỳ khưu có ba yếu tố: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch.

 

Vị tỳ khưu có ba yếu tố: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch không nên hỏi về Luật.

 

Không nên trả lời về Luật đến vị tỳ khưu có ba yếu tố: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạchh.

 

Vị tỳ khưu có ba yếu tố: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch không nên trả lời về Luật.

 

Không nên ban cho sự thẩm vấn (về Luật) đến vị tỳ khưu có ba yếu tố: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch.

 

Không nên thảo luận về Luật với vị tỳ khưu có ba yếu tố: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch.

 

Vị tỳ khưu có ba yếu tố: là vị vô liêm sỉ, ngu dốt, và không trong sạch không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên ban cho phép nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.

 

9. Ba lễ Uposatha: lễ ngày mười bốn, lễ ngày mười lăm, lễ Uposatha hợp nhất. Ba lễ Uposatha khác nữa: lễ Uposatha ở hội chúng, lễ Uposatha ở nhóm, lễ Uposatha ở cá nhân. Ba lễ Uposatha khác nữa: lễ Uposatha với sự đọc tụng, lễ Uposatha với lời bày tỏ sự trong sạch, lễ Uposatha với sự chú nguyện.

 

Ba lễ Pavāraṇā: lễ ngày mười bốn, lễ ngày mười lăm, lễ Pavāraṇā hợp nhất. Ba lễ Pavāraṇā khác nữa: lễ Pavāraṇā ở hội chúng, lễ Pavāraṇā ở nhóm, lễ Pavāraṇā ở cá nhân. Ba lễ Pavāraṇā khác nữa: lễ Pavāraṇā với ba lần đọc, lễ Pavāraṇā với hai lần đọc, lễ Pavāraṇā với (các vị) đồng năm tu (đọc một lượt).

 

10. Ba kẻ phải chịu sự bất hạnh, sanh vào địa ngục, không thể thoát khỏi điều này: là kẻ nào không có Phạm hạnh tỏ vẻ là người hành Phạm hạnh; là kẻ nào bôi nhọ vị có Phạm hạnh trong sạch đang thực hành Phạm hạnh hoàn toàn trong sạch với việc phi Phạm hạnh không nguyên cớ; và là kẻ nào nói như vầy có quan điểm như vầy về điều này: ‘Không có sái quấy trong các dục’ rồi kẻ ấy lao vào say đắm trong các dục.

 

11. Ba nguồn gốc bất thiện: tham là nguồn gốc bất thiện, sân là nguồn gốc bất thiện, si là nguồn gốc bất thiện. Ba nguồn gốc thiện: vô tham là nguồn gốc thiện, vô sân là nguồn gốc thiện, vô si là nguồn gốc thiện.

 

Ba ác hạnh: thân ác hạnh, khẩu ác hạnh, ý ác hạnh. Ba thiện hạnh: thân thiện hạnh, khẩu thiện hạnh, ý thiện hạnh.

 

12. Đức Thế Tôn quy định bữa ăn của nhóm ba (tỳ khưu) ở các gia đình vì ba điều lợi ích: nhằm việc trấn áp những nhân vật ác xấu, nhằm sự lạc trú của các tỳ khưu hiền thiện, và vì lòng thương tưởng các gia đình rằng: ‘Chớ để những kẻ có ước muốn xấu xa nương tựa vào phe nhóm để chia rẽ hội chúng.’[71]

 

Devadatta có tâm bị xâm chiếm, bị ngự trị bởi ba điều không đúng chánh Pháp là: ước muốn xấu xa, bạn hữu xấu xa, đã dừng lại ở giữa pháp thiền và pháp siêu thế (nên trở thành) kẻ phải chịu sự bất hạnh, sanh vào địa ngục, bị đọa trọn kiếp, không thể khác được.

 

13. Ba sự đồng ý: sự đồng ý về (việc sử dụng) gậy, sự đồng ý về (việc sử dụng) dây, sự đồng ý về (việc sử dụng) gậy và dây.[72]

 

Ba loại giày đặt ở chỗ nhất định, không thể mang đi (nơi khác) là: giày ở nhà tiểu, giày ở nhà tiêu, giày ở chỗ súc miệng.[73]

 

Ba vật chà chân: cát, sỏi, và đá bọt biển.[74]

 

Dứt Nhóm Ba.

 

*****

 

 

TÓM LƯỢC PHẦN NÀY

 

1. Trong khi còn hiện tiền, hợp thời, và ban đêm, mười (năm), năm (năm), với (tâm) thiện, (ba) cảm thọ, (ba) nền tảng của sự cáo tội, (ba) loại thẻ, hai sự khước từ.

 

2. Sự quy định, và hai nhóm khác nữa, vị ngu dốt, lúc hạ huyền, và được phép, vào mùa lạnh, hội chúng, thuộc hội chúng, việc che giấu, và che kín.

 

3. Được giấu kín, và không bộc lộ, chỗ ngụ, việc bị bệnh, giới bổn Pātimokkha, hình phạt parivāsa, hình phạt mānatta, các vị hành parivāsa.

 

4. Bên trong, và ở trong ranh giới, vị vi phạm, các cách khác nữa, vị thoát tội, và luôn cả các cách khác, hai cách hành xử Luật khi không điên cuồng.

 

5. (Hành sự) khiển trách, và chỉ dạy, xua đuổi, và hòa giải, về (án treo) không nhìn nhận tội, không sửa chữa, và không từ bỏ tà kiến.

 

6. (Hành phạt) cứng rắn, hành sự, về tăng thượng giới, đùa giỡn, (có hành vi) sai trái, gây tổn hại, nuôi mạng, tái phạm tội tương tợ, chê bai, và với lễ Uposatha.

 

7. Lễ Pavāraṇā, và sự đồng ý, sự phát biểu, và với chỗ riêng biệt, không nên sống, không nên cho, không nên thỉnh ý là tương tợ.

 

8. Không nên ban lời khuyên bảo, không nên thẩm vấn có hai, và luôn cả không nên trả lời có hai, cũng không nên cho thẩm vấn.

 

9. Các sự thảo luận, việc tu lên bậc trên, sự nương nhờ, và với vị sa di, nhóm ba về lễ Uposatha, nhóm ba về lễ Pavāraṇā.

 

10. (Ba) kẻ phải gánh chịu sự bất hạnh, (các nguồn gốc) bất thiện, (các nguồn gốc) thiện, hai nhóm về các hành vi, bữa ăn của nhóm ba, không phải Chánh Pháp, sự đồng ý, và với giày, và luôn cả vật chà chân, đây là sự tóm tắt về nhóm ba.

 

--ooOoo--

 

 

 

NHÓM BỐN

 

1. Có loại tội vi phạm do lời nói của bản thân, thoát khỏi (tội) do lời nói của người khác; có loại tội vi phạm do lời nói của người khác, thoát khỏi (tội) do lời nói của bản thân; có loại tội vi phạm do lời nói của bản thân, thoát khỏi (tội) do lời nói của bản thân; có loại tội vi phạm do lời nói của người khác, thoát khỏi (tội) do lời nói của người khác.[75]

 

Có loại tội vi phạm do thân thoát khỏi (tội) do khẩu, có loại tội vi phạm do khẩu thoát khỏi (tội) do thân,[76] có loại tội vi phạm do thân thoát khỏi (tội) do thân, có loại tội vi phạm do khẩu thoát khỏi (tội) do khẩu.

 

Có loại tội vi phạm khi ngủ thoát khỏi (tội) khi thức, có loại tội vi phạm khi thức thoát khỏi (tội) khi ngủ, có loại tội vi phạm khi ngủ thoát khỏi (tội) khi ngủ, có loại tội vi phạm khi thức thoát khỏi (tội) khi thức.

 

Có loại tội vi phạm vô ý thức thoát khỏi (tội) có ý thức, có loại tội vi phạm có ý thức thoát khỏi (tội) vô ý thức, có loại tội vi phạm vô ý thức thoát khỏi (tội) vô ý thức, có loại tội vi phạm có ý thức thoát khỏi (tội) có ý thức.[77]

 

Có loại tội trong lúc vi phạm thì sám hối, trong lúc sám hối thì vi phạm, có loại tội trong lúc vi phạm thì thoát khỏi (tội), trong lúc thoát khỏi (tội) thì vi phạm.[78]

 

Có loại tội vi phạm do hành sự (của hội chúng) thoát khỏi (tội) không do hành sự (của hội chúng), có loại tội vi phạm không do hành sự thoát khỏi (tội) do hành sự, có loại tội vi phạm do hành sự thoát khỏi (tội) do hành sự, có loại tội vi phạm không do hành sự thoát khỏi (tội) không do hành sự.[79]

 

2. Bốn sự phát biểu không thánh thiện:[80] không thấy nói đã thấy, không nghe nói đã nghe, không cảm giác nói đã cảm giác, không nhận thức nói đã nhận thức.

 

Bốn sự phát biểu thánh thiện: không thấy nói không thấy, không nghe nói không nghe, không cảm giác nói không cảm giác, không nhận thức nói không nhận thức.

 

Bốn sự phát biểu không thánh thiện khác nữa: đã thấy nói không thấy, đã nghe nói không nghe, đã cảm giác nói không cảm giác, đã nhận thức nói không nhận thức.

 

Bốn sự phát biểu thánh thiện khác nữa: đã thấy nói đã thấy, đã nghe nói đã nghe, đã cảm giác nói đã cảm giác, đã nhận thức nói đã nhận thức.

 

3. Bốn điều pārājika của các tỳ khưu là chung với (có liên quan đến) các tỳ khưu ni. Bốn điều pārājika của các tỳ khưu ni là không chung với (không có liên quan đến) các tỳ khưu.

 

Bốn loại vật dụng: có loại vật dụng nên được bảo quản, nên được gìn giữ, nên xem là của mình, nên được sử dụng; có loại vật dụng nên được bảo quản, nên được gìn giữ, nên xem là của mình, không nên được sử dụng; có loại vật dụng nên được bảo quản, nên được gìn giữ, không nên xem là của mình, không nên được sử dụng; có loại vật dụng không nên được bảo quản, không nên được gìn giữ, không nên xem là của mình, không nên được sử dụng.[81]

 

Có loại tội vi phạm với sự hiện diện, thoát khỏi (tội) với sự vắng mặt; có loại tội vi phạm với sự vắng mặt, thoát khỏi (tội) với sự hiện diện; có loại tội vi phạm với sự hiện diện, thoát khỏi (tội) với sự hiện diện; có loại tội vi phạm với sự vắng mặt, thoát khỏi (tội) với sự vắng mặt.[82]

 

Có loại tội vi phạm trong khi không biết, thoát khỏi (tội) trong khi biết; có loại tội vi phạm trong khi biết, thoát khỏi (tội) trong khi không biết; có loại tội vi phạm trong khi không biết, thoát khỏi (tội) trong khi không biết; có loại tội vi phạm trong khi biết, thoát khỏi (tội) trong khi biết.[83]

 

4. Vị vi phạm tội với bốn cách biểu hiện: vi phạm do thân, vi phạm do khẩu, vi phạm do thân do khẩu, vi phạm do tuyên ngôn hành sự. Vị vi phạm tội với bốn cách biểu hiện khác nữa: ở giữa hội chúng, ở giữa nhóm, trong sự hiện diện của cá nhân, do sự xuất hiện của phái tính.[84]

 

Vị thoát khỏi tội với bốn cách biểu hiện: thoát khỏi (tội) do thân, thoát khỏi (tội) do khẩu, thoát khỏi (tội) do thân do khẩu, thoát khỏi (tội) do tuyên ngôn hành sự.

 

Vị thoát khỏi tội với bốn cách biểu hiện khác nữa: ở giữa hội chúng, ở giữa nhóm, trong sự hiện diện của cá nhân, do sự xuất hiện của phái tính.[85] Với sự đạt được, vị (ấy) từ bỏ (giới tính) trước đây, được xác định trong (giới tính) sau này, các sự yêu cầu được thâu hồi, các điều quy định được hủy bỏ. Với sự đạt được, vị (ấy) từ bỏ (giới tính) sau này, được xác định trong (giới tính) trước đây, các sự yêu cầu được thâu hồi, các điều quy định được hủy bỏ.

 

5. Bốn sự cáo tội: vị cáo tội với sự hư hỏng về giới, vị cáo tội với sự hư hỏng về hạnh kiểm, vị cáo tội với sự hư hỏng về quan điểm, vị cáo tội với sự hư hỏng về nuôi mạng.

 

Bốn hình phạt parivāsa: hình phạt parivāsa có che giấu, hình phạt parivāsa không có che giấu, hình phạt parivāsa từ mốc trong sạch, hình phạt parivāsa kết hợp.

 

Bốn hình phạt mānatta: hình phạt mānatta có che giấu, hình phạt mānatta không có che giấu, hình phạt mānatta nửa tháng, hình phạt mānatta kết hợp.

 

Bốn sự đứt đêm của vị tỳ khưu hành mānatta: sự cư ngụ chung, sự cư ngụ tách rời, sự không trình báo, vị thực hành ở nhóm không đủ (tỳ khưu).[86]

 

Bốn pháp dung hòa.[87]

 

6. Bốn vật dụng được thọ lãnh: vật dùng đến hết ngọ, vật dùng đến hết đêm, vật dùng trong bảy ngày, vật dùng đến suốt đời.

 

Bốn vật dơ có tính quan trọng là: phân, nước tiểu, tro, và đất sét.[88]

 

Bốn loại hành sự: hành sự với lời công bố, hành sự với lời đề nghị, hành sự có lời đề nghị đến lần thứ nhì, hành sự có lời đề nghị đến lần thứ tư.

 

Bốn loại hành sự khác nữa: hành sự theo nhóm sai pháp, hành sự hợp nhất sai pháp, hành sự theo nhóm sai pháp, hành sự hợp nhất đúng pháp.[89]

 

Bốn sự hư hỏng: sự hư hỏng về giới, sự hư hỏng về hạnh kiểm, sự hư hỏng về quan điểm, sự hư hỏng về sự nuôi mạng.

 

Bốn sự tranh tụng: sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.[90]

 

Bốn điều làm ô uế tập thể: vị tỳ khưu giới hạnh tồi có ác pháp là điều làm ô uế tập thể, vị tỳ khưu ni giới hạnh tồi có ác pháp là điều làm ô uế tập thể, vị nam cư sĩ giới hạnh tồi có ác pháp là điều làm ô uế tập thể, vị nữ cư sĩ giới hạnh tồi có ác pháp là điều làm ô uế tập thể.

 

Bốn điều làm rạng rỡ tập thể: vị tỳ khưu có giới có thiện pháp là điều làm rạng rỡ tập thể, vị tỳ khưu ni có giới có thiện pháp là điều làm rạng rỡ tập thể, vị nam cư sĩ có giới có thiện pháp là điều làm rạng rỡ tập thể, vị nữ cư sĩ có giới có thiện pháp là điều làm rạng rỡ tập thể.

 

7. Có loại tội vị vãng lai vi phạm vị thường trú không (vi phạm), có loại tội vị thường trú vi phạm vị vãng lai không (vi phạm), có loại tội vị vãng lai luôn cả vị thường trú đều vi phạm, có loại tội vị vãng lai luôn cả vị thường trú đều không vi phạm.[91]

 

Có loại tội vị xuất hành vi phạm vị thường trú không (vi phạm), có loại tội vị thường trú vi phạm vị xuất hành không (vi phạm), có loại tội vị xuất hành luôn cả vị thường trú đều vi phạm, có loại tội vị xuất hành luôn cả vị thường trú đều không vi phạm.

 

Có sự khác biệt về sự việc không có sự khác biệt về tội vi phạm, có sự khác biệt về tội vi phạm không có sự khác biệt về sự việc, có sự khác biệt về sự việc và có sự khác biệt về tội vi phạm, không có sự khác biệt về sự việc và không có sự khác biệt về tội vi phạm.[92]

 

Có sự giống nhau về sự việc không có sự giống nhau về tội vi phạm, có sự giống nhau về tội vi phạm không có sự giống nhau về sự việc, có sự giống nhau về sự việc và có sự giống nhau về tội vi phạm, không có sự giống nhau về sự việc và không có sự giống nhau về tội vi phạm.

 

Có loại tội thầy tế độ vi phạm đệ tử không (vi phạm), có loại tội đệ tử vi phạm thầy tế độ không (vi phạm), có loại tội thầy tế độ luôn cả đệ tử đều vi phạm, có loại tội thầy tế độ và đệ tử đều không vi phạm.[93]

 

Có loại tội thầy dạy học vi phạm học trò không (vi phạm), có loại tội học trò vi phạm thầy dạy học không (vi phạm), có loại tội thầy dạy học luôn cả học trò đều vi phạm, có loại tội thầy dạy học và học trò đều không vi phạm.

 

8. Bốn duyên cớ của việc đứt mùa (an cư) mưa không phạm tội: hoặc là hội chúng bị chia rẽ, hoặc là có những người có ý định chia rẽ hội chúng, hoặc là có nguy hiểm đến mạng sống, hoặc là có nguy hiểm đến Phạm hạnh.[94]

 

Bốn ác hạnh về khẩu: lời nói dối, lời nói đâm thọc, lời nói dữ tợn, lời nói nhảm nhí.

 

Bốn thiện hạnh về khẩu: lời nói thật, lời nói không đâm thọc, lời nói nhỏ nhẹ, lời nói có mục đích.

 

Có (trường hợp) trong khi lấy đi vi phạm tội nặng trong khi ra lệnh vi phạm tội nhẹ,[95] có (trường hợp) trong khi lấy đi vi phạm tội nhẹ trong khi ra lệnh vi phạm tội nặng, có (trường hợp) trong khi lấy đi lẫn trong khi ra lệnh vi phạm tội nặng, có (trường hợp) trong khi lấy đi lẫn trong khi ra lệnh vi phạm tội nhẹ.

 

9. Có người xứng đáng việc đảnh lễ không xứng đáng việc đứng dậy, có người xứng đáng việc đứng dậy không xứng đáng việc đảnh lễ, có người xứng đáng việc đảnh lễ và xứng đáng việc đứng dậy, có người không xứng đáng việc đảnh lễ cũng không xứng đáng việc đứng dậy.[96]

 

Có người xứng đáng với chỗ ngồi không xứng đáng việc đảnh lễ, có người xứng đáng việc đảnh lễ không xứng đáng với chỗ ngồi, có người xứng đáng với chỗ ngồi và xứng đáng việc đảnh lễ, có người không xứng đáng với chỗ ngồi cũng không xứng đáng việc đảnh lễ.

 

10. Có loại tội vi phạm lúc đúng thời không (vi phạm) lúc sái thời, có loại tội vi phạm lúc sái thời không (vi phạm) lúc đúng thời, có loại tội vi phạm lúc đúng thời luôn cả lúc sái thời, có loại tội không vi phạm lúc đúng thời luôn cả lúc sái thời.[97]

 

Có vật thọ lãnh được phép lúc đúng thời không (được phép) lúc sái thời, có vật thọ lãnh được phép lúc sái thời không (được phép) lúc đúng thời, có vật thọ lãnh được phép lúc đúng thời luôn cả lúc sái thời, có vật thọ lãnh không được phép lúc đúng thời luôn cả lúc sái thời.[98]

 

Có loại tội vi phạm trong các quốc độ ở biên địa không (vi phạm) ở trung tâm, có loại tội vi phạm trong các quốc độ ở trung tâm không (vi phạm) ở biên địa, có loại tội vi phạm trong các quốc độ ở biên địa luôn cả ở trung tâm, có loại tội không vi phạm trong các quốc độ ở biên địa luôn cả ở trung tâm.[99]

 

Có việc được phép trong các quốc độ ở biên địa không (được phép) ở trung tâm, có việc được phép trong các quốc độ ở trung tâm không (được phép) ở biên địa, có việc được phép trong các quốc độ ở biên địa luôn cả ở trung tâm, có việc không được phép trong các quốc độ ở biên địa luôn cả ở trung tâm.

 

Có loại tội vi phạm ở bên trong không (vi phạm) ở bên ngoài, có loại tội vi phạm ở bên ngoài không (vi phạm) ở bên trong, có loại tội vi phạm ở bên trong luôn cả ở bên ngoài, có loại tội không vi phạm ở bên trong luôn cả ở bên ngoài.

 

Có loại tội vi phạm ở bên trong ranh giới không (vi phạm) ở bên ngoài ranh giới, có loại tội vi phạm ở bên ngoài ranh giới không (vi phạm) ở bên trong ranh giới, có loại tội vi phạm ở bên trong ranh giới luôn cả ở bên ngoài ranh giới, có loại tội không vi phạm ở bên trong ranh giới luôn cả ở bên ngoài ranh giới.

 

Có loại tội vi phạm ở làng không (vi phạm) ở rừng, có loại tội vi phạm ở rừng không (vi phạm) ở làng, có loại tội vi phạm ở làng luôn cả ở rừng, có loại tội không vi phạm ở làng luôn cả ở rừng.[100]

 

11. Bốn sự cáo tội: do thấy rõ sự việc, do thấy rõ tội vi phạm, khước từ việc đồng cộng trú, khước từ phận sự đúng đắn.

 

Bốn nhiệm vụ đầu tiên.[101] Bốn thời điểm thích hợp.[102] Bốn tội pācittiya không vì nguyên nhân khác.[103] Bốn sự đồng ý của các tỳ khưu.[104]

 

Bốn sự thiên vị: thiên vị vì thương, thiên vị vì ghét, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi.

 

Bốn sự không thiên vị: không thiên vị vì thương, không thiên vị vì ghét, không thiên vị vì si mê, không thiên vị vì sợ hãi.

 

12. Vị tỳ khưu vô liêm sỉ chia rẽ hội chúng có bốn yếu tố: trong khi thiên vị vì thương, trong khi thiên vị vì ghét, trong khi thiên vị vì si mê, trong khi thiên vị vì sợ hãi.

 

Vị tỳ khưu hiền thiện làm hợp nhất hội chúng đã bị chia rẽ có bốn yếu tố: trong khi không thiên vị vì thương, trong khi không thiên vị vì ghét, trong khi không thiên vị vì si mê, trong khi không thiên vị vì sợ hãi.

 

Không nên hỏi về Luật (ở) vị tỳ khưu có bốn yếu tố: thiên vị vì thương, thiên vị vì ghét, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi.

 

Vị tỳ khưu có bốn yếu tố: thiên vị vì thương, thiên vị vì ghét, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi không nên hỏi về Luật.

 

Không nên trả lời về Luật cho vị tỳ khưu có bốn yếu tố: thiên vị vì thương, thiên vị vì ghét, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi.

 

Vị tỳ khưu có bốn yếu tố: thiên vị vì thương, thiên vị vì ghét, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi không nên trả lời về Luật.

 

Không nên ban cho sự thẩm vấn (về Luật) đến vị tỳ khưu có bốn yếu tố: thiên vị vì thương, thiên vị vì ghét, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi.

 

Không nên thảo luận về Luật với vị tỳ khưu có bốn yếu tố: thiên vị vì thương, thiên vị vì ghét, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi.

 

13. Có loại tội vị bị bệnh vi phạm vị không bị bệnh không (vi phạm), có loại tội vị không bị bệnh vi phạm vị bị bệnh không (vi phạm), có loại tội vị bị bệnh luôn cả vị không bị bệnh đều vi phạm, có loại tội vị bị bệnh và cả vị không bị bệnh đều không vi phạm.[105]

 

14. Bốn sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai pháp. Bốn sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng pháp.[106]

 

Dứt Nhóm Bốn.

 

*****

 

 

TÓM LƯỢC PHẦN NÀY

 

1. Do lời nói của bản thân, do thân, khi ngủ, và vô ý thức, trong khi vi phạm, và do hành sự, bốn sự phát biểu là tương tợ.

 

2. Của các tỳ khưu và của các tỳ khưu ni, vật dụng, và có sự hiện diện, vào thời điểm không biết, và ở giữa (hội chúng), vị thoát tội, có hai cách tương tợ.

 

3. Sự đạt được, và sự cáo tội, và các hình phạt parivāsa được đề cập đến, vị hành mānatta, (bốn) pháp dung hòa, (bốn) sự thọ lãnh.

 

4. (Bốn) vật dơ quan trọng, các hành sự, lại thêm các hành sự, và các sự hư hỏng, các sự tranh tụng, và các hạng có giới hạnh tồi, các điều làm rạng rỡ, và với vị vãng lai.

 

5. Vị (tỳ khưu) xuất hành, có sự khác biệt về sự việc, và có sự giống nhau, với vị thầy tế độ, thầy dạy học, và duyên cớ, ác hạnh, thiện hạnh.

 

6. Trong khi lấy, và nhân vật, và các vị xứng đáng với chỗ ngồi, và lúc đúng thời, luôn cả điều được phép, được phép ở các xứ ở biên địa.

 

7. Ở bên trong, và ở trong ranh giới, ở làng, và về việc cáo tội, nhiệm vụ đầu tiên, thời điểm được thích hợp, không vì nguyên nhân khác, và với các sự đồng ý.

 

8. Thiên vị, và luôn cả không thiên vị, vị vô liêm sỉ, và với vị hiền thiện, cả hai phần nên vấn, hai phần nên đáp là tương tợ, việc thẩm vấn, và thảo luận, vị bị bệnh và với sự đình chỉ.

 

--ooOoo--

 

 

 

NHÓM NĂM

 

1. Năm loại tội. Năm nhóm tội. Năm sự việc đã được rèn luyện.[107] Năm nghiệp vô gián.[108] Năm hạng người được xác định.[109] Năm tội vi phạm liên quan đến sự cắt bớt.[110] Vị vi phạm tội với năm biểu hiện.[111] Năm loại tội vi phạm do duyên nói dối.[112]

 

2. Vị không thuận theo hành sự với năm biểu hiện: hoặc là không tự mình thực hiện hành sự, hoặc là không thỉnh mời vị khác, hoặc không trao ra sự tùy thuận hay (bày tỏ) sự trong sạch, hoặc là phản đối trong khi hành sự đang được thực hiện, hoặc là có quan điểm là không đúng pháp về hành sự đã được thực hiện.

 

Vị thuận theo hành sự với năm biểu hiện: hoặc là tự mình thực hiện hành sự, hoặc là thỉnh mời vị khác, hoặc là trao ra sự tùy thuận hay (bày tỏ) sự trong sạch, hoặc là không phản đối trong khi hành sự đang được thực hiện, hoặc là có quan điểm là đúng pháp về hành sự đã được thực hiện.

 

3. Năm việc được phép đối với vị tỳ khưu hành pháp khất thực: đi không phải xin phép, vật thực dâng chung nhóm, vật thực thỉnh sau, không phải xác định, không phải chuyển nhượng bữa ăn.[113]

 

4. Vị tỳ khưu, dầu là ác tỳ khưu luôn cả vị có pháp bền vững, không được tin tưởng và bị nghi ngờ khi có năm yếu tố: hoặc là có sự lai vãng với đĩ điếm, hoặc là có sự lai vãng với góa phụ, hoặc là có sự lai vãng với gái lỡ thời, hoặc là có sự lai vãng với người vô căn, hoặc là có sự lai vãng với tỳ khưu ni.

 

5. Năm loại dầu ăn: là dầu mè, dầu hạt mù tạt, dầu có chứa mật ong, dầu cây eraṇḍa, dầu từ mỡ thú.[114]

 

Năm loại mỡ thú: mỡ gấu, mỡ cá, mỡ cá sấu, mỡ heo rừng, mỡ lừa.[115]

 

6. Năm sự suy sụp: suy sụp về thân quyến, suy sụp về của cải, suy sụp vì bệnh hoạn, suy sụp về giới, suy sụp về kiến thức.

 

Năm sự thành tựu: thành tựu về thân quyến, thành tựu về của cải, thành tựu về vô bệnh, thành tựu về giới, thành tựu về kiến thức.

 

7. Năm trường hợp đình chỉ việc nương nhờ ở thầy tế độ: thầy tế độ rời đi, hoặc hoàn tục, hoặc từ trần, hoặc chuyển qua nhóm khác, hoặc sự ra lệnh (đuổi đi) là thứ năm.[116]

 

Năm hạng người không nên cho tu lên bậc trên: người chưa đủ hai mươi tuổi, người có phần cơ thể (bàn tay, v.v...) bị cắt đứt, người không thành tựu về thân thể, người đã làm sai trái trong hành động, người không có đầy đủ (y bát).

 

8. Năm loại vải quăng bỏ: loại ở bãi tha ma, bỏ ở ngoài cửa tiệm, bị chuột gặm, bị mối nhấm, bị lửa cháy.

 

Năm loại vải quăng bỏ khác nữa: loại bị bò nhai, bị dê nhai, y nơi bảo tháp, loại thuộc về lễ đăng quang (của đức vua), vải dành cho tôi tớ.

 

9. Năm sự lấy trộm: lấy đi theo cách trộm cắp, lấy đi bằng bạo lực, lấy đi có tính toán, lấy đi bằng cách che giấu, lấy đi theo lối (tráo) thăm.[117]

 

10. Năm hạng cướp lớn hiện hữu được biết đến ở thế gian.[118]

 

Năm vật không được phân tán.[119]

 

Năm vật không được phân chia.[120]

 

Năm loại tội sanh khởi do thân không do khẩu không do ý.

 

Năm loại tội sanh khởi do thân và do khẩu không do ý.

 

Năm loại tội đưa đến việc sám hối.

 

Năm loại hội chúng.[121]

 

Năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha.[122]

 

Trong các quốc độ vùng biên giới có thể cho tu lên bậc trên với nhóm có vị thứ năm là vị nắm vững về Luật.[123]

 

Năm sự thuận lợi trong việc thành tựu Kaṭhina.[124]

 

Năm loại hành sự.[125]

 

Năm loại tội vi phạm (khi được nhắc nhở) đến lần thứ ba.[126]

 

Vị lấy vật không được cho phạm tội pārājika với năm biểu hiện.[127]

 

Vị lấy vật không được cho phạm tội thullaccaya với năm biểu hiện.

 

Vị lấy vật không được cho phạm tội dukkaṭa với năm biểu hiện.

 

11. Năm vật không đúng phép không nên thọ dụng: vật chưa được cho, vật không được biết rõ, vật chưa làm thành được phép, vật chưa được thọ lãnh, và vật chưa được làm thành đồ thừa.

 

Năm vật đúng phép nên thọ dụng: vật đã được cho, vật đã được biết rõ, vật đã được làm thành được phép, vật đã được thọ lãnh, và vật đã được làm thành đồ thừa.

 

Năm sự bố thí không có phước báu được xem là có phước báu thuộc về thế gian: bố thí chất say, bố thí đến hội hè (nhảy múa), bố thí người nữ, bố thí bò đực (vào giữa đàn bò), bố thí tranh ảnh (gợi cảm).

 

Năm điều đã được sanh lên khó trừ diệt: tham ái đã được sanh lên khó trừ diệt, sân đã được sanh lên khó trừ diệt, si đã được sanh lên khó trừ diệt, sự nói huyên thuyên đã được sanh lên khó trừ diệt, tâm vẩn vơ đã được sanh lên khó trừ diệt.

 

Năm điều lợi ích trong việc quét chổi: làm lắng dịu tâm của bản thân, làm lắng dịu tâm của người khác, chư thiên được hoan hỷ, tích lũy nghiệp đưa đến chốn an vui, khi thân hoại chết đi được sanh về nơi tốt đẹp, cõi trời, trần thế.

 

Năm điều lợi ích khác nữa trong việc quét chổi: làm lắng dịu tâm của bản thân, làm lắng dịu tâm của người khác, chư thiên được hoan hỷ, lời giáo huấn của bậc Đạo Sư đã được thực hành, người đời sau thực hành xu hướng theo quan điểm đúng đắn.

 

12. Vị nắm vững về Luật bị xem là ‘ngu dốt’ khi có năm yếu tố: vị không đưa ra sự giới hạn cho lời nói của mình, vị không đưa ra sự giới hạn cho lời nói của người khác, sau khi không đưa ra sự giới hạn cho lời nói của mình, sau khi không đưa ra sự giới hạn cho lời nói của người khác, vị bảo thực hiện (hành sự) sai pháp với sự không khẳng định.

 

Vị nắm vững về Luật được xem là ‘thông thái’ khi có năm yếu tố: vị đưa ra sự giới hạn cho lời nói của mình, vị đưa ra sự giới hạn cho lời nói của người khác, sau khi đưa ra sự giới hạn cho lời nói của mình, sau khi đưa ra sự giới hạn cho lời nói của người khác, vị bảo thực hiện (hành sự) đúng pháp với sự khẳng định.

 

Vị nắm vững về Luật bị xem là ‘ngu dốt’ khi có năm yếu tố khác nữa: vị không biết về tội, vị không biết về nền tảng của tội, vị không biết về nguồn sanh tội, vị không biết về sự đoạn diệt của tội, vị không biết về sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của tội.[128]

 

Vị nắm vững về Luật được xem là ‘thông thái’ khi có năm yếu tố: vị biết về tội, vị biết về nền tảng của tội, vị biết về nguồn sanh tội, vị biết về sự đoạn diệt của tội, vị biết về sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của tội.

 

Vị nắm vững về Luật bị xem là ‘ngu dốt’ khi có năm yếu tố khác nữa: vị không biết về sự tranh tụng, vị không biết về nền tảng của tranh tụng, vị không biết về nhân sanh của tranh tụng, vị không biết về sự đoạn diệt của tranh tụng, vị không biết về sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của tranh tụng.[129]

 

Vị nắm vững về Luật được xem là ‘thông thái’ khi có năm yếu tố: vị biết về sự tranh tụng, vị biết về nền tảng của tranh tụng, vị biết về nhân sanh của tranh tụng, vị biết về sự đoạn diệt của tranh tụng, vị biết về sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của tranh tụng.

 

Vị nắm vững về Luật bị xem là ‘ngu dốt’ khi có năm yếu tố khác nữa: vị không biết về sự việc, vị không biết về duyên khởi, vị không biết về điều quy định, vị không biết về điều quy định thêm, vị không biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc.[130]

 

Vị nắm vững về Luật được xem là ‘thông thái’ khi có năm yếu tố: vị biết về sự việc, vị biết về duyên khởi, vị biết về điều quy định, vị biết về điều quy định thêm, vị biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc.

 

Vị nắm vững về Luật bị xem là ‘ngu dốt’ khi có năm yếu tố khác nữa: vị không biết về lời đề nghị, vị không biết cách thực hiện với lời đề nghị, vị không thiện xảo về phần (cần trình bày) trước tiên, vị không thiện xảo về các phần kế tiếp, và vị không biết về thời điểm.

 

Vị nắm vững về Luật được xem là ‘thông thái’ khi có năm yếu tố: vị biết về lời đề nghị, vị biết cách thực hiện với lời đề nghị, vị thiện xảo về phần (cần trình bày) trước tiên, vị thiện xảo về các phần kế tiếp, và vị biết về thời điểm.

 

Vị nắm vững về Luật bị xem là ‘ngu dốt’ khi có năm yếu tố khác nữa: vị không biết về sự phạm tội hay không phạm tội; vị không biết tội nhẹ hay nặng; vị không biết tội còn dư sót hay không còn dư sót; vị không biết tội xấu xa hay không xấu xa; vị không khéo được kế thừa theo tuần tự từ các vị thầy, không khéo chú ý, và không khéo suy xét.

 

Vị nắm vững về Luật được xem là ‘thông thái’ khi có năm yếu tố: vị biết về sự phạm tội hay không phạm tội; vị biết tội nhẹ hay nặng; vị biết tội còn dư sót hay không còn dư sót; vị biết tội xấu xa hay không xấu xa; vị khéo được kế thừa theo tuần tự từ các vị thầy, khéo chú ý, và khéo suy xét.

 

Vị nắm vững về Luật bị xem là ‘ngu dốt’ khi có năm yếu tố khác nữa: vị không biết về sự phạm tội hay không phạm tội; vị không biết tội nhẹ hay nặng; vị không biết tội còn dư sót hay không còn dư sót; vị không biết tội xấu xa hay không xấu xa; đối với vị này hai bộ giới bổn Pātimokkha không khéo được truyền thừa với chi tiết, không khéo được phân tích, không khéo được ứng dụng, không khéo được xác định theo từng điều học theo từng từ ngữ.

 

Vị nắm vững về Luật được xem là ‘thông thái’ khi có năm yếu tố: vị biết về sự phạm tội hay không phạm tội; vị biết tội nhẹ hay nặng; vị biết tội còn dư sót hay không còn dư sót; vị biết tội xấu xa hay không xấu xa; đối với vị này hai bộ giới bổn Pātimokkha khéo được truyền thừa với chi tiết, khéo được phân tích, khéo được ứng dụng, khéo được xác định theo từng điều theo từng từ ngữ.

 

Vị nắm vững về Luật bị xem là ‘ngu dốt’ khi có năm yếu tố khác nữa: vị không biết về sự phạm tội hay không phạm tội, vị không biết tội nhẹ hay nặng, vị không biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, vị không biết tội xấu xa hay không xấu xa, và vị không khéo léo về sự phán quyết trong tranh tụng.

 

Vị nắm vững về Luật được xem là ‘thông thái’ khi có năm yếu tố: vị biết về sự phạm tội hay không phạm tội, vị biết tội nhẹ hay nặng, vị biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, vị biết tội xấu xa hay không xấu xa, và vị khéo léo về sự phán quyết trong tranh tụng.

 

13. Năm hạng (hành pháp) sống ở rừng: là vị sống ở rừng do bản tánh ngu khờ do bản tánh si mê; là vị sống ở rừng có ước muốn xấu xa bị thúc giục bởi ước muốn; là vị sống ở rừng do điên khùng do mất trí; là vị sống ở rừng (nghĩ rằng): ‘Được chư Phật và chư Thinh Văn của đức Phật ngợi khen;’ và cũng có vị sống ở rừng chính vì ham muốn ít, chính vì tự biết đủ, chính vì sự từ khước, chính vì sự tách ly, chính vì lợi ích của điều này.

 

Năm hạng (hành pháp) đi khất thực: ―(như trên)― Năm hạng (hành pháp) mặc y paṃsukūla: ―(như trên)― Năm hạng (hành pháp) ngụ ở gốc cây: ―(như trên)― Năm hạng (hành pháp) ngụ ở mộ địa: ―(như trên)― Năm hạng (hành pháp) ngụ ở ngoài trời: ―(như trên)― Năm hạng (hành pháp) chỉ sử dụng ba y: ―(như trên)― Năm hạng (hành pháp) đi khất thực theo từng nhà: ―(như trên)― Năm hạng (hành pháp) về oai nghi ngồi (không nằm): ―(như trên)― Năm hạng (hành pháp) ngụ chỗ ở theo chỉ định: ―(như trên)― Năm hạng (hành pháp) một chỗ ngồi (khi thọ thực): ―(như trên)― Năm hạng (hành pháp) không ăn vật thực dâng sau: ―(như trên)― Năm hạng (hành pháp) thọ thực trong bình bát: là vị thọ thực trong bình bát do bản tánh ngu khờ do bản tánh si mê; là vị thọ thực trong bình bát có ước muốn xấu xa bị thúc giục bởi ước muốn; là vị thọ thực trong bình bát do điên khùng do mất trí; là vị thọ thực trong bình bát (nghĩ rằng): ‘Được chư Phật và chư Thinh Văn của đức Phật ngợi khen;’ và cũng có vị thọ thực trong bình bát chính vì ham muốn ít, chính vì tự biết đủ, chính vì sự từ khước, chính vì sự tách ly, chính vì lợi ích của điều này.

 

14. Vị tỳ khưu có năm yếu tố không nên sống không nương nhờ: vị không biết về lễ Uposatha, vị không biết về hành sự của lễ Uposatha, vị không biết về giới bổn Pātimokkha, vị không biết về cách đọc tụng của giới bổn Pātimokkha, vị chưa đủ năm năm.

 

Vị tỳ khưu có năm yếu tố được sống không nương nhờ: vị biết về lễ Uposatha, vị biết về hành sự của lễ Uposatha, vị biết về giới bổn Pātimokkha, vị biết về cách đọc tụng của giới bổn Pātimokkha, vị năm năm hoặc hơn năm năm.

 

Vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa không nên sống không nương nhờ: vị không biết về lễ Pavāraṇā, vị không biết về hành sự của lễ Pavāraṇā, vị không biết về giới bổn Pātimokkha, vị không biết về cách đọc tụng của giới bổn Pātimokkha, vị chưa đủ năm năm.

 

Vị tỳ khưu có năm yếu tố được sống không nương nhờ: vị biết về lễ Pavāraṇā, vị biết về hành sự của lễ Pavāraṇā, vị biết về giới bổn Pātimokkha, vị biết về cách đọc tụng của giới bổn Pātimokkha, vị năm năm hoặc hơn năm năm.

 

Vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa không nên sống không nương nhờ: vị không biết về sự phạm tội hay không phạm tội, vị không biết tội nhẹ hay nặng, vị không biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, vị không biết tội xấu xa hay không xấu xa, vị chưa đủ năm năm.

 

Vị tỳ khưu có năm yếu tố được sống không nương nhờ: vị biết về sự phạm tội hay không phạm tội, vị biết tội nhẹ hay nặng, vị biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, vị biết tội xấu xa hay không xấu xa, vị năm năm hoặc hơn năm năm.

 

15. Vị tỳ khưu ni có năm yếu tố không nên sống không nương nhờ: vị không biết về lễ Uposatha, vị không biết về hành sự của lễ Uposatha, vị không biết về giới bổn Pātimokkha, vị không biết về cách đọc tụng của giới bổn Pātimokkha, vị chưa đủ năm năm.

 

Vị tỳ khưu ni có năm yếu tố được sống không nương nhờ: vị biết về lễ Uposatha, vị biết về hành sự của lễ Uposatha, vị biết về giới bổn Pātimokkha, vị biết về cách đọc tụng của giới bổn Pātimokkha, vị năm năm hoặc hơn năm năm.

 

Vị tỳ khưu ni có năm yếu tố khác nữa không nên sống không nương nhờ: vị không biết về lễ Pavāraṇā, vị không biết về hành sự của lễ Pavāraṇā, vị không biết về giới bổn Pātimokkha, vị không biết về cách đọc tụng của giới bổn Pātimokkha, vị chưa đủ năm năm.

 

Vị tỳ khưu ni có năm yếu tố được sống không nương nhờ: vị biết về lễ Pavāraṇā, vị biết về hành sự của lễ Pavāraṇā, vị biết về giới bổn Pātimokkha, vị biết về cách đọc tụng của giới bổn Pātimokkha, vị năm năm hoặc hơn năm năm.

 

Vị tỳ khưu ni có năm yếu tố khác nữa không nên sống không nương nhờ: vị không biết về sự phạm tội hay không phạm tội, vị không biết tội nhẹ hay nặng, vị không biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, vị không biết tội xấu xa hay không xấu xa, vị chưa đủ năm năm.

 

Vị tỳ khưu ni có năm yếu tố được sống không nương nhờ: vị biết về sự phạm tội hay không phạm tội, vị biết tội nhẹ hay nặng, vị biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, vị biết tội xấu xa hay không xấu xa, vị năm năm hoặc hơn năm năm.

 

16. Năm điều bất lợi ở vị không được hoan hỷ (do đã tạo nghiệp bất thiện): ngay cả bản thân cũng khiển trách lấy bản thân, các bậc trí quở trách sau khi đã xem xét, tiếng đồn xấu xa lan rộng, bị mê mờ khi từ trần, khi thân hoại chết đi bị sanh vào bất hạnh, cõi khổ, đọa xứ, địa ngục.

 

Năm điều lợi ích ở vị được hoan hỷ (do đã tạo nghiệp thiện): chính bản thân không khiển trách bản thân, các bậc trí ngợi khen sau khi đã xem xét, tiếng đồn tốt đẹp lan rộng, không bị mê mờ khi từ trần, khi thân hoại chết đi được sanh về nơi tốt đẹp, cõi trời, trần thế.

 

Năm điều bất lợi khác nữa ở vị không được hoan hỷ (do đã tạo nghiệp bất thiện): những người chưa có đức tin không an trú vào đức tin, làm thay đổi (niềm tin) của một số người đã có đức tin, lời giáo huấn của bậc Đạo Sư đã không được thực hành, người đời sau không thực hành xu hướng theo quan điểm đúng đắn, tâm của vị ấy không được an trú.

 

Năm điều lợi ích ở vị được hoan hỷ (do đã tạo nghiệp thiện): những người chưa có đức tin an trú vào đức tin, làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin, lời giáo huấn của bậc Đạo Sư đã được thực hành, người đời sau thực hành xu hướng theo quan điểm đúng đắn, tâm của vị ấy được an trú.

 

17. Năm điều bất lợi cho vị thường tới lui các gia đình: vị vi phạm trong việc đi không xin phép, vi phạm việc ngồi ở chỗ kín đáo, vi phạm việc ngồi ở chỗ được che khuất, vi phạm trong khi giảng Pháp quá năm sáu câu cho người nữ, và sống có nhiều tầm cầu về ái dục.

 

Năm điều bất lợi của vị tỳ khưu thường tới lui các gia đình: vị trong khi sống quá nhiều thời gian thân cận các gia đình có sự nhìn thấy người nữ thường xuyên, trong khi có sự nhìn thấy có sự xúc chạm, trong khi có sự xúc chạm có sự thân mật, trong khi có sự thân mật có sự ô nhiễm, điều này được dự đoán cho vị tỳ khưu có tâm bị khởi dục: hoặc là sẽ hành Phạm hạnh không được hoan hỷ, hoặc là sẽ vi phạm tội có ô nhiễm nào đó, hoặc là sẽ từ bỏ sự học tập và sống đời tầm thường.

 

18. Năm loại mầm giống: mầm giống từ rễ, mầm giống từ thân, mầm giống từ mắt chồi, mầm giống từ phần ngọn, mầm giống từ hạt là loại thứ năm.[131]

 

Trái cây nên được thọ dụng với năm cách làm thành được phép đối với Sa-môn: đã được hoại bởi lửa, đã được hoại bởi dao, đã được hoại bởi móng tay, không có hột, và hột đã được lấy ra là cách thứ năm.[132]

 

19. Năm cách làm cho trong sạch: sau khi đọc tụng phần mở đầu, nên thông báo phần còn lại bằng cách đã được nghe; đây là cách làm cho trong sạch thứ nhất. Sau khi đọc tụng phần mở đầu, sau khi đọc tụng bốn điều pārājika, nên thông báo phần còn lại bằng cách đã được nghe; đây là cách làm cho trong sạch thứ nhì. Sau khi đọc tụng phần mở đầu, sau khi đọc tụng bốn điều pārājika, sau khi đọc tụng mười ba điều saṅghādisesa, nên thông báo phần còn lại bằng cách đã được nghe; đây là cách làm cho trong sạch thứ ba. Sau khi đọc tụng phần mở đầu, sau khi đọc tụng bốn điều pārājika, sau khi đọc tụng mười ba điều saṅghādisesa, sau khi đọc tụng hai điều aniyata, nên thông báo phần còn lại bằng cách đã được nghe; đây là cách làm cho trong sạch thứ tư. (Đọc tụng) một cách đầy đủ là cách thứ năm.[133]

 

Năm cách làm cho trong sạch khác nữa: sự đọc tụng giới bổn, lễ Uposatha với lời bày tỏ sự trong sạch, lễ Uposatha với sự chú nguyện, lễ Pavāraṇā, luôn cả lễ Uposatha hợp nhất là thứ năm.

 

20. Năm điều lợi ích cho vị nắm vững về Luật: Giới uẩn của bản thân khéo được gìn giữ khéo được hộ trì, là nơi nương tựa của các vị thường hay có sự ăn năn, là vị phát biểu ở giữa hội chúng với sự tự tin, là vị khuất phục những kẻ đối nghịch một cách khéo léo đúng theo Pháp, là vị thực hành vì sự tồn tại của Chánh Pháp.

 

21. Năm sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp.

 

Năm sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp.

 

Dứt Nhóm Năm.

 

*****

 

 

TÓM LƯỢC PHẦN NÀY

 

1. Tội vi phạm, các nhóm tội, đã được rèn luyện, và (nghiệp) vô gián, các hạng người, và luôn cả việc cắt bớt, vị vi phạm, và các nguyên do.

 

2. Vị không thuận, và thuận, các việc được phép, không tin tưởng, và dầu ăn, mỡ thú, sự suy sụp và thành tựu, các trường hợp đình chỉ (sự nương nhờ), và với hạng người.

 

3. Mộ địa, và đã bị (bò) nhai, sự trộm cắp, được gọi là kẻ cướp, đã không phân tán, đã không phân chia, do thân, do thân và khẩu.

 

4. Sự sám hối, ở nơi hội chúng, việc đọc tụng, vùng biên địa, và với Kaṭhina, các loại hành sự, cho đến lần thứ ba, các tội pārājika, tội thullaccaya, và tội dukkaṭa.

 

5. Không được phép, và được phép, không phước báu, khó trừ diệt, chổi quét, và các điều khác, lời nói, và luôn cả tội nữa.

 

6. Sự tranh tụng, sự việc, lời đề nghị, tội vi phạm, và cả hai phần, các tội nhẹ nặng này, các vị hãy biết rõ tối và sáng.

 

7. Vị ở rừng, và khất thực, mặc y paṃsukūla, ở cội cây, và mộ địa, ở ngoài trời, và (chỉ ba) y, (khất thực) theo tuần tự, vị (thọ oai nghi) ngồi.

 

8. Chỗ ở theo chỉ định, với vị ngăn vật thực dâng sau, và luôn cả vị chỉ thọ trong bát, lễ Uposatha, lễ Pavāraṇā, phạm tội và không tội, những điều này là tối và sáng, các điều ấy của các tỳ khưu ni là tương tợ.

 

9. Hoan hỷ, không hoan hỷ, tương tợ như thế là hai điều khác nữa, về vị thường tới lui các gia đình, mất quá nhiều thời gian, mầm giống, và được phép cho Sa-môn.

 

10. Sự làm cho trong sạch, và luôn cả các điều khác, theo Luật, và sai Pháp, và đúng Pháp đã được đề cập đến tương tợ, được chấm dứt là năm cách làm cho trong sạch.

 

--ooOoo--

 

 

 


[1] Khandakapucchā: có ý nghĩa là ‘các câu hỏi về bộ Khandhaka,’ tức là các câu hỏi về bộ Hợp Phần gồm có Đại PhẩmTiểu Phẩm (ND).

[2] Hai loại tội: Ngài Buddhaghosa giải thích là tội pācittiya 65 về việc cho tu lên bậc trên người chưa đủ 20 tuổi, thầy tế độ phạm tội pācittiya, các vị còn lại phạm tội dukkaṭa (VinA. vii, 1318).

[3] Ba loại tội: là tội thullaccaya cho các vị có dự tính chia rẽ rồi tiến hành lễ Uposatha, tội pācittiya trong việc thực hiện lễ Uposatha với vị bị án treo, và tội dukkaṭa trong nhiều trường hợp khác (Sđd.).

[4] Tức là tội dukkaṭa (Sđd.).

[5] Ba loại tội: là tội thullaccaya đến các vị có dự tính chia rẽ rồi tiến hành lễ Pavāraṇā, tội pācittiya trong việc thực hiện lễ Pavāraṇā với vị bị án treo, và tội dukkaṭa trong nhiều trường hợp khác (Sđd.).

[6] Ba loại tội: là tội thullaccaya về việc sờ mó bộ phận sinh dục bò cái tơ do tâm khởi dục, tội pācittiya 61 trong việc dìm nước các con bò cái tơ và giết chết, và tội dukkaṭa trong nhiều trường hợp khác (Sđd.).

[7] Ba loại tội: là tội thullaccaya về việc mổ xẻ ở xung quanh chỗ kín hai lóng tay, tội pācittiya 33 về việc thọ dụng cháo đặc của người khác khi đã được thỉnh mời của một nơi khác, và tội dukkaṭa trong nhiều trường hợp khác (Sđd.).

[8] Tội thullaccaya về việc mặc biểu tượng của ngoại đạo là (che thân bằng) da linh dương, tội nissaggiya pācittiya thứ nhất trong việc sử dụng y phụ trội, và tội dukkaṭa trong nhiều trường hợp khác (Sđd.).

[9] Một loại tội là tội dukkaṭa (Sđd.).

[10] Hai loại tội: là tội pācittiya 79 về vị đã trao sự thỏa thuận rồi lại phê phán hành sự đúng pháp, và tội dukkaṭa ở những chỗ khác (Sđd.).

[11] Ba loại tội: là tội thullaccaya đối với vị cắt đi dương vật của bản thân, tội pācittiya 37 về việc nhai lại, và tội dukkaṭa ở nhiều trường hợp khác (Sđd.).

[12] Ba loại tội: là tội thullaccaya về việc phân tán các trọng vật của hội chúng, tội pācittiya 17 về việc lôi kéo ra khỏi trú xá của hội chúng, và tội dukkaṭa ở nhiều trường hợp khác (Sđd.).

[13] Hai loại tội: là tội thullaccaya đối với các vị xu hướng theo kẻ chia rẽ hội chúng, và tội pācittiya 32 về vật thực dâng chung nhóm (Sđd.).

[14] Tức là Vattakkhandhakaṃ - chương Phận Sự, số VIII của Cullavagga - Tiểu Phẩm tập 2, TTPV 06 (ND).

[15] Hai loại tội: là tội pācittiya 57 của tỳ khưu ni do không hành lễ Pavāraṇā và tội dukkaṭa ở những trường hợp khác (VinA. vii, 1318).

[16] Các pháp tạo nên tội: là sáu nguồn sanh tội theo ba cửa thân, khẩu, và ý (VinA. vii, 1319).

[17] Các Pháp không tạo nên tội: là bảy pháp dàn xếp sự tranh tụng (Sđd.).

[18] Tội nặng: Nếu không tính đến tội pārājika thì tội saṅghādisesa là tội nặng, và năm tội còn lại là tội nhẹ (Sđd.).

[19] Tội không còn dư sót: là nhóm tội pārājika. Tội còn dư sót: là sáu nhóm tội còn lại (Sđd.).

[20] Tội xấu xa: là nhóm tội pārājikasaṅghādisesa. Tội không xấu xa: là năm nhóm tội còn lại (Sđd.).

[21] Vi phạm bất cứ tội nào với sự cố ý là chướng ngại cho cõi trời và là chướng ngại cho sự giải thoát. Còn vi phạm tội vì không biết cũng đáng chê trách nhưng không là chướng ngại cho cõi trời và sự giải thoát (Sđd.).

[22] Điều quy định do sự chê trách: Từ sāvajjapaññatti được ngài Buddhaghosa giải thích là lokavajja, tức là sự chê trách của thế gian (Sđd.); vì thế từ sāvajjapaññatti được ghi nghĩa Việt như thế.

[23] Tội được sanh lên do làm: nghĩa là trong khi làm thì phạm tội, ví dụ tội pārājika. Tội được sanh lên do không làm: ví dụ như tội không chú nguyện y mới. Tội được sanh lên do làm và không làm: ví dụ như tội bảo xây dựng cốc liêu (Sđd.).

[24] Ngài Buddhaghosa trích dẫn lời giải thích của bộ chú giải Kurundī rằng: Tội vi phạm đầu tiên (pubbāpatti) là tội phạm trước hết. Tội vi phạm đến sau (aparāpatti) là tội phạm thêm trong thời kỳ xứng đáng hình phạt mānatta. Tội kế tiếp của các tội vi phạm đầu tiên (pubbātīnaṃ antarāpatti) là tội phạm thêm trong thời kỳ đang thực hành hình phạt parivāsa. Tội kế tiếp của các tội vi phạm đến sau (aparāpattīnaṃ antarāpatti) là tội phạm thêm trong thời kỳ đang thực hành hình phạt mānatta (Sđd. 1319-1320).

[25] Tội đã sám hối được tính đến: nghĩa là tội nào đã được sám hối với ý định: ‘Sau khi buông bỏ gánh nặng, ta sẽ không vi phạm nữa,’ (Sđd. 1320).

[26] Tội đã sám hối không được tính đến: nghĩa là tội nào đã được sám hối vẫn không buông bỏ gánh nặng bởi vì tâm không trong sạch, vẫn còn có sự gắng sức. Chính tội này dầu đã được sám hối nhưng không được tính là đã sám hối. Là tội pārājika của tỳ khưu ni ở vào sự việc thứ tám (Sđd.).

[27] Tội là lỗi trầm trọng và tội là lỗi không trầm trọng được ngài Buddhaghosa giải thích là tội nặng và tội nhẹ như phần ở trên (Sđd.).

[28] Tội (có nghiệp) xác định là năm nghiệp vô gián như giết cha, giết mẹ, v.v... (Sđd. 1320).

[29] Người không thể phạm tội là chư Phật Chánh Đẳng Giác và chư Phật Độc Giác (Sđd.).

[30] Là sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha (Sđd. 1321). Xem Cullavagga - Tiểu Phẩm tập 2, TTPV 07, chương IX.

[31] Tội vi phạm của vị đã đạt sự thành tựu và tội vi phạm của vị chưa đạt sự thành tựu: Ví dụ như hai tội về việc tuyên bố pháp thượng nhân của vị có thực chứng và của vị không có thực chứng (Sđd. 1321).

[32] Tội vi phạm liên quan đến Chánh Pháp: Như tội dạy đọc Pháp theo từng câu, v.v... (Sđd.).

[33] Tội vi phạm liên quan đến vật dụng của người khác: Ví dụ như tội vi phạm do việc trải ra giường ghế của hội chúng ở ngoài trời đến khi ra đi không thu dọn, v.v... (Sđd.).

[34] Nói lời dâm dật với người nữ dầu là sự thật bị vi phạm tội nặng, nói về pháp thượng nhân có chứng đắc đến người chưa tu lên bậc trên là nói sự thật vi phạm tội nhẹ (Sđd.).

[35] Khoác lác về pháp thượng nhân không chứng đắc là nói láo vi phạm tội nặng, nói dối cố tình là nói láo vi phạm tội nhẹ (Sđd.).

[36] Liên quan đến phận sự của vị tỳ khưu xuất hành và vãng lai lúc ra đi hoặc lúc đi đến tu viện (Sđd.).

[37] Tội vi phạm trong khi áp dụng: Ví dụ như vị tỳ khưu ni áp dụng việc làm sạch sẽ bằng nước sâu quá hai lóng tay. Tội vi phạm trong khi không áp dụng: Ví dụ như vị tỳ khưu không áp dụng cách làm dấu y mới (Sđd.).

[38] Tội vi phạm trong khi thọ trì: Ví dụ như thọ trì pháp câm nín của ngoại đạo. Còn tội vi phạm trong khi không thọ trì: Ví dụ như vị bị hình phạt lại không thực hành các phận sự (Sđd. 1322).

[39] Tội vi phạm trong khi cắt đứt: Ví dụ như việc vị tỳ khưu cắt đứt dương vật. Còn tội vi phạm trong khi không cắt đứt: Ví dụ như không cắt tóc và móng tay chân (Sđd.).

[40] Tội vi phạm trong khi che đậy: Ví dụ như che đậy tội lỗi. Còn tội vi phạm trong khi không che đậy: Ví dụ như vị tỳ khưu bị mất y không dùng cỏ hoặc lá cây che lại rồi đi (Sđd.).

[41] Xem Mahāvagga - Đại Phẩm tập 2, TTPV 05, chương X, trang 335.

[42] addhānahīno aṅgahīno được ghi nghĩa theo Chú Giải (VinA. vii, 1323).

[43] Người không thành tựu về thân thể: như là người vô căn, người lưỡng căn, loài thú. Còn người đã làm sai trái trong hành động: như là kẻ trộm tướng mạo sa-môn, kẻ giết cha, kẻ giết mẹ, v.v... (Sđd. 1323).

[44] Xem Mahāvagga - Đại Phẩm tập 2,  TTPV 05, chương IX, trang 263.

[45] Sđd., trang 265.

[46] Sự thọ dụng bên trong là sự thọ thực và và sự thọ dụng bên ngoài là việc thoa xức dầu ở đầu, tay, chân, v.v... (VinA. vii, 1324).

[47] Điều này và hai điều kế xin xem các điều pācittiya tương ứng 2, 3, 32 (ND).

[48] Xem Mahāvagga - Đại Phẩm tập 1, TTPV 04, chương III, trang 347.

[49] Xem Cullavagga – Tiểu Phẩm tập 2, TTPV 07, chương IX.

[50] Ví dụ như tội làm đức Phật chảy máu là loại thứ nhất, vấn đề xưng hô vị thâm niên hơn là ‘āvuso’ và ‘āyasmā’ là loại thứ hai, các tội còn lại là loại thứ ba (VinA. vii, 1324).

[51] Ví dụ như tội ăn thêm thức ăn không phải là còn thừa là loại thứ nhất, ăn sái giờ là loại thứ hai, các tội còn lại là loại thứ ba (Sđd.).

[52] Ví dụ như tội ngủ chung nhà là loại thứ nhất, nghỉ ban ngày không đóng cửa lớn là loại thứ hai, các tội còn lại là loại thứ ba (Sđd.).

[53] Ví dụ như trường hợp vị tỳ khưu ngu dốt thiếu kinh nghiệm (nghĩ rằng): ‘Ta được mười năm’ hoặc ‘Ta hơn mười năm,’ rồi bảo tập thể phục vụ, vị được mười năm (thâm niên) phạm tội, vị kém mười năm (thâm niên) không phạm; đây là loại thứ nhất. Trường hợp vị tỳ khưu mới tu hoặc trung niên (nghĩ rằng): ‘Ta là thông thái có kinh nghiệm’ rồi bảo tập thể phục vụ, vị kém mười năm (thâm niên) phạm tội, vị mười năm (thâm niên) không phạm; đây là loại thứ nhì. Còn các tội khác thì vị mười năm (thâm niên) hoặc kém mười năm (thâm niên) đều phạm, là loại thứ ba (VinA. vii, 1325).

[54] Giải nghĩa tương tợ như trên với trường hợp sống nương nhờ (Sđd.).

[55] Trường hợp có tâm thiện ví dụ như vị tỳ khưu dạy người chưa tu lên bậc trên đọc Pháp theo từng câu hoặc thuyết Pháp đến người nữ quá năm sáu câu. Trường hợp có tâm bất thiện như là tội cố gắng làm xuất ra tinh dịch, tội xúc chạm với người nữ. Trường hợp có tâm vô ký là nói về việc phạm tội của các bậc Thánh A-la-hán, ví dụ như việc ngài Anuruddha ngụ chung nhà với người nữ (Sđd.).

[56] Có thọ lạc như là trường hợp vị tỳ khưu thực hiện việc đôi lứa. Có thọ khổ như trường hợp vị tỳ khưu sân hận bất bình rồi bôi nhọ vị tỳ khưu khác với tội pārājika. Có thọ không khổ không lạc là khi phạm tội với tâm quân bình (Sđd.).

[57] Ba cách phân phát thẻ: Xem Cullavagga – Tiểu Phẩm tập 1, TTPV 06, chương IV, các trang 413-415.

[58] Chỉ có tám Trọng Pháp của tỳ khưu ni là sự quy định khi (sự việc) chưa xảy ra (VinA. vii, 1302).

[59] Tội vi phạm vào hạ huyền không vi phạm vào thượng huyền: Ví dụ như không vào mùa (an cư) mưa, thì phạm tội vào ngày 16 thuộc hạ huyền. Tội vi phạm vào thượng huyền không vi phạm vào hạ huyền: Như là không thực hiện lễ Pavāraṇā vào ngày cuối của mùa (an cư) thời kỳ đầu là phạm tội vào ngày 15, thuộc thượng huyền. Tội vi phạm vào hạ huyền luôn cả vào thượng huyền: là đề cập đến các tội khác. Phần được phép và không được phép kế tiếp được giải thích tương tợ (Sđd. 1325).

[60] Việc không chú nguyện để dùng chung y tắm mưa sau bốn tháng mùa mưa là loại tội vi phạm trong mùa lạnh. Tìm kiếm y tắm mưa trong mùa nắng lúc chưa đến thời kỳ là tội vi phạm trong mùa nóng. Có y tắm mưa vẫn tắm lõa thể là loại tội vi phạm trong mùa mưa (Sđd. 1325-1326).

[61] Vấn đề này và vấn đề kế tiếp được ngài Buddhaghosa giải thích có liên quan đến việc hành lễ UposathaPavāraṇā của hội chúng, của nhóm, và của cá nhân (Sđd. 1326).

[62] Ba thời điểm phân phối chỗ trú ngụ: Ngày kế ngày rằm của tháng Āsāḷhā (tương đương ngày 16 tháng sáu âm lịch, tức là ngày đầu tiên của mùa an cư mùa mưa đợt đầu) là thời điểm trước nên phân phối, một tháng kế sau ngày rằm của tháng Āsāḷhā là thời điểm sau nên phân phối, một ngày sau lễ Pavāraṇā cho đến lần an cư mùa mưa kế là thời điểm trung gian nên phân phối (Cullavagga – Tiểu Phẩm tập 2, TTPV 07, chương VI, trang 195).

[63] Loại tội vị bị bệnh vi phạm vị không bệnh không vi phạm: Ví dụ như trường hợp vị tỳ khưu bị bệnh cần loại dược phẩm này lại yêu cầu loại khác. Loại tội vị không bệnh vi phạm vị bị bệnh không vi phạm: là trường hợp vị không bị bệnh yêu cầu dược phẩm. Loại tội vị bị bệnh luôn cả vị không bệnh vi phạm: là các tội còn lại (VinA. vii, 1326).

[64] Xem Cullavagga – Tiểu Phẩm tập 2, TTPV 07, chương IX, các trang 437-453.

[65] Ba hình phạt parivāsa và ba hình phạt mānatta xem ở Sđd., chương III. Hình phạt mānatta nửa tháng là dành riêng cho tỳ khưu ni. Xem Bhikkhunīvibhaṅga - Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni, TTPV 03, chương II, trang 91.

[66] Xem Cullavagga – Tiểu Phẩm tập 1, TTPV 06, chương II, trang 167.

[67] Tội vi phạm ở bên trong không (vi phạm) ở bên ngoài: Ví dụ như tội chen vào chỗ ngụ có vị tỳ khưu khác đã đến trước rồi nằm xuống. Tội vi phạm ở bên ngoài không (vi phạm) ở bên trong: ví dụ như việc trải ra giường ghế của hội chúng ở ngoài trời rồi ra đi không thu dọn. Tội vi phạm ở bên trong luôn cả ở bên ngoài: là các tội còn lại (VinA. vii, 1326).

[68] Ngài Buddhaghosa giải thích ba vấn đề này có liên quan đến các phận sự của vị vãng lai là loại thứ nhất, vị xuất hành là loại thứ nhì, và các phận sự còn lại là loại thứ ba (Sđd. 1326-1327). Xem các phận sự ở Cullavagga – Tiểu Phẩm tập 2, TTPV 07, chương VIII.

[69] Cullavagga – Tiểu Phẩm tập 1, TTPV 06, chương IV, các trang 355-357.

[70] Xem Cullavagga – Tiểu Phẩm tập 1, TTPV 06, chương I, trang 15.                                 

[71] Liên quan đến tội pācittiya 32 về vật thực dâng chung nhóm.

[72] Cullavagga – Tiểu Phẩm tập 2, TTPV 07, chương V, các trang 79-83.

[73] Mahāvagga – Đại Phẩm tập 1, TTPV 04, chương V, trang 499

[74] Cullavagga – Tiểu Phẩm tập 2, TTPV 07, chương V, trang 75.

[75] Có tội vi phạm do lời nói của bản thân là phạm tội do khẩu, thoát tội do lời nói của bản thân là do việc sám hối, có tội vi phạm do lời nói của người khác là tội có tuyên ngôn nhắc nhở, thoát tội do lời nói của người khác là thoát tội do tuyên ngôn hành sự trong việc giải tội saṅghādisesa (VinA. vii, 1328-1329).

[76] Thoát khỏi tội do thân là cách dùng cỏ che lấp của pháp dàn xếp tranh tụng (Sđd. 1329).

[77] Có tội vi phạm vô ý thức là vị vi phạm tội không có sự liên quan của tâm, thoát tội có ý thức là vị thoát khỏi tội có sự liên quan của tâm, có tội vi phạm có ý thức là vị vi phạm tội có sự liên quan của tâm, thoát tội vô ý thức là cách dùng cỏ che lấp (Sđd.).

[78] Tội trong lúc sám hối thì vi phạm: Liên quan việc các tỳ khưu phạm tội giống nhau, ví dụ tội pācittiya, như vậy trong lúc sám hối tội pācittiya thì vi phạm tội dukkaṭa, trong lúc vi phạm tội dukkaṭa thì thoát khỏi tội pācittiya, trong lúc thoát khỏi tội pācittiya thì vi phạm tội dukkaṭa (Sđd.).

[79] Có tội vi phạm do hành sự: ví dụ như việc không chịu từ bỏ tà kiến ác với sự nhắc nhở của hội chúng, thoát tội không do hành sự: như trong lúc sám hối. Có tội vi phạm không do hành sự: như việc làm xuất ra tinh dịch, thoát tội do hành sự như việc thực hành hành phạt parivāsa, v.v... (Sđd.). Phần còn lại nên được giải thích tương tợ.

[80] Xem điều học pācittiya thứ nhất về việc cố tình nói dối (Pācittiyapāḷi Bhikkhuvibhaṅga - Phân Tích Giới Tỳ Khưu tập 2, TTPV 02, trang 5).

[81] Bốn loại vật dụng: Vật dụng của bản thân là loại thứ nhất, vật dụng của hội chúng là loại thứ nhì, vật dụng dùng ở bảo tháp là loại thứ ba, vật dụng của hàng tại gia là loại thứ tư (VinA. vii, 1329-1330).

[82] Ở đây là với sự hiện diện hoặc với sự vắng mặt của hội chúng. Được giải thích tương tợ phần [b] ở trên (Sđd. 1330).

[83] Được giải thích tương tợ phần [c] của trang 37 về tội vi phạm vô ý thức và có ý thức (Sđd.).

[84] Là sự thay đổi giới tính của vị tỳ khưu hoặc vị tỳ khưu ni. Ngủ chung chỗ trú ngụ là tội được đề cập đến (Sđd.).

[85] Thoát khỏi tội do sự xuất hiện của phái tính: Khi thay đổi giới tính, những tội thuộc loại quy định riêng đã vi phạm thì được thoát tội (Sđd.).

[86] Xem Cullavagga – Tiểu Phẩm tập 1, TTPV 06, chương II, trang 189.

[87] Được ghi lại nghĩa Việt theo Chú Giải: ‘cattāro sāmukkaṃsāti cattāro mahāpadesā’ (VinA. vii, 1330). Xem chi tiết về bốn pháp dung hòa ở Mahāvagga – Đại Phẩm tập 2, TTPV 05, chương VI, trang 107.

[88] Xem thêm điều học pācittiya 40 về tăm xỉa răng (Pācittiyapāḷi Bhikkhuvibhaṅga - Phân Tích Giới Tỳ Khưu tập 2, TTPV 02, trang 251); và bốn loại vật dơ có tính quan trọng (Mahāvagga – Đại Phẩm tập 2, TTPV 05, chương VI, trang 17).

[89] Xem Mahāvagga – Đại Phẩm tập 2, TTPV 05, chương IX, trang 247.

[90] Xem Cullavagga – Tiểu Phẩm tập 1, TTPV 06, chương IV, trang 377.

[91] Các tội do không thực hành phận sự của vị vãng lai là phần thứ nhất, các tội do không thực hành phận sự của vị thường trú là phần thứ nhì, các tội do không thực hành các phận sự khác, các tội được quy định riêng cho một hội chúng thì vị vãng lai luôn cả vị thường trú đều không vi phạm (VinA. vii, 1331). Nhóm bốn kế tiếp được giải thích tương tợ.

[92] Có sự khác biệt về sự việc không có sự khác biệt về tội vi phạm: Ví dụ như bốn tội pārājika có sự khác biệt về sự việc không có sự khác biệt về tội vi phạm. Có sự khác biệt về tội vi phạm không có sự khác biệt về sự việc: Ví dụ như việc xúc chạm cơ thể, tỳ khưu phạm saṅghādisesa còn tỳ khưu ni phạm pārājika; hoặc việc nhai tỏi, tỳ khưu phạm dukkaṭa, còn tỳ khưu ni phạm pācittiya. Có sự khác biệt về sự việc và có sự khác biệt về tội vi phạm: là khi so sánh các nhóm tội này với nhóm tội khác. Không có sự khác biệt về sự việc và không có sự khác biệt về tội vi phạm: là các tội quy định chung cho các tỳ khưu và các tỳ khưu ni (Sđd.). Nhóm bốn kế tiếp về ‘có sự giống nhau và không có sự giống nhau’ nên được giải thích tương tợ.

[93] Có tội thầy tế độ vi phạm đệ tử không (vi phạm): là phận sự của thầy tế độ. Có tội đệ tử vi phạm thầy tế độ không (vi phạm) là phận sự của đệ tử. Có tội thầy tế độ luôn cả đệ tử đều vi phạm là các phận sự còn lại. Có tội thầy tế độ và đệ tử đều không vi phạm là các tội được quy định riêng cho một hội chúng, còn hội chúng kia không vi phạm. Nhóm bốn kế tiếp về thầy dạy học và học trò nên được giải thích tương tợ (Sđd. 1331-1332).

[94] Xem chi tiết ở Mahāvagga – Đại Phẩm tập 1, TTPV 04, chương III, các trang 373-379.

[95] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng: “Trong khi tự tay lấy đi (bước đi) một bước hoặc hơn một bước vi phạm tội nặng, trong khi ra lệnh vị khác với lời chỉ thị rằng: ‘Hãy mang đi chưa tới một bước’ vi phạm tội nhẹ. Ba phần còn lại nên được hiểu theo phương thức này” (VinA. vii, 1332).

[96] Về người xứng đáng và không xứng đáng về việc đảnh lễ và việc đứng dậy: Trường hợp vị đang thọ thực trong nhà ăn không thể đứng dậy đối với vị thâm niên hơn là trường hợp thứ nhất, vị mới tu đối với vị thâm niên hơn đang thực hành parivāsa là trường hợp thứ nhì, vị mới tu đối với vị thâm niên hơn là trường hợp thứ ba, và ngược lại là trường hợp thứ tư. Nhóm bốn kế được giải thích tương tợ (Sđd.).

[97] Tội vi phạm lúc đúng thời không (vi phạm) lúc sái thời: là sau khi đã ngăn vật thực rồi lại thọ dụng thêm. Tội vi phạm lúc sái thời không (vi phạm) lúc đúng thời: là thọ dụng vật thực sái thời. Tội vi phạm lúc đúng thời luôn cả lúc sái thời: là các tội còn lại. Tội không vi phạm lúc đúng thời luôn cả lúc sái thời: là trường hợp thứ tư liên quan đến các điều đã được quy định riêng cho một hội chúng (Sđd.).

[98] Vật thọ lãnh được phép lúc đúng thời không được phép lúc sái thời: như là vật thực thọ lãnh trước bữa ăn. Thức uống là vật được phép thọ lãnh vào lúc sái thời và không được phép lúc đúng thời khi đã để qua ngày hôm sau. Vật thọ lãnh được phép lúc đúng thời luôn cả lúc sái thời như là vật dùng trong bảy ngày hoặc vật dùng đến suốt đời. Vật thọ lãnh không được phép lúc đúng thời luôn cả lúc sái thời ví dụ như loại thịt không được phép (Sđd.).

[99] Tội vi phạm trong các quốc độ ở biên địa không (vi phạm) ở trung tâm: như việc kết ranh giới ở trên biển. Tội vi phạm trong các quốc độ ở trung tâm không (vi phạm) ở biên địa: ví dụ như cho tu lên bậc trên với nhóm năm vị, tắm rửa thường xuyên, đồ trải lót bằng da thú, dép có nhiều lớp, v.v... (Xem Mahāvagga – Đại Phẩm tập 1, TTPV 04, chương V, các trang 513-515). Tội vi phạm trong các quốc độ ở biên địa luôn cả ở trung tâm: là các tội còn lại. Tội không vi phạm trong các quốc độ ở biên địa luôn cả ở trung tâm là các tội quy định riêng cho một hội chúng, hội chúng kia dầu có thực hiện cũng không vi phạm (VinA. vii, 1332-1333). Nhóm bốn kế tiếp được giải thích tương tợ.

[100] Tội vi phạm ở làng không (vi phạm) ở rừng: là các điều học sekhiya. Tội vi phạm ở rừng không (vi phạm) ở làng: như vị tỳ khưu ni đang chờ đợi trời sáng. Tội vi phạm ở làng luôn cả ở rừng: như tội nói dối, v.v... Tội không vi phạm ở làng luôn cả ở rừng: là các tội quy định riêng cho một hội chúng, hội chúng kia không phạm (Sđd. 1333).

[101] Bốn nhiệm vụ đầu tiên là đề cập đến các nhiệm vụ trong ngày Uposatha hoặc Pavāraṇā như quét dọn, đèn, nước, chỗ ngồi; hoặc bốn nhiệm vụ đầu tiên khác là việc đem lại sự tùy thuận và bày tỏ sự trong sạch, tính đếm mùa tiết, tính đếm số lượng tỳ khưu, và việc giáo giới (Sđd.).

[102] Bốn thời điểm thích hợp là: vào ngày lễ Uposatha, các vị tỳ khưu với số lượng cần thiết cho hành sự đã đến, các vị không phạm đồng tội, các nhân vật phạm tội không hiện diện (Sđd.).

[103] Là các tội pācittiya 16, 42, 77, 78 vì có câu ‘etadeva paccayaṃ karitvā anaññaṃ pācittiyaṃ’ nghĩa là: ‘Sau khi thực hiện chỉ nguyên nhân ấy không điều nào khác thì phạm tội pācittiya ’ (Sđd.).

[104] Bốn sự đồng ý của các tỳ khưu: là đề cập đến việc không phạm các tội nissaggiya pācittiya 2, 14, 29 và tội pācittiya 9 do đã có được sự đồng ý của hội chúng tỳ khưu (Sđd.).

[105] Có tội vị bị bệnh vi phạm: là trường hợp vị bị bệnh cần loại dược phẩm này lại yêu cầu loại khác. Có tội vị không bị bệnh vi phạm: là trường hợp vị không bị bệnh yêu cầu dược phẩm. Có tội vị bị bệnh luôn cả vị không bị bệnh đều vi phạm: ví dụ như tội nói dối, v.v... Có tội vị bị bệnh và cả vị không bị bệnh đều không vi phạm: là các tội quy định riêng cho một hội chúng (Sđd.).

[106] Xem Cullavagga – Tiểu Phẩm tập 2, TTPV 07, chương IX, các trang 437-453.

[107] Năm sự việc đã được rèn luyện: Sự hạn chế, sự khống chế, sự kềm chế, sự tránh xa, sự không làm, sự không hành động, sự không vi phạm, sự không vượt qua lằn ranh, sự cắt đứt mối liên hệ với năm nhóm tội (Parivārapāḷi - Tập Yếu tập 1, TTPV 08, trang 317).

[108] Năm nghiệp vô gián: là giết cha, giết mẹ, giết vị A-la-hán, làm (đức Phật) chảy máu, và chia rẽ hội chúng (ND).

[109] Năm hạng người được xác định: là năm hạng người đã thực hiện năm nghiệp vô gián ở trên (Sđd. 1334).

[110] Năm tội vi phạm liên quan đến sự cắt bớt: là năm tội pācittiya 87, 89, 90, 91, 92 liên quan đến việc cắt bớt vật làm quá kích thước là chân giường, tọa cụ, y đắp ghẻ, y tắm mưa, và y có kích thước y của đức Thiện Thệ (Sđd.).

[111] Vị vi phạm tội với năm biểu hiện: là vị vô liêm sỉ, không có trí tuệ, bản chất xấu xa, lầm tưởng là được phép trong điều không được phép, lầm tưởng là không được phép trong điều được phép (Sđd.).

[112] Năm loại tội vi phạm do duyên nói dối: là tội pārājika, thullaccaya, dukkaṭa, saṅghādisesa, và pācittiya (Sđd.).

[113] Năm việc được phép đối với vị tỳ khưu hành pháp (đầu đà) khất thực: ‘Đi không phải xin phép’ là không phải báo cho vị tỳ khưu hiện diện khi đi đến các gia đình trước hay sau bữa ăn, hai điều ‘vật thực dâng chung nhóm’ và ‘vật thực thỉnh sau’ là không phải phạm tội đối với hai điều học pācittiya 32 và 33 của tỳ khưu, về ‘không phải xác định’ là không phải bận tâm xác định trường hợp được phép trong trường hợp vật thực dâng chung nhóm, ‘không phải chuyển nhượng bữa ăn’ là không phải thực hiện việc ấy khi nhận phần vật thực thỉnh sau (Sđd.).

[114] Năm loại dầu ăn được thấy ở điều học pācittiya 39 (Pācittiyapāḷi Bhikkhuvibhaṅga - Phân Tích Giới Tỳ Khưu tập 2, TTPV 02, trang 247).

[115] Năm loại mỡ thú: Xem Mahāvagga – Đại Phẩm tập 2, TTPV 05, chương VI, trang 7.

[116] Năm trường hợp đình chỉ nương nhờ ở thầy tế độ: Xem Mahāvagga – Đại Phẩm tập 1, TTPV 04, chương I, trang 157.

[117] Câu chuyện lấy trộm theo lối tráo thăm được thấy ở điều pārājika thứ nhì ở phần các câu chuyện dẫn giải (Pārājikapāḷi - Phân Tích Giới Tỳ Khưu tập 1, TTPV 01, trang 131).

[118] Năm hạng cướp lớn: Xem điều pārājika thứ tư về khoe khoang pháp thượng nhân (Sđd. 197-199).

[119] Năm vật không được phân tán: Xem Cullavagga – Tiểu Phẩm tập 2, TTPV 07, chương VI, các trang 203-205.

[120] Năm vật không được phân chia: (Sđd. 207-209).

[121] Năm loại hội chúng: Hội chúng tỳ khưu với nhóm bốn vị, hội chúng tỳ khưu với nhóm năm vị, hội chúng tỳ khưu với nhóm mười vị, hội chúng tỳ khưu với nhóm hai mươi vị, hội chúng tỳ khưu với nhóm trên hai mươi vị (Mahāvagga – Đại Phẩm tập 2, TTPV 05, chương IX, trang 255).

[122] Năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha: Gồm bốn cách đọc tóm tắt và cách đọc tụng chi tiết là cách thứ năm (Mahāvagga – Đại Phẩm tập 1, TTPV 04, chương II, trang 271).

[123] Việc tu lên bậc trên ở các xứ vùng biên giới: (Sđd., chương V, trang 513).

[124] Năm sự thuận lợi trong việc thành tựu Kaṭhina: Xem Mahāvagga – Đại Phẩm tập 2, TTPV 05, chương VII, trang 111.

[125] Năm loại hành sự: là hành sự khiển trách, hành sự chỉ dạy, hành sự xua đuổi, hành sự hòa giải, và hành sự án treo gồm có ba được tính gộp chung thành một (VinA. vii, 1334).

[126] Năm loại tội vi phạm khi được nhắc nhở đến lần thứ ba: gồm có giới pārājika thứ 3 của tỳ khưu ni đề cập 3 loại tội là pārājika, thullaccaya, dukkaṭa, và tội saṅghādisesa của tỳ khưu về việc chia rẽ hội chúng và pācittiya về tội không chịu từ bỏ tà kiến ác (Sđd.).

[127] Vấn đề này và hai vấn đế kế tiếp liên quan đến tội pārājika thứ nhì về trộm cắp (ND).

[128] Vị không biết về tội (như pārājika, saṅghādisesa, v.v...), vị không biết gốc của tội (là thân và khẩu), vị không biết nguồn sanh tội (do thân không do khẩu không do ý, v.v...), vị không biết sự đoạn diệt của tội (là sự sám hối), vị không biết sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của tội là bảy cách dàn xếp (VinA. vii, 1337-1338).

[129] Nhóm năm về sự tranh tụng: Sự tranh tụng tức là bốn sự tranh tụng. Nguồn sanh khởi của sự tranh tụng có 33: sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi có 12, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách có 14, sự tranh tụng liên quan đến tội có 6, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ có 1. Nhân sanh sự tranh tụng là nguồn sanh khởi sự tranh tụng: sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi sanh lên nương vào 18 sự việc làm chia rẽ hội chúng, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách sanh lên do bốn điều hư hỏng, sự tranh tụng liên quan đến tội sanh lên do bảy nhóm tội, và sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ sanh lên với bốn hành sự của hội chúng. Không biết sự đoạn diệt của sự tranh tụng: là không xác định được quan điểm theo Pháp, theo Luật, theo lời dạy của bậc Đạo Sư. Không biết sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của sự tranh tụng là không biết các sự tranh tụng được giải quyết bằng các cách dàn xếp nào (VinA. vii, 1338).

[130] Không biết về sự việc: là không biết về sự việc của tội pārājika, của tội saṅghādisesa, ... của bảy nhóm tội. Không biết về duyên khởi: là không biết các tội đã được quy định ở đâu. Không biết về sự quy định: là không biết sự quy định ban đầu của mỗi điều học. Không biết về sự quy định thêm: là không biết sự quy định thêm về sau. Không biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc: là không biết sự việc theo phương thức liên hệ đến lời nói và liên hệ đến sự xác định (Sđd.).

[131] Năm loại mầm giống: Đã được thấy ở điều học pācittiya 11 của tỳ khưu (Pācittiyapāḷi Bhikkhuvibhaṅga - Phân Tích Giới Tỳ Khưu tập 2, TTPV 02, trang 109).

[132] Năm cách làm thành được phép đối với Sa-môn: Xem Cullavagga – Tiểu Phẩm tập 1, TTPV 06, chương V, trang 15.

[133] Năm cách làm cho trong sạch: tương tợ với năm cách đọc tụng giới bổn Pātimokkha (Mahāvagga – Đại Phẩm tập 1, TTPV 04, chương II, trang 271).

 

 

 

 

   
 

| 00 | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 |

 
 

<Mục Lục><Đầu Trang>