|
TAM TẠNG PĀLI - VIỆT tập 02
PHÂN TÍCH GIỚI TỲ KHƯU tập II ẤN BẢN 2013 Người Dịch: Tỳ khưu Indacanda (Đọc với font VU- Times và Acrobat Reader) |
|||
|
6. 8. PHẨM (NÓI) THEO PHÁP
6. 8. 1. ĐIỀU HỌC VỀ (NÓI) THEO PHÁP
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Kosambī, tu viện Ghosita. Vào lúc bấy giờ, đại đức Channa hành xử sai nguyên tắc. Các tỳ khưu đă nói như vầy: - “Này đại đức Channa, chớ có hành động như thế, điều này không được phép.” Vị ấy nói như vầy: - “Này các đại đức, tôi sẽ không thực hành điều học này cho đến khi nào tôi c̣n chưa hỏi vị tỳ khưu khác kinh nghiệm rành rẽ về Luật.”
2. Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao khi được các tỳ khưu nói theo Pháp đại đức Channa lại nói như vầy: ‘Này các đại đức, tôi sẽ không thực hành điều học này cho đến khi nào tôi c̣n chưa hỏi vị tỳ khưu khác kinh nghiệm rành rẽ về Luật’?” ―(như trên)― “Này Channa, nghe nói khi được các tỳ khưu nói theo Pháp ngươi lại nói như vầy: ‘Này các đại đức, tôi sẽ không thực hành điều học này cho đến khi nào tôi c̣n chưa hỏi vị tỳ khưu khác kinh nghiệm rành rẽ về Luật,’ có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này kẻ rồ dại, v́ sao khi được các tỳ khưu nói theo Pháp ngươi lại nói như vầy: ‘Này các đại đức, tôi sẽ không thực hành điều học này cho đến khi nào tôi c̣n chưa hỏi vị tỳ khưu khác kinh nghiệm rành rẽ về Luật’? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu nào khi được các tỳ khưu nói theo Pháp lại nói như vầy: ‘Này các đại đức, tôi sẽ không thực hành điều học này cho đến khi nào tôi c̣n chưa hỏi vị tỳ khưu khác kinh nghiệm rành rẽ về Luật’ th́ phạm tội pācittiya.’ Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu trong lúc học tập nên hiểu rơ, nên thắc mắc, nên suy xét. Đây là sự đúng đắn trong trường hợp ấy.”
3. Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―
Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ư nghĩa này.
(Bởi) các tỳ khưu: (bởi) các vị tỳ khưu khác.
Theo Pháp nghĩa là điều ǵ đă được đức Thế Tôn quy định là điều học, điều ấy gọi là theo Pháp, nên được nói với điều ấy.
Lại nói như vầy: “Này các đại đức, tôi sẽ không thực hành điều học này cho đến khi nào tôi c̣n chưa hỏi vị tỳ khưu khác kinh nghiệm rành rẽ về Luật, c̣n chưa hỏi vị Pháp sư thông thái, kinh nghiệm, trí tuệ, nghe nhiều;” vị nói th́ phạm tội pācittiya.
Vị đă tu lên bậc trên, nhận biết là đă tu lên bậc trên, vị nói như thế th́ phạm tội pācittiya. Vị đă tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị nói như thế th́ phạm tội pācittiya. Vị đă tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, vị nói như thế th́ phạm tội pācittiya.
Khi được nói về điều không được quy định (nghĩ rằng): “Thực hành điều này không đưa đến sự đoạn trừ, không đưa đến sự từ khước, không đưa đến sự hoan hỷ, không đưa đến sự giảm thiểu, không đưa đến sự ra sức nỗ lực” rồi nói như vầy: “Này đại đức, tôi sẽ không thực hành điều học này cho đến khi nào tôi c̣n chưa hỏi vị tỳ khưu khác kinh nghiệm, rành rẽ về Luật, vị Pháp sư thông thái, trí tuệ, nghe nhiều;” vị nói th́ phạm tội dukkaṭa.
Khi được người chưa tu lên bậc trên nói về điều đă được quy định hoặc không được quy định (nghĩ rằng): “Thực hành điều này không đưa đến sự đoạn trừ, không đưa đến sự từ khước, không đưa đến sự hoan hỷ, không đưa đến sự giảm thiểu, không đưa đến sự ra sức nỗ lực” rồi nói như vầy: “Này đạo hữu, tôi sẽ không thực hành điều học này cho đến khi nào tôi c̣n chưa hỏi vị tỳ khưu khác kinh nghiệm, rành rẽ về Luật, vị Pháp sư thông thái, trí tuệ, nghe nhiều;” vị nói th́ phạm tội dukkaṭa.
Người chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đă tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa.
(Với) vị trong lúc học tập: (với) vị có ư muốn học tập.
Nên hiểu rơ: nên biết rơ.
Nên thắc mắc: ‘Thưa ngài, điều này là thế nào, ư nghĩa của điều này là ǵ?’
Nên suy xét: nên suy nghĩ, nên cân nhắc.
Đây là sự đúng đắn trong trường hợp ấy: đây là sự hợp lư trong trường hợp ấy.
Vị nói rằng: ‘Tôi sẽ biết, tôi sẽ học tập,’ vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều học về (nói) theo Pháp là thứ nhất.
--ooOoo--
6. 8. 2. ĐIỀU HỌC VỀ VIỆC GÂY RA SỰ BỐI RỐI
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bằng nhiều phương thức thuyết giảng về Luật cho các tỳ khưu, ngợi khen về Luật, ngợi khen sự nghiên cứu về Luật, ngợi khen đại đức Upāli như thế này như thế khác. Các tỳ khưu (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn bằng nhiều phương thức thuyết giảng về Luật, ngợi khen về Luật, ngợi khen về sự nghiên cứu Luật, ngợi khen đại đức Upāli như thế này như thế khác. Này các đại đức, vậy chúng ta hăy học thông thạo về Luật từ đại đức Upāli.” Và các vị ấy gồm nhiều tỳ khưu trưởng lăo, mới tu, và trung niên học thông thạo về Luật từ đại đức Upāli.
2. Khi ấy, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đă bàn bạc điều này: “Này các đại đức, hiện nay nhiều vị tỳ khưu trưởng lăo, mới tu, và trung niên học thông thạo về Luật từ đại đức Upāli. Nếu các vị này được thành tựu kiến thức về Luật, họ sẽ lôi và quay chúng ta theo cách thức như ư thích, vào thời điểm như ư thích, lâu mau như ư thích. Này các đại đức, vậy chúng ta hăy chê bai Luật.” Sau đó, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đi đến gặp các tỳ khưu và nói như vầy: - “Được việc ǵ với các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng được đọc tụng này? Chúng chỉ đem lại sự ăn năn, sự bực bội, sự bối rối thôi!”
3. Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư lại chê bai Luật?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi chê bai Luật, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― “Này những kẻ rồ dại, v́ sao các ngươi lại chê bai Luật ? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Khi giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng, vị tỳ khưu nào nói như vầy: ‘Được việc ǵ với các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng được đọc tụng này? Chúng chỉ đem lại sự ăn năn, sự bực bội, sự bối rối thôi!’ Khi có sự chê bai điều học th́ phạm tội pācittiya.”
4. Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―
Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ư nghĩa này.
Khi giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng: trong khi đang đọc tụng, hoặc trong khi đang bảo (người khác) đọc tụng, hoặc trong khi đang học.
Nói như vầy: Vị chê bai Luật đến vị đă tu lên bậc trên rằng: “Được việc ǵ với các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng được đọc tụng này? Chúng chỉ đem lại sự ăn năn, sự bực bội, sự bối rối thôi! Những ai học thông thạo việc này các vị ấy có sự ăn năn, có sự bực bội, có sự bối rối. Những ai không học thông thạo việc này các vị ấy không có sự ăn năn, không có sự bực bội, không có sự bối rối. Phần này là không được đọc tụng, phần này là không được học tập, phần này là không được học thông thạo, phần này là không được duy tŕ, Luật hăy biến mất hay là các tỳ khưu này hăy là những người không được thành tựu kiến thức” th́ phạm tội pācittiya.
5. Vị đă tu lên bậc trên, nhận biết là đă tu lên bậc trên, vị chê bai Luật th́ phạm tội pācittiya. Vị đă tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị chê bai Luật th́ phạm tội pācittiya. Vị đă tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, vị chê bai Luật th́ phạm tội pācittiya.
6. Vị chê bai Pháp khác th́ phạm tội dukkaṭa. Vị chê bai Luật hoặc Pháp khác đến người chưa tu lên bậc trên th́ phạm tội dukkaṭa.
7. Người chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đă tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa.
8. Vị không có ư định chê bai rồi nói rằng: “Này, đến khi nào ngươi học thông thạo về các bài Kinh hoặc các bài kệ hoặc Vi Diệu Pháp rồi sẽ học thông thạo về Luật sau,” vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều học về việc gây ra sự bối rối là thứ nh́.
--ooOoo--
6. 8. 3. ĐIỀU HỌC VỀ SỰ GIẢ VỜ NGU DỐT
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư sau khi hành xử không đúng nguyên tắc (nghĩ rằng): “Hăy để các vị hay biết rằng: ‘Chúng ta đă phạm tội v́ không biết,’” rồi trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng lại nói như vầy: - “Ngay giờ đây chúng tôi mới hay biết rằng điều học này đă được truyền lại trong giới bổn, đă được đầy đủ trong giới bổn, và được đưa ra đọc tụng vào mỗi nửa tháng.”
2. Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng lại nói như vầy: ‘Ngay giờ đây chúng tôi mới hay biết rằng điều học này đă được truyền lại trong giới bổn, đă được đầy đủ trong giới bổn, và được đưa ra đọc tụng vào mỗi nửa tháng’?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng các ngươi nói như vầy: ‘Ngay giờ đây chúng tôi mới hay biết rằng điều học này đă được truyền lại trong giới bổn, đă được đầy đủ trong giới bổn, và được đưa ra đọc tụng vào mỗi nửa tháng,’ có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này những kẻ rồ dại, v́ sao trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng các ngươi lại nói như vầy: ‘Ngay giờ đây chúng tôi mới hay biết rằng điều học này đă được truyền lại trong giới bổn, đă được đầy đủ trong giới bổn, và được đưa ra đọc tụng vào mỗi nửa tháng’? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu nào trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng vào mỗi nửa tháng lại nói như vầy: ‘Ngay giờ đây tôi mới hay biết rằng điều học này đă được truyền lại trong giới bổn, đă được đầy đủ trong giới bổn, và được đưa ra đọc tụng vào mỗi nửa tháng.’ Nếu các vị tỳ khưu khác biết rơ về vị tỳ khưu ấy rằng: ‘Vị tỳ khưu này trước đây đă có ngồi hai hoặc ba lần trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng, nói nhiều hơn nữa làm ǵ.’ Vị tỳ khưu ấy không có được sự vô tội v́ không biết. Và trong trường hợp đó, (vị ấy) đă vi phạm tội nào th́ nên được hành xử theo pháp về tội ấy. Hơn nữa, sự ngu dốt nên được khẳng định đối với vị ấy rằng: ‘Này đại đức, ngươi đây không có sự lợi ích, ngươi đây đă nhận lănh điều xấu là việc trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng ngươi lại không khéo chăm chú và tác ư.’ Đây là tội pācittiya trong sự ngu dốt ấy.”
3. Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―
Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ư nghĩa này.
Vào mỗi nửa tháng: vào mỗi kỳ lễ Uposatha.
Trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng: trong khi (vị đọc giới bổn) đang đọc tụng.
Nói như vầy: Sau khi hành xử không đúng nguyên tắc, vị (nghĩ rằng): “Hăy để các vị hay biết rằng: ‘Ta đă phạm tội v́ không biết,’” rồi trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng lại nói như vầy: “Ngay giờ đây tôi mới hay biết rằng điều học này đă được truyền lại trong giới bổn, đă được đầy đủ trong giới bổn, và được đưa ra đọc tụng vào mỗi nửa tháng” th́ phạm tội dukkaṭa.
4. Nếu các vị tỳ khưu khác biết rơ về vị tỳ khưu có ư định giả vờ ngu dốt ấy rằng: “Vị tỳ khưu này trước đây đă có ngồi hai hoặc ba lần trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng, nói nhiều hơn nữa làm ǵ.” Vị tỳ khưu ấy không có được sự vô tội v́ không biết. Và trong trường hợp đó, (vị ấy) đă vi phạm tội nào th́ nên được hành xử theo pháp về tội ấy. Hơn nữa, sự ngu dốt của vị ấy nên được khẳng định. Và này các tỳ khưu, nên khẳng định như vầy. Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:
Bạch các ngài, xin hội chúng hăy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) không khéo chăm chú và tác ư trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên khẳng định về sự ngu dốt của vị tỳ khưu tên (như vầy). Đây là lời đề nghị.
Bạch các ngài, xin hội chúng hăy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) không khéo chăm chú và tác ư trong lúc giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng. Hội chúng khẳng định về sự ngu dốt của vị tỳ khưu tên (như vầy). Đại đức nào đồng ư việc khẳng định về sự ngu dốt của vị tỳ khưu tên (như vầy) xin im lặng; vị nào không đồng ư có thể nói lên.
Sự ngu dốt của vị tỳ khưu tên (như vầy) đă được hội chúng khẳng định. Sự việc được hội chúng đồng ư nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”
Khi sự ngu dốt chưa được khẳng định, vị giả vờ ngu dốt th́ phạm tội dukkaṭa. Khi sự ngu dốt đă được khẳng định, vị giả vờ ngu dốt th́ phạm tội pācittiya.
Hành sự đúng pháp, nhận biết là hành sự đúng pháp, vị giả vờ ngu dốt th́ phạm tội pācittiya. Hành sự đúng pháp, có sự hoài nghi, vị giả vờ ngu dốt th́ phạm tội pācittiya. Hành sự đúng pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai pháp, vị giả vờ ngu dốt th́ phạm tội pācittiya.
Hành sự sai pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng pháp, phạm tội dukkaṭa. Hành sự sai pháp, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Hành sự sai pháp, nhận biết là hành sự sai pháp th́ vô tội.
Vị chưa được nghe (giới bổn được đọc tụng) một cách chi tiết, vị đă được nghe (giới bổn được đọc tụng) một cách chi tiết chưa tới hai hoặc ba lần, vị không có ư định giả vờ ngu dốt, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều học về sự giả vờ ngu dốt là thứ ba.
--ooOoo--
6. 8. 4. ĐIỀU HỌC VỀ CÚ ĐÁNH
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư nổi giận, bất b́nh rồi tung cú đánh vào các tỳ khưu nhóm Mười Bảy Sư. Các vị ấy khóc lóc. Các tỳ khưu đă nói như vầy: - “Này các đại đức, v́ sao các vị khóc lóc vậy?” - “Thưa các đại đức, các tỳ khưu nhóm Lục Sư này nổi giận, bất b́nh rồi tung cú đánh vào chúng tôi.”
2. Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư khi nổi giận, bất b́nh lại tung cú đánh vào các tỳ khưu?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi nổi giận, bất b́nh rồi tung cú đánh vào các tỳ khưu, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này những kẻ rồ dại, v́ sao các ngươi khi nổi giận, bất b́nh lại tung cú đánh vào các tỳ khưu vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu nào nổi giận, bất b́nh rồi tung cú đánh vào vị tỳ khưu th́ phạm tội pācittiya.”
3. Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―
Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ư nghĩa này.
Vào vị tỳ khưu: vào vị tỳ khưu khác.
Nổi giận, bất b́nh: không được hài ḷng, có tâm bực bội, nảy sanh ḷng cay cú.
Tung cú đánh: vị tung cú đánh bằng thân, hoặc bằng vật gắn liền với thân, hoặc vật ném ra, ngay cả bằng lá sen th́ phạm tội pācittiya.
Vị đă tu lên bậc trên, nhận biết là đă tu lên bậc trên, vị nổi giận bất b́nh rồi tung cú đánh th́ phạm tội pācittiya. Vị đă tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị nổi giận bất b́nh rồi tung cú đánh th́ phạm tội pācittiya. Vị đă tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, vị nổi giận bất b́nh rồi tung cú đánh th́ phạm tội pācittiya.
Vị nổi giận bất b́nh rồi tung cú đánh vào người chưa tu lên bậc trên th́ phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đă tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa.
Khi bị hăm hại bởi bất cứ người nào vị có ư định thoát thân rồi tung cú đánh, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều học về cú đánh là thứ tư.
--ooOoo--
6. 8. 5. ĐIỀU HỌC VỀ SỰ GIÁ TAY (DỌA ĐÁNH)
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư nổi giận, bất b́nh rồi giá tay dọa đánh[1] các tỳ khưu nhóm Mười Bảy Sư. Các vị ấy dầu được thoát khỏi cú đánh vẫn khóc lóc. Các tỳ khưu đă nói như vầy: - “Này các đại đức, v́ sao các vị khóc lóc vậy?” - “Thưa các đại đức, các tỳ khưu nhóm Lục Sư này nổi giận, bất b́nh rồi giá tay dọa đánh chúng tôi.”
2. Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư khi nổi giận, bất b́nh lại giá tay dọa đánh các tỳ khưu?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi nổi giận, bất b́nh rồi giá tay dọa đánh các tỳ khưu, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― “Này những kẻ rồ dại, v́ sao các ngươi khi nổi giận, bất b́nh lại giá tay dọa đánh các tỳ khưu vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu nào nổi giận, bất b́nh rồi giá tay dọa đánh vị tỳ khưu th́ phạm tội pācittiya.”
3. Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―
Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ư nghĩa này.
Vị tỳ khưu: vị tỳ khưu khác.
Nổi giận, bất b́nh: không được hài ḷng, có tâm bực bội, nảy sanh ḷng cay cú.
Giá tay dọa đánh: vị đưa lên (phần) thân (của ḿnh), hoặc vật gắn liền với thân, ngay cả bằng lá sen th́ phạm tội pācittiya.
Vị đă tu lên bậc trên, nhận biết là đă tu lên bậc trên, vị nổi giận bất b́nh rồi giá tay dọa đánh th́ phạm tội pācittiya. Vị đă tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị nổi giận bất b́nh rồi giá tay dọa đánh th́ phạm tội pācittiya. Vị đă tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, vị nổi giận bất b́nh rồi giá tay dọa đánh th́ phạm tội pācittiya.
Vị nổi giận bất b́nh rồi giá tay dọa đánh người chưa tu lên bậc trên th́ phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đă tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa.
Khi bị hăm hại bởi bất cứ người nào vị có ư định thoát thân rồi giá tay dọa đánh, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều học về sự giá tay (dọa đánh) là thứ năm.
--ooOoo--
6. 8. 6. ĐIỀU HỌC VỀ KHÔNG CÓ NGUYÊN CỚ
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư bôi nhọ vị tỳ khưu về tội saṅghādisesa không có nguyên cớ.
2. Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư lại bôi nhọ vị tỳ khưu về tội saṅghādisesa không có nguyên cớ?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi bôi nhọ vị tỳ khưu về tội saṅghādisesa không có nguyên cớ, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này những kẻ rồ dại, v́ sao các ngươi lại bôi nhọ vị tỳ khưu về tội saṅghādisesa không có nguyên cớ vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu nào bôi nhọ vị tỳ khưu về tội saṅghādisesa không có nguyên cớ th́ phạm tội pācittiya.”
3. Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―
Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ư nghĩa này.
Vị tỳ khưu: vị tỳ khưu khác.
Không có nguyên cớ nghĩa là không được thấy, không được nghe, không bị nghi ngờ.
Về tội saṅghādisesa: về bất cứ tội nào thuộc nhóm mười ba tội.
Bôi nhọ: vị buộc tội hoặc bảo (người khác) buộc tội th́ phạm tội pācittiya.
Vị đă tu lên bậc trên, nhận biết là đă tu lên bậc trên, vị bôi nhọ về tội saṅghādisesa không có nguyên cớ th́ phạm tội pācittiya. Vị đă tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị bôi nhọ về tội saṅghādisesa không có nguyên cớ th́ phạm tội pācittiya. Vị đă tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, vị bôi nhọ về tội saṅghādisesa không có nguyên cớ th́ phạm tội pācittiya.
Vị bôi nhọ với sự hư hỏng về hạnh kiểm hoặc với sự hư hỏng về tri kiến th́ phạm tội dukkaṭa. Vị bôi nhọ người chưa tu lên bậc trên th́ phạm tội dukkaṭa.
Người chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đă tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa.
Vị buộc tội hoặc bảo (người khác) buộc tội theo sự nhận biết, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều học về không có nguyên cớ là thứ sáu.
--ooOoo--
6. 8. 7. ĐIỀU HỌC VỀ CỐ Ư
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư cố ư gợi lên nỗi nghi hoặc ở nơi các tỳ khưu nhóm Mười Bảy Sư (nói rằng): - “Này các đại đức, điều học đă được đức Thế Tôn quy định rằng: ‘Không được cho tu lên bậc trên người chưa đủ hai mươi tuổi.’ Và các ngươi chưa đủ hai mươi tuổi đă được tu lên bậc trên, không lẽ các ngươi là người chưa được tu lên bậc trên?” Các vị ấy khóc lóc. Các tỳ khưu đă nói như vầy: - “Này các đại đức, v́ sao các vị khóc lóc vậy?” - “Thưa các đại đức, các tỳ khưu nhóm Lục Sư này cố ư gợi lên nỗi nghi hoặc ở nơi chúng tôi.”
2. Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư lại cố ư gợi lên nỗi nghi hoặc ở nơi các tỳ khưu?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi cố ư gợi lên nỗi nghi hoặc ở nơi các tỳ khưu, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này những kẻ rồ dại, v́ sao các ngươi lại cố ư gợi lên nỗi nghi hoặc ở nơi các tỳ khưu vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu nào cố ư gợi lên nỗi nghi hoặc ở nơi vị tỳ khưu (nghĩ rằng): ‘Như thế sẽ làm cho vị này không được thoải mái dầu chỉ trong chốc lát,’ sau khi thực hiện chỉ nguyên nhân ấy không điều nào khác th́ phạm tội pācittiya.”
3. Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―
Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ư nghĩa này.
Ở nơi vị tỳ khưu: ở nơi vị tỳ khưu khác.
Cố ư: sự vi phạm trong khi biết, trong khi có ư định, sau khi đă suy nghĩ, sau khi đă khẳng định.
Gợi lên nỗi nghi hoặc: Vị gợi lên nỗi nghi hoặc (nói rằng): ‘Ta nghĩ rằng ngươi chưa đủ hai mươi tuổi mà đă được tu lên bậc trên, ta nghĩ rằng ngươi đă thọ thực lúc sái thời, ta nghĩ rằng ngươi đă uống men say, ta nghĩ rằng ngươi đă ngồi với người nữ ở chỗ kín đáo’ th́ phạm tội pācittiya.
Sau khi thực hiện chỉ nguyên nhân ấy không điều nào khác: không có bất cứ nguyên nhân nào khác để gợi lên nỗi nghi hoặc.
Vị đă tu lên bậc trên, nhận biết là đă tu lên bậc trên, vị cố ư gợi lên nỗi nghi hoặc th́ phạm tội pācittiya. Vị đă tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị cố ư gợi lên nỗi nghi hoặc th́ phạm tội pācittiya. Vị đă tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, vị cố ư gợi lên nỗi nghi hoặc th́ phạm tội pācittiya.
Vị cố ư gợi lên nỗi nghi hoặc ở nơi người chưa tu lên bậc trên th́ phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đă tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa.
Vị không có ư định gợi lên nỗi nghi hoặc rồi nói rằng: ‘Ta nghĩ rằng ngươi chưa đủ hai mươi tuổi mà đă được tu lên bậc trên, ta nghĩ rằng ngươi đă thọ thực lúc sái thời, ta nghĩ rằng ngươi đă uống men say, ta nghĩ rằng ngươi đă ngồi với người nữ ở chỗ kín đáo. Này ngươi hăy biết lấy, ngươi chớ có nghi hoặc về sau này,’ vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều học về cố ư là thứ bảy.
--ooOoo--
6. 8. 8. ĐIỀU HỌC VỀ VIỆC NGHE LÉN
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư xung đột với các tỳ khưu hiền thiện. Các tỳ khưu hiền thiện nói như vầy: - “Này các đại đức, các tỳ khưu nhóm Lục Sư này không có liêm sỉ, không có thể xung đột với các vị này được.” Các tỳ khưu nhóm Lục Sư nói như vầy: - “Này các đại đức, v́ sao các vị lại lên án chúng tôi bằng cách nói là không có liêm sỉ?” - “Này các đại đức, các vị đă nghe ở đâu?” - “Chúng tôi đă đứng nghe lén các đại đức.”
2. Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư lại đứng nghe lén các tỳ khưu đă nảy sanh sự xung đột, đă nảy sanh sự căi cọ, đă tiến đến sự tranh luận?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi đứng nghe lén các tỳ khưu đă nảy sanh sự xung đột, đă nảy sanh sự căi cọ, đă tiến đến sự tranh luận, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này những kẻ rồ dại, v́ sao các ngươi lại đứng nghe lén các tỳ khưu đă nảy sanh sự xung đột, đă nảy sanh sự căi cọ, đă tiến đến sự tranh luận vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu nào đứng nghe lén các tỳ khưu đă nảy sanh sự xung đột, đă nảy sanh sự căi cọ, đă tiến đến sự tranh luận (nghĩ rằng): ‘Những người này nói điều ǵ, ta sẽ nghe lời ấy,’ sau khi thực hiện chỉ nguyên nhân ấy không điều nào khác th́ phạm tội pācittiya.”
3. Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―
Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ư nghĩa này.
(Của) các tỳ khưu: (của) các vị tỳ khưu khác.
Đứng nghe lén: “Sau khi lắng nghe những người này, ta sẽ quở trách, ta sẽ nhắc nhở, ta sẽ làm cho hối lỗi, ta sẽ làm cho nhớ lại, ta sẽ làm cho xấu hổ” rồi đi đến th́ phạm tội dukkaṭa. Tại nơi nào, vị (ấy) đứng và nghe được th́ phạm tội pācittiya. Trong khi đang đi ở phía sau, vị đi nhanh hơn (nghĩ rằng): “Ta sẽ lắng nghe” th́ phạm tội dukkaṭa. Tại nơi nào, vị (ấy) đứng và nghe được th́ phạm tội pācittiya. Trong khi đang đi ở phía trước, vị đi chậm lại (nghĩ rằng): “Ta sẽ lắng nghe” th́ phạm tội dukkaṭa. Tại nơi nào, vị (ấy) đứng và nghe được th́ phạm tội pācittiya. Sau khi đi đến chỗ đứng hoặc chỗ ngồi hoặc chỗ nằm của vị tỳ khưu, nên tằng hắng, nên báo hiệu cho vị đang nói biết. Nếu không tằng hắng hoặc báo hiệu cho biết th́ phạm tội pācittiya.
Sau khi thực hiện chỉ nguyên nhân ấy không điều nào khác: không có bất cứ nguyên nhân nào khác để đứng nghe lén.
Vị đă tu lên bậc trên, nhận biết là đă tu lên bậc trên, vị đứng nghe lén th́ phạm tội pācittiya. Vị đă tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị đứng nghe lén th́ phạm tội pācittiya. Vị đă tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, vị đứng nghe lén th́ phạm tội pācittiya.
Vị đứng nghe lén người chưa tu lên bậc trên th́ phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đă tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Người chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa.
(Nghĩ rằng): ‘Sau khi lắng nghe những người này, ta sẽ hạn chế, ta sẽ kềm chế, ta sẽ dập tắt (sự việc), ta sẽ tự ḿnh thoát ra’ rồi đi đến, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều học về việc nghe lén là thứ tám.
--ooOoo--
6. 8. 9. ĐIỀU HỌC VỀ VIỆC NGĂN CẢN HÀNH SỰ
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư sau khi hành xử sai nguyên tắc lại phản đối trong khi hành sự đang được thực hiện cho từng vị một.
Vào lúc bấy giờ, hội chúng đă tụ họp lại do công việc cần làm nào đó. Các tỳ khưu nhóm Lục Sư trong lúc đang làm y đă trao ra sự tùy thuận đến một vị. Khi ấy, hội chúng (bàn bạc rằng): “Này các đại đức, các tỳ khưu nhóm Lục Sư chỉ có mỗi một vị đă đi đến, vậy chúng ta hăy thực hiện hành sự cho vị ấy” rồi đă thực hiện hành sự cho vị ấy. Sau đó, vị tỳ khưu ấy đă đi đến gặp các tỳ khưu nhóm Lục Sư. Các tỳ khưu nhóm Lục Sư đă nói với vị tỳ khưu ấy điều này: - “Này đại đức, hội chúng đă làm ǵ?” - “Này các đại đức, hội chúng đă thực thi hành sự đến tôi.” - “Này đại đức, chúng tôi đă không trao ra sự tùy thuận v́ mục đích của việc ấy (là việc): ‘Sẽ thực hiện hành sự cho đại đức.’ Và này đại đức, nếu chúng tôi biết rằng: ‘Sẽ thực hiện hành sự cho đại đức’ th́ chúng tôi đă không trao ra sự tùy thuận.”
2. Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư sau khi trao ra sự tùy thuận cho những hành sự đúng pháp sau đó lại tiến hành việc phê phán?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi sau khi trao ra sự tùy thuận cho những hành sự đúng pháp sau đó lại tiến hành việc phê phán, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này những kẻ rồ dại, v́ sao các ngươi sau khi trao ra sự tùy thuận cho những hành sự đúng pháp sau đó lại tiến hành việc phê phán vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu nào sau khi trao ra sự tùy thuận cho những hành sự đúng pháp sau đó lại tiến hành việc phê phán th́ phạm tội pācittiya.”
3. Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―
Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ư nghĩa này.
Hành sự đúng pháp nghĩa là hành sự công bố, hành sự với lời thông báo, hành sự với lời thông báo đến lần thứ nh́, hành sự với lời thông báo đến lần thứ tư được thực hiện theo Pháp, theo Luật, theo lời dạy của bậc Đạo Sư; việc này gọi là hành sự đúng pháp. Sau khi trao ra sự tùy thuận, vị phê phán th́ phạm tội pācittiya.
Hành sự đúng pháp, nhận biết là hành sự đúng pháp, vị sau khi trao ra sự tùy thuận rồi phê phán th́ phạm tội pācittiya. Hành sự đúng pháp, có sự hoài nghi, vị sau khi trao ra sự tùy thuận rồi phê phán th́ phạm tội dukkaṭa. Hành sự đúng pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai pháp, vị sau khi trao ra sự tùy thuận rồi phê phán th́ vô tội.
Hành sự sai pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng pháp, phạm tội dukkaṭa. Hành sự sai pháp, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Hành sự sai pháp, nhận biết là hành sự sai pháp th́ vô tội.
Vị phê phán trong khi biết rằng: ‘Hành sự đă được thực hiện sai pháp hoặc theo phe nhóm hoặc đến vị không đáng bị hành sự,’ vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều học về việc ngăn cản hành sự là thứ chín.
--ooOoo--
6. 8. 10. ĐIỀU HỌC VỀ VIỆC BỎ ĐI KHÔNG TRAO RA SỰ TÙY THUẬN
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, hội chúng đă tụ họp lại do công việc cần làm nào đó. Các tỳ khưu nhóm Lục Sư trong lúc đang làm y đă trao ra sự tùy thuận cho một vị. Khi ấy, hội chúng (bàn bạc rằng): “Hội chúng đă tụ hội lại v́ mục đích của hành sự nào th́ chúng ta sẽ thực hiện hành sự ấy” rồi đă thiết lập lời đề nghị. Khi ấy, vị tỳ khưu ấy (nói rằng): - “Các vị này thực hiện hành sự đến từng vị một giống y như vầy. Các đại đức sẽ thực hiện hành sự đến vị nào đây?” Sau khi không trao ra sự tùy thuận rồi đă từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi.
2. Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao trong khi lời quyết định đang được tuyên bố ở hội chúng vị tỳ khưu không trao ra sự tùy thuận lại từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi?” ―(như trên)― “Này tỳ khưu, nghe nói trong khi lời quyết định đang được tuyên bố ở hội chúng ngươi không trao ra sự tùy thuận rồi từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này kẻ rồ dại, v́ sao trong khi lời quyết định đang được tuyên bố ở hội chúng, ngươi không trao ra sự tùy thuận lại từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi vậy? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu nào, trong khi lời quyết định đang được tuyên bố ở hội chúng, không trao ra sự tùy thuận rồi từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi th́ phạm tội pācittiya.”
3. Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―
Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ư nghĩa này.
Trong khi lời quyết định (đang được tuyên bố) ở hội chúng nghĩa là sự việc đă được kể ra nhưng chưa được quyết định, hoặc là lời đề nghị vừa mới được thiết lập, hoặc là tuyên ngôn của hành sự chưa được hoàn thành.
(Sau khi) không trao ra sự tùy thuận rồi từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi: (Nghĩ rằng): “Làm cách nào để hành sự này là không thể duy tŕ, là theo phe nhóm, không thể thực hiện” rồi đi th́ phạm tội dukkaṭa. Vị ĺa xa khỏi tập thể một tầm tay (1 mét 25) th́ phạm tội dukkaṭa. Khi đă ĺa khỏi th́ phạm tội pācittiya.
Hành sự đúng pháp, nhận biết là hành sự đúng pháp, vị không trao ra sự tùy thuận rồi từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi th́ phạm tội pācittiya. Hành sự đúng pháp, có sự hoài nghi, vị không trao ra sự tùy thuận rồi từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi th́ phạm tội dukkaṭa. Hành sự đúng pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai pháp, vị không trao ra sự tùy thuận rồi từ chỗ ngồi đứng dậy và bỏ đi th́ vô tội.
Hành sự sai pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng pháp, phạm tội dukkaṭa. Hành sự sai pháp, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Hành sự sai pháp, nhận biết là hành sự sai pháp th́ vô tội.
Vị (nghĩ rằng): ‘Sẽ có sự xung đột, hoặc sự căi cọ, hoặc sự tranh luận, hoặc sự tranh căi đến hội chúng’ rồi đi, (nghĩ rằng): ‘Sẽ có sự chia rẽ hội chúng hoặc là sự bất đồng trong hội chúng’ rồi đi, (nghĩ rằng): ‘Hội chúng sẽ thực hiện hành sự hoặc là sai pháp, hoặc là theo phe nhóm, hoặc là đến vị không xứng đáng với hành sự’ rồi đi, vị bị bệnh rồi đi, vị đi v́ công việc cần làm đối với vị bị bệnh, vị bị khó chịu v́ đại tiện hoặc tiểu tiện rồi đi, vị không có ư định làm xáo trộn hành sự (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ quay trở lại’ rồi đi, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều học về việc bỏ đi không trao ra sự tùy thuận là thứ mười.
--ooOoo--
6. 8. 11. ĐIỀU HỌC VỀ VỊ DABBA
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, Veḷuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, đại đức Dabba Mallaputta phân bố chỗ cư ngụ và sắp xếp các bữa ăn cho hội chúng. Và vị đại đức ấy có y đă tàn tạ. Vào lúc bấy giờ, có một y được phát sanh đến hội chúng. Khi ấy, hội chúng đă cho y ấy đến đại đức Dabba Mallaputta. Các tỳ khưu nhóm Lục Sư phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Các tỳ khưu trao phần lợi lộc thuộc về hội chúng thuận theo sự quen biết.”
2. Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư cùng với hội chúng hợp nhất đă cho y sau đó lại tiến hành việc phê phán?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi cùng với hội chúng hợp nhất đă cho y sau đó lại tiến hành việc phê phán, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này những kẻ rồ dại, v́ sao các ngươi cùng với hội chúng hợp nhất đă cho y sau đó lại tiến hành việc phê phán vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu nào cùng với hội chúng hợp nhất đă cho y sau đó lại tiến hành việc phê phán rằng: ‘Các tỳ khưu trao phần lợi lộc thuộc về hội chúng thuận theo sự quen biết’ th́ phạm tội pācittiya.”
3. Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―
Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ư nghĩa này.
Hội chúng hợp nhất nghĩa là có sự đồng cộng trú được thiết lập trong cùng ranh giới.
Y nghĩa là bất cứ loại y nào thuộc về sáu loại y (có kích thước) tối thiểu cần phải chú nguyện để dùng chung.
(Sau khi) đă cho: sau khi đích thân cho.
Thuận theo sự quen biết nghĩa là thuận theo t́nh bạn bè, thuận theo sự đồng quan điểm, thuận theo sự thân thiết, thuận theo sự có chung thầy tế độ, thuận theo sự có chung thầy dạy học.
Thuộc về hội chúng nghĩa là đă được dâng đến, đă được giao hẳn cho hội chúng.
Lợi lộc nghĩa là các vật dụng như là y phục, vật thực, chỗ trú ngụ, và dược phẩm trị bệnh, ngay cả cục bột tắm, gỗ chà răng, nắm chỉ rời.
Sau đó lại tiến hành việc phê phán: Khi y đă được cho đến vị đă tu lên bậc trên được hội chúng chỉ định làm vị phân bố chỗ trú ngụ hoặc làm vị sắp xếp bữa ăn hoặc làm vị phân chia cháo hoặc làm vị phân chia trái cây hoặc làm vị phân chia thức ăn khô hoặc làm vị phân chia vật linh tinh, vị phê phán th́ phạm tội pācittiya.
Hành sự đúng pháp, nhận biết là hành sự đúng pháp, khi y đă được cho, vị phê phán th́ phạm tội pācittiya. Hành sự đúng pháp, có sự hoài nghi, khi y đă được cho, vị phê phán th́ phạm tội pācittiya. Hành sự đúng pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai pháp, khi y đă được cho, vị phê phán th́ phạm tội pācittiya.
Khi vật dụng khác đă được cho, vị phê phán th́ phạm tội dukkaṭa. Khi y hoặc vật dụng khác đă được cho đến vị đă tu lên bậc trên không được hội chúng chỉ định làm vị phân bố chỗ trú ngụ hoặc làm vị sắp xếp bữa ăn hoặc làm vị phân chia cháo hoặc làm vị phân chia trái cây hoặc làm vị phân chia thức ăn khô hoặc làm vị phân chia vật linh tinh, vị phê phán th́ phạm tội dukkaṭa.
Khi y hoặc vật dụng khác đă được cho đến người chưa tu lên bậc trên được chỉ định hoặc không được chỉ định bởi hội chúng làm vị phân bố chỗ trú ngụ hoặc làm vị sắp xếp bữa ăn hoặc làm vị phân chia cháo hoặc làm vị phân chia trái cây hoặc làm vị phân chia thức ăn khô hoặc làm vị phân chia vật linh tinh, vị phê phán th́ phạm tội dukkaṭa.
Hành sự sai pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng pháp, phạm tội dukkaṭa. Hành sự sai pháp, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Hành sự sai pháp, nhận biết là hành sự sai pháp, phạm tội dukkaṭa.
Vị phê phán (hội chúng) đang hành động theo thói thường v́ ưa thích, v́ sân hận, v́ si mê, v́ sợ hăi rằng: ‘Lợi ích ǵ với việc cho đến vị ấy? Thậm chí khi nhận được rồi (vị ấy) sẽ phí phạm, sẽ không bảo quản đúng đắn;’ vị bị điên; vị vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều học về vị Dabba là thứ mười một.
--ooOoo--
6. 8. 12. ĐIỀU HỌC VỀ VIỆC THUYẾT PHỤC DÂNG
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, ở thành Sāvatthī có bữa trai phạn có dâng y đến hội chúng của phường hội nọ đă được chuẩn bị (thông báo rằng): “Sau khi mời thọ thực, chúng tôi sẽ dâng y.” Khi ấy, các tỳ khưu nhóm Lục sư đă đi đến gặp phường hội ấy, sau khi đến đă nói với phường hội ấy điều này: - “Này các đạo hữu, hăy dâng các y này cho các vị tỳ khưu này.” - “Thưa các ngài, chúng tôi sẽ không dâng. Bữa trai phạn có dâng y đến hội chúng hàng năm của chúng tôi đă được thông báo.” - “Này các đạo hữu, hội chúng có nhiều thí chủ, hội chúng có nhiều cơ hội. Các vị này sống ở đây nương nhờ vào quư vị, trông ngóng nơi quư vị. Nếu quư vị sẽ không bố thí đến các vị này, giờ c̣n ai sẽ bố thí cho các vị này? Này các đạo hữu, hăy dâng các y này cho các vị tỳ khưu này.”
Khi ấy, trong lúc bị các tỳ khưu nhóm Lục Sư ép buộc phường hội ấy đă dâng y được chuẩn bị như thế đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư rồi dâng vật thực đến hội chúng. Các vị tỳ khưu biết được bữa trai phạn có dâng y đến hội chúng đă được chuẩn bị mà không biết rằng: “(Y) đă được dâng đến các tỳ khưu nhóm Lục Sư,” các vị ấy đă nói như vầy: - “Này các đạo hữu, hăy cống hiến y đến hội chúng.” - “Thưa các ngài, không có y như đă chuẩn bị; các ngài đại đức nhóm Lục Sư đă thuyết phục dâng cho các ngài đại đức nhóm Lục Sư.”
2. Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư trong khi biết lợi lộc đă được khẳng định là dành riêng cho hội chúng lại thuyết phục dâng cho cá nhân?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi trong khi biết lợi lộc đă được khẳng định là dành riêng cho hội chúng vẫn thuyết phục dâng cho cá nhân, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này những kẻ rồ dại, v́ sao các ngươi trong khi biết lợi lộc đă được khẳng định là dành riêng cho hội chúng lại thuyết phục dâng cho cá nhân vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu nào trong khi biết lợi lộc đă được khẳng định là dành riêng cho hội chúng vẫn thuyết phục dâng cho cá nhân th́ phạm tội pācittiya.”
3. Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―
Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ư nghĩa này.
Biết nghĩa là tự ḿnh biết, hoặc là những người khác nói cho vị ấy, hoặc là vị kia nói.
Dành riêng cho hội chúng nghĩa là đă được dâng đến, đă được giao hẳn cho hội chúng.
Lợi lộc nghĩa là các vật dụng như là y phục, vật thực, chỗ trú ngụ, và dược phẩm trị bệnh, ngay cả cục bột tắm, gỗ chà răng, nắm chỉ rời.
Đă được khẳng định nghĩa là lời nói đă được phát ra rằng: ‘Chúng tôi sẽ dâng, chúng tôi sẽ làm.’ Vị thuyết phục dâng vật ấy cho cá nhân th́ phạm tội pācittiya. Khi đă được khẳng định, nhận biết là đă được khẳng định, vị thuyết phục dâng cho cá nhân th́ phạm tội pācittiya. Khi đă được khẳng định, có sự hoài nghi, vị thuyết phục dâng cho cá nhân th́ phạm tội dukkaṭa. Khi đă được khẳng định, (lầm) tưởng là chưa được khẳng định, vị thuyết phục dâng cho cá nhân th́ vô tội.
Khi đă được khẳng định là dành riêng cho hội chúng, vị thuyết phục dâng đến hội chúng khác hoặc bảo tháp th́ phạm tội dukkaṭa. Khi đă được khẳng định là dâng đến bảo tháp, vị thuyết phục dâng đến bảo tháp khác, hoặc hội chúng, hoặc cá nhân th́ phạm tội dukkaṭa. Khi đă được khẳng định là dâng cho cá nhân, vị thuyết phục dâng cho cá nhân khác, hoặc hội chúng, hoặc bảo tháp th́ phạm tội dukkaṭa.
Khi chưa được khẳng định, (lầm) tưởng là đă được khẳng định, phạm tội dukkaṭa. Khi chưa được khẳng định, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Khi chưa được khẳng định, nhận biết là chưa được khẳng định th́ vô tội.
Trong khi được hỏi rằng: ‘Chúng tôi dâng nơi nào?’ vị nói rằng: ‘Nơi nào mà pháp bố thí của quư vị có thể đạt được sự hữu dụng, hoặc có thể được làm vật sửa chữa, hoặc có thể tồn tại lâu dài, hoặc nơi nào tâm của quư vị được hoan hỷ th́ hăy dâng nơi đó,’ vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều học về việc thuyết phục dâng là thứ mười hai.
Phẩm (Nói) Theo Pháp là thứ tám.
--ooOoo--
TÓM LƯỢC PHẨM NÀY
Theo Pháp, và sự chê bai, sự giả vờ ngu dốt, cú đánh, việc giá tay dọa đánh, không có nguyên cớ, cố ư, và sự nghe lén, việc ngăn cản, và sự tùy thuận, vị Dabba, và việc thuyết phục dâng.
--ooOoo--
6. 9. PHẨM ĐỨC VUA
6. 9. 1. ĐIỀU HỌC VỀ HẬU CUNG CỦA ĐỨC VUA
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, đức vua Pasenadi xứ Kosala đă ra lệnh cho người giữ công viên rằng: - “Này khanh, hăy đi và làm sạch sẽ công viên. Chúng ta sẽ đi đến công viên.” - “Tâu bệ hạ, xin vâng.” Rồi người giữ công viên nghe lệnh đức vua Pasenadi xứ Kosala, trong lúc làm sạch sẽ công viên đă nh́n thấy đức Thế Tôn đang ngồi ở gốc cây nọ, sau khi nh́n thấy đă đi đến gặp đức vua Pasenadi xứ Kosala, sau khi đến đă tâu với đức vua Pasenadi xứ Kosala điều này: - “Tâu bệ hạ, công viên đă được sạch sẽ. Tuy nhiên, đức Thế Tôn đang ngồi ở đó.” - “Này khanh, hăy vậy đi. Chúng ta sẽ thăm viếng đức Thế Tôn.”
2. Sau đó, đức vua Pasenadi xứ Kosala đă đi đến công viên và đă đi đến gần đức Thế Tôn. Vào lúc bấy giờ, có nam cư sĩ nọ đang ngồi thăm viếng đức Thế Tôn. Đức vua Pasenadi xứ Kosala đă nh́n thấy nam cư sĩ ấy đang ngồi thăm viếng đức Thế Tôn, sau khi nh́n thấy đă hoảng sợ đứng lại. Khi ấy, đức vua Pasenadi xứ Kosala đă khởi ư điều này: “Theo như việc người đàn ông này thăm viếng đức Thế Tôn th́ không phải là kẻ ác” nên đă đi đến gần đức Thế Tôn, sau khi đến đă đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi ấy, nam cư sĩ ấy do sự tôn kính đức Thế Tôn đă không cúi lạy đức vua Pasenadi xứ Kosala cũng không đứng dậy chào. Khi ấy, đức vua Pasenadi xứ Kosala đă không được hài ḷng (nghĩ rằng): “Tại sao người đàn ông này lại không cúi lạy cũng không đứng dậy chào khi ta đi đến?” Khi ấy, đức Thế Tôn nhận biết đức vua Pasenadi xứ Kosala không được hài ḷng của nên đă nói với đức vua Pasenadi xứ Kosala điều này: - “Tâu đại vương, vị nam cư sĩ này là vị nghe nhiều, kinh điển đă được truyền thừa, đă ĺa khỏi tham ái trong các dục.”
3. Khi ấy, đức vua Pasenadi xứ Kosala đă khởi ư điều này: “Nam cư sĩ này quả không phải là thấp thỏi. Đức Thế Tôn c̣n khen ngợi người này” rồi đă nói với nam cư sĩ ấy điều này: - “Này nam cư sĩ, khanh có thể nói lên điều có lợi ích.” - “Tâu bệ hạ, rất đúng.” Sau đó, đức Thế Tôn đă chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho đức vua Pasenadi xứ Kosala bằng bài Pháp thoại. Sau đó, khi đă được đức Thế Tôn chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi bằng bài Pháp thoại, đức vua Pasenadi xứ Kosala đă từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đức Thế Tôn, hướng vai phải nhiễu quanh, rồi ra đi.
4. Vào lúc bấy giờ, đức vua Pasenadi xứ Kosala đang ngự ở tầng trên của ṭa lâu đài. Đức vua Pasenadi xứ Kosala đă nh́n thấy nam cư sĩ ấy tay cầm dù đang đi ở trên đường, sau khi nh́n thấy đă ra lệnh mời đến rồi đă nói điều này: - “Này nam cư sĩ, nghe nói khanh nghe nhiều, kinh điển được truyền thừa. Này nam cư sĩ, tốt thay khanh hăy nói Pháp cho các cung phi của trẫm.” - “Tâu bệ hạ, điều thần biết được là cũng nhờ vào các ngài đại đức. Chính các ngài đại đức sẽ nói Pháp cho các cung phi của bệ hạ.” Khi ấy, đức vua Pasenadi xứ Kosala (nghĩ rằng): “Nam cư sĩ đă nói đúng” nên đă đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đă đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đă ngồi xuống một bên, đức vua Pasenadi xứ Kosala đă nói với đức Thế Tôn điều này: - “Bạch ngài, tốt thay xin đức Thế Tôn hăy chỉ thị một vị tỳ khưu là vị sẽ nói Pháp cho các cung phi của trẫm.” Khi ấy, đức Thế Tôn đă chỉ dạy, ―(như trên)― cho đức vua Pasenadi xứ Kosala bằng bài Pháp thoại. ―(như trên)― hướng vai phải nhiễu quanh, rồi ra đi.
5. Sau đó, đức Thế Tôn đă bảo đại đức Ānanda rằng: - “Này Ānanda, như thế th́ ngươi hăy nói Pháp cho các cung phi của đức vua.” - “Bạch ngài, xin vâng.” Rồi đại đức Ānanda nghe theo đức Thế Tôn đă đi vào lần này lần khác và đă nói Pháp cho các cung phi của đức vua. Khi ấy vào buổi sáng, đại đức Ānanda đă mặc y cầm y bát đi đến chỗ ngụ của đức vua Pasenadi xứ Kosala. Vào lúc bấy giờ, đức vua Pasenadi xứ Kosala đang nằm cùng với hoàng hậu Mallikā. Hoàng hậu Mallikā đă nh́n thấy đại đức Ānanda từ đàng xa đang đi lại, sau khi nh́n thấy đă vội vàng đứng lên. Tấm vải choàng màu vàng của hoàng hậu đă rơi xuống. Khi ấy, đại đức Ānanda ngay tại chỗ đó đă quay lại, đi trở về tu viện, và đă kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu.
6. Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao đại đức Ānanda khi chưa được báo tin trước lại đi vào hậu cung của đức vua?” ―(như trên)― “Này Ānanda, nghe nói ngươi khi chưa được báo tin trước lại đi vào hậu cung của đức vua, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này Ānanda, v́ sao ngươi khi chưa được báo tin trước lại đi vào hậu cung của đức vua vậy? Này Ānanda, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Sau khi khiển trách, ngài đă nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:
7. Này các tỳ khưu, đây là mười điều nguy hiểm trong việc đi vào hậu cung của đức vua. Thế nào là mười? Này các tỳ khưu, trường hợp đức vua đang nằm với hoàng hậu. Vị tỳ khưu đi vào nơi ấy. Hoặc là khi nh́n thấy vị tỳ khưu hoàng hậu nở nụ cười, hoặc là khi nh́n thấy hoàng hậu vị tỳ khưu nở nụ cười. Trong trường hợp ấy, đức vua khởi ư như vầy: “Rơ ràng giữa những người này đă xảy ra chuyện, hoặc họ sẽ làm ra chuyện.” Này các tỳ khưu, đây là điều nguy hiểm thứ nhất trong việc đi vào hậu cung của đức vua.
Này các tỳ khưu, c̣n có điều khác nữa, đức vua có nhiều phận sự có nhiều công việc cần phải làm, sau khi đi đến với người đàn bà nào đó rồi không nhớ. Do việc ấy, cô ấy mang thai. Trong trường hợp ấy, đức vua khởi ư như vầy: “Ở đây, không có người nào khác đi vào ngoại trừ vị xuất gia; có thể là việc làm của vị xuất gia?” Này các tỳ khưu, đây là điều nguy hiểm thứ nh́ trong việc đi vào hậu cung của đức vua.
Này các tỳ khưu, c̣n có điều khác nữa, trong hậu cung của đức vua có vật báu nào đó bị mất trộm. Trong trường hợp ấy, đức vua khởi ư như vầy: “Ở đây, không có người nào khác đi vào ngoại trừ vị xuất gia; có thể là việc làm của vị xuất gia?” Này các tỳ khưu, đây là điều nguy hiểm thứ ba trong việc đi vào hậu cung của đức vua.
Này các tỳ khưu, c̣n có điều khác nữa, trong hậu cung của đức vua các chuyện nội vụ đang được giữ kín lại bị tiết lộ ra bên ngoài. Trong trường hợp ấy, đức vua khởi ư như vầy: “Ở đây, không có người nào khác đi vào ngoại trừ vị xuất gia; có thể là việc làm của vị xuất gia?” Này các tỳ khưu, đây là điều nguy hiểm thứ tư trong việc đi vào hậu cung của đức vua.
Này các tỳ khưu, c̣n có điều khác nữa, trong hậu cung của đức vua, hoặc là con âm mưu giết cha hoặc là cha âm mưu giết con. Họ khởi ư như vầy: “Ở đây, không có người nào khác đi vào ngoại trừ vị xuất gia; có thể là việc làm của vị xuất gia?” Này các tỳ khưu, đây là điều nguy hiểm thứ năm trong việc đi vào hậu cung của đức vua.
Này các tỳ khưu, c̣n có điều khác nữa, đức vua đưa người có địa vị thấp lên địa vị cao. Những người không hài ḷng với điều ấy khởi ư như vầy: “Đức vua thân cận với vị xuất gia; có thể là việc làm của vị xuất gia?” Này các tỳ khưu, đây là điều nguy hiểm thứ sáu trong việc đi vào hậu cung của đức vua.
Này các tỳ khưu, c̣n có điều khác nữa, đức vua đưa người có địa vị cao xuống địa vị thấp. Những người không hài ḷng với điều ấy khởi ư như vầy: “Đức vua thân cận với vị xuất gia; có thể là việc làm của vị xuất gia?” Này các tỳ khưu, đây là điều nguy hiểm thứ bảy trong việc đi vào hậu cung của đức vua.
Này các tỳ khưu, c̣n có điều khác nữa, đức vua điều động quân đội không đúng thời. Những người không hài ḷng với điều ấy khởi ư như vầy: “Đức vua thân cận với vị xuất gia; có thể là việc làm của vị xuất gia?” Này các tỳ khưu, đây là điều nguy hiểm thứ tám trong việc đi vào hậu cung của đức vua.
Này các tỳ khưu, c̣n có điều khác nữa, đức vua điều động quân đội đúng thời, giữa đường lại quay trở về. Những người không hài ḷng với điều ấy khởi ư như vầy: “Đức vua thân cận với vị xuất gia; có thể là việc làm của vị xuất gia?” Này các tỳ khưu, đây là điều nguy hiểm thứ chín trong việc đi vào hậu cung của đức vua.
Này các tỳ khưu, c̣n có điều khác nữa, hậu cung của đức vua là đông đúc với những voi, đông đúc với những ngựa, đông đúc với những xe, các sắc thinh hương vị xúc đều gợi lên sự đắm nhiễm không thích hợp cho vị xuất gia. Này các tỳ khưu, đây là điều nguy hiểm thứ mười trong việc đi vào hậu cung của đức vua. Này các tỳ khưu, đây là mười điều nguy hiểm trong việc đi vào hậu cung của đức vua.
8. Sau đó, đức Thế Tôn đă khiển trách đại đức Ānanda bằng nhiều phương thức về sự khó khăn trong việc cấp dưỡng, về sự khó khăn trong việc ăn uống, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu nào khi chưa được báo tin trước mà vượt qua ngưỡng cửa (pḥng ngủ) của đức vua ḍng Sát-đế-lỵ đă được đội lên vương miện trong lúc đức vua chưa đi khỏi trong lúc vật báu (hoàng hậu) chưa lui ra th́ phạm tội pācittiya.”
9. Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―
Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ư nghĩa này.
Ḍng Sát-đế-lỵ nghĩa là hậu duệ thuần khiết được khéo sanh ra từ cả hai bên là từ ḍng bên mẹ và từ ḍng bên cha cho đến bảy thế hệ tổ tiên, không bị gièm pha, không bị chỉ trích khi nói về nguồn gốc.
Đă được đội lên vương miện: đă được đăng quang với lễ phong vương của ḍng Sát-đế-lỵ.
Trong lúc đức vua chưa đi khỏi: đức vua chưa ra khỏi pḥng ngủ.
Trong lúc vật báu (hoàng hậu) chưa lui ra: hoàng hậu chưa ra khỏi pḥng ngủ, hoặc cả hai chưa ra khỏi.
Chưa được báo tin trước: chưa được thỉnh mời (đi vào).
Ngưỡng cửa nghĩa là ngạch cửa của pḥng ngủ được đề cập đến.
Pḥng ngủ nghĩa là bất cứ nơi nào được quy định là chỗ nằm của đức vua, thậm chí chỉ được bao quanh bằng khung màn che.
Vượt qua ngưỡng cửa: vị vượt qua ngạch cửa bước thứ nhất th́ phạm tội dukkaṭa. Vượt qua bước thứ nh́ th́ phạm tội pācittiya.
Khi chưa được báo tin, nhận biết là chưa được báo tin, vị vượt qua ngưỡng cửa th́ phạm tội pācittiya. Khi chưa được báo tin, có sự hoài nghi, vị vượt qua ngưỡng cửa th́ phạm tội pācittiya. Khi chưa được báo tin, (lầm) tưởng là đă được báo tin, vị vượt qua ngưỡng cửa th́ phạm tội pācittiya.
Khi đă được báo tin, (lầm) tưởng là chưa được báo tin, phạm tội dukkaṭa. Khi đă được báo tin, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Khi đă được báo tin, nhận biết là đă được báo tin th́ vô tội.
Khi đă được báo tin, (đức vua) không phải là ḍng Sát-đế-lỵ, chưa được đăng quang với lễ phong vương của ḍng Sát-đế-lỵ, hoặc là đức vua đă ra khỏi pḥng ngủ, hoặc là hoàng hậu đă ra khỏi pḥng ngủ, hoặc cả hai đă ra khỏi pḥng ngủ, không phải ở trong pḥng ngủ, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều học về hậu cung của đức vua là thứ nhất.
--ooOoo--
6. 9. 2. ĐIỀU HỌC VỀ VẬT QUƯ GIÁ
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ tắm ở ḍng sông Aciravatī. Có người Bà-la-môn nọ sau khi bỏ xuống trên bờ túi xách có năm trăm (đồng tiền) rồi cũng đă tắm ở ḍng sông Aciravatī, sau đó đă quên lửng rồi ra đi. Khi ấy, vị tỳ khưu ấy (nghĩ rằng): “Túi xách này là của người Bà-la-môn ấy, chớ để bị mất cắp ở chỗ này” rồi đă giữ lấy. Sau đó, người Bà-la-môn ấy sau khi nhớ ra đă vội vă chạy trở lại và đă nói với vị tỳ khưu ấy điều này: - “Này ông, vậy ông có nh́n thấy túi xách của tôi không?” - “Này Bà-la-môn, đây này,” rồi đă trao cho. Khi ấy, người Bà-la-môn ấy đă khởi ư điều này: “Bằng phương kế ǵ để ta khỏi phải biếu vị tỳ khưu này một b́nh bát đầy?” (nên đă nói rằng): - “Này ông, của tôi không phải là năm trăm, của tôi là một ngàn,” sau khi giữ (vị tỳ khưu) lại rồi đă thả ra.
2. Sau đó, vị tỳ khưu ấy đă đi đến tu viện và kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu. Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao vị tỳ khưu lại nhặt lấy vật quư giá?” ―(như trên)― “Này tỳ khưu, nghe nói ngươi nhặt lấy vật quư giá, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này kẻ rồ dại, v́ sao ngươi lại nhặt lấy vật quư giá vậy? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu nào nhặt lấy hoặc bảo nhặt lấy vật quư giá hoặc vật được xem là quư giá th́ phạm tội pācittiya.”
Và điều học này đă được đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.
3. Vào lúc bấy giờ, ở thành Sāvatthī có lễ hội. Dân chúng chưng diện trang điểm đi đến công viên. Bà Visākhā mẹ của Migāra cũng chưng diện trang điểm (nghĩ rằng): “Ta sẽ đi đến công viên.” Sau khi đi ra khỏi làng (nghĩ rằng): “Ta sẽ làm ǵ sau khi đi đến công viên? Hay là ta nên thăm viếng đức Thế Tôn?” rồi đă tháo ra đồ trang sức, dùng thượng y buộc lại thành gói rồi trao cho người tớ gái (nói rằng): - “Này em, hăy cầm lấy gói đồ này.” Sau đó, bà Visākhā mẹ của Migāra đă đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đă đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Đức Thế Tôn đă chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho bà Visākhā mẹ của Migāra đang ngồi một bên bằng bài Pháp thoại. Sau đó, khi đă được đức Thế Tôn chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi bằng bài Pháp thoại, bà Visākhā mẹ của Migāra đă từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đức Thế Tôn, hướng vai phải nhiễu quanh, rồi ra đi. Khi ấy, cô tớ gái ấy đă quên lửng gói đồ ấy và ra đi. Các tỳ khưu đă nh́n thấy rồi đă tŕnh sự việc ấy lên đức Thế Tôn. - “Này các tỳ khưu, như thế th́ các ngươi hăy nhặt lấy và để riêng ra.”
Sau đó, đức Thế Tôn nhân lư do ấy nhân sự kiện ấy đă nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, ta cho phép nhặt lấy hoặc bảo nhặt lấy vật quư giá hoặc vật được xem là quư giá ở trong khuôn viên tu viện hoặc ở trong khuôn viên chỗ ngụ rồi để riêng ra (nghĩ rằng): ‘Là của ai, người ấy sẽ đem đi.’ Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu nào nhặt lấy hoặc bảo nhặt lấy vật quư giá hoặc vật được xem là quư giá th́ phạm tội pācittiya ngoại trừ ở trong khuôn viên tu viện hoặc ở trong khuôn viên chỗ ngụ.”
Và điều học này đă được đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.
5. Vào lúc bấy giờ, trong xứ Kāsī có ngôi làng là nơi thương măi của gia chủ Anāthapiṇḍika. Và vị gia chủ ấy đă dặn ḍ viên quản lư rằng: “Nếu các ngài đại đức đi đến, ngươi có thể dọn bữa ăn.” Vào lúc bấy giờ, có nhiều vị tỳ khưu trong khi đi du hành ở xứ Kāsī đă đi đến ngôi làng là nơi thương măi của gia chủ Anāthapiṇḍika. Người đàn ông ấy đă nh́n thấy các vị tỳ khưu ấy từ đàng xa đang đi lại, sau khi nh́n thấy đă đi đến gặp các vị tỳ khưu ấy, sau khi đến đă đảnh lễ các vị tỳ khưu ấy và đă nói điều này: - “Thưa các ngài, xin các ngài đại đức hăy nhận lời bữa ăn của gia chủ vào ngày mai.” Các vị tỳ khưu ấy đă nhận lời bằng thái độ im lặng. Sau đó, khi trải qua đêm ấy người đàn ông ấy đă cho chuẩn bị sẵn sàng thức ăn thượng hạng loại cứng loại mềm rồi cho người thông báo thời giờ. Vị ấy sau khi tháo ra chiếc nhẫn đeo ngón tay rồi đă dâng bữa ăn đến các vị tỳ khưu ấy (nói rằng): - “Các ngài đại đức sau khi thọ thực xin cứ việc ra đi. Tôi cũng sẽ đi làm công việc.” Rồi đă quên lửng chiếc nhẫn đeo ngón tay và ra đi. Các vị tỳ khưu sau khi nh́n thấy (nghĩ rằng): “Nếu chúng ta đi, chiếc nhẫn đeo ngón tay này sẽ bị mất trộm” nên đă ngồi lại ngay tại chỗ ấy. Sau đó, người đàn ông ấy khi xong công việc quay trở lại đă nh́n thấy các vị tỳ khưu ấy nên đă nói điều này: - “Thưa các ngài, tại sao các ngài đại đức ngồi lại ngay tại chỗ này?” Khi ấy, các vị tỳ khưu ấy đă kể lại sự việc ấy cho người đàn ông ấy, rồi sau khi đi đến thành Sāvatthī đă kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu. Các tỳ khưu đă tŕnh sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
6. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lư do ấy nhân sự kiện ấy đă nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, ta cho phép nhặt lấy hoặc bảo nhặt lấy vật quư giá hoặc vật được xem là quư giá ở trong khuôn viên tu viện hoặc ở trong khuôn viên chỗ ngụ rồi để riêng ra (nghĩ rằng): ‘Là của ai, người ấy sẽ đem đi.’ Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu nào nhặt lấy hoặc bảo nhặt lấy vật quư giá hoặc vật được xem là quư giá th́ phạm tội pācittiya ngoại trừ trong khuôn viên tu viện hoặc trong khuôn viên chỗ ngụ. Vị tỳ khưu sau khi nhặt lấy hoặc bảo nhặt lấy vật quư giá hoặc vật được xem là quư giá ở trong khuôn viên tu viện hoặc ở trong khuôn viên chỗ ngụ nên để riêng ra (nghĩ rằng): ‘Là của ai, người ấy sẽ đem đi.’ Đây là điều đúng đắn trong trường hợp ấy.”
7. Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―
Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ư nghĩa này.
Vật quư giá nghĩa là ngọc trai, ngọc ma-ni, ngọc pha lê, ngọc xa-cừ, đá quư, ngọc san hô, vàng, bạc, hồng ngọc, ngọc mắt mèo.
Vật được xem là quư giá nghĩa là vật ǵ được dân chúng ưa chuộng và bảo quản, vật này gọi là vật được xem là quư giá.
Ngoại trừ trong khuôn viên tu viện hoặc trong khuôn viên chỗ ngụ: trừ ra khuôn viên tu viện (và) khuôn viên chỗ ngụ.
Khuôn viên tu viện nghĩa là bên trong tu viện đối với tu viện đă được rào lại, là vùng phụ cận đối với tu viện không được rào lại.
Khuôn viên chỗ ngụ nghĩa là bên trong chỗ ngụ đối với chỗ ngụ đă được rào lại, là vùng phụ cận đối với chỗ ngụ không được rào lại.
Nhặt lấy: tự ḿnh nhặt lấy th́ phạm tội pācittiya.
Bảo nhặt lấy: bảo người khác nhặt lấy th́ phạm tội pācittiya.
8. Vị tỳ khưu sau khi nhặt lấy hoặc bảo nhặt lấy vật quư giá hoặc vật được xem là quư giá ở trong khuôn viên tu viện hoặc ở trong khuôn viên chỗ ngụ nên để riêng ra: Sau khi ghi nhận h́nh dáng hoặc đặc điểm rồi để riêng ra và nên thông báo rằng: “Ai có vật bị mất, người ấy hăy đi đến.” Nếu có người đi đến nơi ấy, th́ nên nói với người ấy rằng: “Này đạo hữu, đồ vật của đạo hữu như thế nào?” Nếu mô tả đúng h́nh dáng hoặc đặc điểm th́ nên trao cho. Nếu không mô tả đúng th́ nên nói rằng: “Này đạo hữu, hăy t́m kiếm.” Vị sắp sửa rời khỏi trú xứ ấy, nên trao lại tận tay của những vị tỳ khưu thích hợp ở tại nơi ấy rồi ra đi. Nếu không có những vị tỳ khưu thích hợp, nên trao lại tận tay của những vị gia chủ thích hợp ở tại nơi ấy rồi ra đi.
Đây là điều đúng đắn trong trường hợp ấy: đây là sự hợp lư trong trường hợp ấy.
Vị sau khi nhặt lấy hoặc bảo nhặt lấy vật quư giá hoặc vật được xem là quư giá ở trong khuôn viên tu viện hoặc ở trong khuôn viên chỗ ngụ rồi để riêng ra (nghĩ rằng): ‘Là của ai, người ấy sẽ đem đi,’ vị lấy vật được xem là quư giá theo lối thân thiết, vị lấy trong một thời hạn, vị nghĩ là vật quăng bỏ, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều học về vật quư giá là thứ nh́.
--ooOoo--
6. 9. 3. ĐIỀU HỌC VỀ VIỆC VÀO LÀNG LÚC SÁI THỜI
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư đi vào làng lúc sái thời rồi ngồi ở đám đông nói chuyện nhảm nhí liên quan đến nhiều vấn đề như là: chuyện đức vua, chuyện kẻ trộm, chuyện quan đại thần, chuyện binh lính, chuyện kinh dị, chuyện chiến trường, chuyện thức ăn, chuyện nước uống, chuyện vải vóc, chuyện giường nằm, chuyện ṿng hoa, chuyện hương thơm, chuyện thân quyến, chuyện xe cộ, chuyện làng xóm, chuyện thị trấn, chuyện thành thị, chuyện quốc gia, chuyện đàn bà, chuyện đàn ông, chuyện người hùng, chuyện đường xá, chuyện về chỗ có hũ (của cải chôn giấu), chuyện ma quỷ, chuyện linh tinh, chuyện tiên đoán về thế gian, chuyện tiên đoán về biển cả, chuyện sẽ xảy ra và sẽ không xảy ra như vầy hay là như vầy. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Tại sao các Sa-môn Thích tử lại đi vào làng lúc sái thời rồi ngồi ở đám đông nói chuyện nhảm nhí liên quan đến nhiều vấn đề như là: chuyện đức vua, ―(như trên)― chuyện sẽ xảy ra và sẽ không xảy ra như vầy hay là như vầy giống như các người tại gia hưởng dục vậy?”
2. Các tỳ khưu đă nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư lại đi vào làng lúc sái thời rồi ngồi ở đám đông nói chuyện nhảm nhí liên quan đến nhiều vấn đề như là: chuyện đức vua, ―(như trên)― chuyện sẽ xảy ra và sẽ không xảy ra như vầy hay là như vầy?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi đi vào làng lúc sái thời rồi ngồi ở đám đông nói chuyện nhảm nhí liên quan đến nhiều vấn đề như là: chuyện đức vua, ―(như trên)― chuyện sẽ xảy ra và sẽ không xảy ra như vầy hay là như vầy, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này những kẻ rồ dại, v́ sao các ngươi lại đi vào làng lúc sái thời rồi ngồi ở đám đông nói chuyện nhảm nhí liên quan đến nhiều vấn đề như là: chuyện đức vua, ―(như trên)― chuyện sẽ xảy ra và sẽ không xảy ra như vầy hay là như vầy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu nào đi vào làng lúc sái thời th́ phạm tội pācittiya.”
Và điều học này đă được đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.
3. Vào lúc bấy giờ, nhiều vị tỳ khưu trong lúc đi đến thành Sāvatthī thuộc xứ Kosala đă đi đến gần ngôi làng nọ vào lúc chiều tối. Dân chúng sau khi nh́n thấy các vị tỳ khưu ấy đă nói điều này: - “Thưa các ngài, xin hăy vào.” Khi ấy, các vị tỳ khưu ấy (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn đă cấm đi vào làng lúc sái thời” rồi trong lúc ngần ngại đă không đi vào. Bọn đạo tặc đă cướp bóc các vị tỳ khưu ấy. Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đă đi đến thành Sāvatthī và đă kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu. Các tỳ khưu đă tŕnh sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lư do ấy nhân sự kiện ấy đă nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, ta cho phép đi vào làng lúc sái thời khi đă thông báo. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu nào đi vào làng lúc sái thời không thông báo th́ phạm tội pācittiya.”
Và điều học này đă được đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.
4. Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ trong lúc đi đến thành Sāvatthī thuộc xứ Kosala đă đi đến gần ngôi làng nọ vào lúc chiều tối. Dân chúng sau khi nh́n thấy vị tỳ khưu ấy đă nói điều này: - “Thưa ngài, xin hăy vào.” Khi ấy, vị tỳ khưu ấy (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn đă cấm đi vào làng lúc sái thời không thông báo” rồi trong lúc ngần ngại đă không đi vào. Bọn đạo tặc đă cướp bóc vị tỳ khưu ấy. Sau đó, vị tỳ khưu ấy đă đi đến thành Sāvatthī và đă kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu. Các tỳ khưu đă tŕnh sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lư do ấy nhân sự kiện ấy đă nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, ta cho phép đi vào làng lúc sái thời khi đă thông báo vị tỳ khưu hiện diện. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu nào đi vào làng lúc sái thời không thông báo vị tỳ khưu hiện diện th́ phạm tội pācittiya.”
Và điều học này đă được đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.
5. Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ bị rắn cắn. Vị tỳ khưu khác (nghĩ rằng): “Ta sẽ mang lại lửa” rồi đi đến làng. Khi ấy, vị tỳ khưu ấy (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn đă cấm đi vào làng không thông báo vị tỳ khưu hiện diện” rồi trong lúc ngần ngại đă không đi vào. Vị ấy đă tŕnh sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lư do ấy nhân sự kiện ấy đă nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, trong trường hợp có việc cần làm khẩn cấp như thế ta cho phép đi vào làng lúc sái thời không thông báo vị tỳ khưu hiện diện. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu nào đi vào làng lúc sái thời không thông báo vị tỳ khưu hiện diện th́ phạm tội pācittiya ngoại trừ trường hợp có việc cần làm khẩn cấp như thế.”
6. Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―
Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ư nghĩa này.
Vị tỳ khưu hiện diện nghĩa là có thể thông báo để đi vào (làng).
Vị tỳ khưu không hiện diện nghĩa là không thể thông báo để đi vào (làng).
Lúc sái thời nghĩa là từ lúc đă quá nửa ngày cho đến rạng đông (ngày hôm sau).
Đi vào làng: vị vượt qua hàng rào của ngôi làng được rào lại th́ phạm tội pācittiya. Vị đi vào vùng phụ cận của ngôi làng không được rào lại th́ phạm tội pācittiya.
Ngoại trừ trường hợp có việc cần làm khẩn cấp như thế: trừ ra trường hợp có việc cần làm khẩn cấp như thế.
Vào lúc sái thời, nhận biết là vào lúc sái thời, vị đi vào làng không thông báo vị tỳ khưu hiện diện th́ phạm tội pācittiya ngoại trừ trường hợp có việc cần làm khẩn cấp như thế. Vào lúc sái thời, có sự hoài nghi, vị đi vào làng không thông báo vị tỳ khưu hiện diện th́ phạm tội pācittiya ngoại trừ trường hợp có việc cần làm khẩn cấp như thế. Vào lúc sái thời, (lầm) tưởng là vào lúc hợp thời, vị đi vào làng không thông báo vị tỳ khưu hiện diện th́ phạm tội pācittiya ngoại trừ trường hợp có việc cần làm khẩn cấp như thế.
Vào lúc hợp thời, (lầm) tưởng là lúc sái thời, phạm tội dukkaṭa. Vào lúc hợp thời, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Vào lúc hợp thời, nhận biết là lúc hợp thời th́ vô tội.
Trong trường hợp có việc cần làm khẩn cấp như thế, sau khi thông báo vị tỳ khưu hiện diện rồi đi vào (làng), không có vị tỳ khưu hiện diện rồi đi vào (làng) không có thông báo, vị đi bên trong tu viện, vị đi đến chỗ ngụ của tỳ khưu ni, vị đi đến chỗ ngủ của các tu sĩ ngoại đạo, vị đi trở về, con đường đi ngang qua ngôi làng, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều học về việc vào làng lúc sái thời là thứ ba.
--ooOoo--
6. 9. 4. ĐIỀU HỌC VỀ ỐNG ĐỰNG KIM
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự giữa dân chúng ḍng Sakya, trong thành Kapilavatthu, tu viện Nigrodha. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu đă được người thợ làm đồ sừng nọ thỉnh cầu rằng : “Các ngài đại đức nào có nhu cầu về ống đựng kim, tôi sẽ dâng ống đựng kim.” Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu yêu cầu nhiều ống đựng kim. Những vị có các ống đựng kim nhỏ th́ yêu cầu các ống đựng kim lớn. Những vị có các ống đựng kim lớn th́ yêu cầu các ống đựng kim nhỏ. Khi ấy, trong lúc làm nhiều ống đựng kim cho các tỳ khưu, người thợ làm đồ sừng ấy không thể làm hàng khác để bán nên không nuôi nổi bản thân, ngay cả vợ con của người này cũng phải chịu khổ sở. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Tại sao các Sa-môn Thích tử lại không biết chừng mực và yêu cầu nhiều ống đựng kim? Người này trong lúc làm nhiều ống đựng kim cho các vị này không thể làm hàng khác để bán nên không nuôi nổi bản thân, ngay cả vợ con của người này cũng phải chịu khổ sở.
2. Các tỳ khưu đă nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao các tỳ khưu lại không biết chừng mực và yêu cầu nhiều ống đựng kim?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi không biết chừng mực và yêu cầu nhiều ống đựng kim, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, v́ sao những kẻ rồ dại ấy lại không biết chừng mực và yêu cầu nhiều ống đựng kim vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu nào bảo làm ống đựng kim bằng xương, hoặc bằng ngà, hoặc bằng sừng th́ (ống đựng kim ấy) nên được đập vỡ và phạm tội pācittiya.”
3. Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―
Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ư nghĩa này.
Xương nghĩa là bất cứ loại xương ǵ.
Ngà nghĩa là ngà voi được đề cập đến.
Sừng nghĩa là bất cứ loại sừng ǵ.
Bảo làm: Vị (tự) làm hoặc bảo làm, trong lúc tiến hành th́ phạm tội dukkaṭa. Do sự đạt được th́ nên đập vỡ rồi nên sám hối tội pācittiya.
Vị tự ḿnh hoàn tất phần vị ấy chưa làm xong th́ phạm tội pācittiya. Vị bảo những người khác hoàn tất phần vị ấy chưa làm xong th́ phạm tội pācittiya. Vị tự ḿnh hoàn tất phần những người khác chưa làm xong th́ phạm tội pācittiya. Vị bảo những người khác hoàn tất phần những người khác chưa làm xong th́ phạm tội pācittiya.
Vị (tự) làm hoặc bảo làm v́ nhu cầu của vị khác th́ phạm tội dukkaṭa. Được làm bởi người khác, vị nhận được rồi sử dụng th́ phạm tội dukkaṭa.
Trong trường hợp hột nút, đồ đánh lửa, cái khóa thắt lưng, hộp đựng thuốc cao, que bôi thuốc cao, cán dao cạo, đồ gạt nước,[2] vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều học về ống đựng kim là thứ tư.
--ooOoo--
6. 9. 5. ĐIỀU HỌC VỀ GIƯỜNG NẰM
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, đại đức Upananda con trai ḍng Sakya nằm giường cao. Khi ấy, đức Thế Tôn trong lúc đi dạo quanh các chỗ trú ngụ cùng với nhiều vị tỳ khưu đă đi đến trú xá của đại đức Upananda con trai ḍng Sakya. Đại đức Upananda con trai ḍng Sakya đă nh́n thấy đức Thế Tôn từ đàng xa đang đi lại, sau khi nh́n thấy đă nói với đức Thế Tôn điều này: - “Bạch ngài, xin hăy đi đến. Xin đức Thế Tôn hăy nh́n xem cái giường của con.” Khi ấy, đức Thế Tôn ngay tại chỗ ấy đă quay lại và bảo các vị tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, kẻ rồ dại cần được chỉ bảo về chỗ nằm.” Sau đó, đức Thế Tôn đă khiển trách đại đức Upananda con trai ḍng Sakya bằng nhiều phương thức về sự khó khăn trong việc cấp dưỡng, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Trong lúc cho thực hiện giường hoặc ghế mới, vị tỳ khưu nên bảo làm chân cao tám ngón tay theo ngón tay của đức Thiện Thệ[3] ngoại trừ phần khung giường ở bên dưới. Nếu vượt quá mức ấy th́ nên cắt bớt và phạm tội pācittiya.”
Mới nghĩa là có liên quan đến việc làm (giường hoặc ghế) được đề cập.
Giường nghĩa là có bốn loại giường: giường lắp ráp, giường xếp, giường chân cong, giường có chân tháo rời được.
Ghế nghĩa là có bốn loại ghế: ghế lắp ráp, ghế xếp, ghế chân cong, ghế có chân tháo rời được.
Trong lúc cho thực hiện: trong khi (tự) làm hoặc trong khi bảo làm.
Nên bảo làm chân cao tám ngón tay theo ngón tay của đức Thiện Thệ ngoại trừ phần khung giường ở bên dưới: trừ ra phần khung giường ở bên dưới. Vị (tự) làm hoặc bảo làm vượt quá mức ấy, trong lúc tiến hành th́ phạm tội dukkaṭa. Do sự đạt được th́ nên cắt bớt rồi nên sám hối tội pācittiya.
Vị tự ḿnh hoàn tất phần vị ấy chưa làm xong th́ phạm tội pācittiya. Vị bảo những người khác hoàn tất phần vị ấy chưa làm xong th́ phạm tội pācittiya. Vị tự ḿnh hoàn tất phần những người khác chưa làm xong th́ phạm tội pācittiya. Vị bảo những người khác hoàn tất phần những người khác chưa làm xong th́ phạm tội pācittiya.
Vị (tự) làm hoặc bảo làm v́ nhu cầu của vị khác th́ phạm tội dukkaṭa. Được làm bởi người khác, vị đạt được rồi sử dụng th́ phạm tội dukkaṭa.
Vị làm theo kích thước, vị làm thấp hơn, do người khác làm quá kích thước sau khi đạt được th́ cắt bớt rồi sử dụng, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều học về giường nằm là thứ năm.
--ooOoo--
6. 9. 6. ĐIỀU HỌC VỀ ĐỘN BÔNG G̉N
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư cho thực hiện giường ghế độn bông g̣n. Dân chúng trong lúc đi dạo quanh các trú xá nh́n thấy rồi phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “Tại sao các Sa-môn Thích tử lại cho thực hiện giường ghế độn bông g̣n giống như những kẻ tại gia hưởng dục vậy?”
2. Các tỳ khưu đă nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư lại cho thực hiện giường ghế độn bông g̣n?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi cho thực hiện giường ghế độn bông g̣n, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― “Này những kẻ rồ dại, v́ sao các ngươi lại cho thực hiện giường ghế độn bông g̣n vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu nào bảo thực hiện giường ghế độn bông g̣n th́ (bông g̣n) nên được móc ra và phạm tội pācittiya.”
3. Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―
Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ư nghĩa này.
Giường nghĩa là có bốn loại giường: giường lắp ráp, giường xếp, giường chân cong, giường có chân tháo rời được.
Ghế nghĩa là có bốn loại ghế: ghế lắp ráp, ghế xếp, ghế chân cong, ghế có chân tháo rời được.
Bông g̣n nghĩa là có ba loại bông g̣n: bông g̣n từ cây, bông g̣n từ dây leo, bông g̣n từ cỏ.
Bảo thực hiện: vị (tự) làm hoặc bảo làm, trong lúc tiến hành th́ phạm tội dukkaṭa. Do sự đạt được th́ nên móc ra rồi nên sám hối tội pācittiya.
Vị tự ḿnh hoàn tất phần vị ấy chưa làm xong th́ phạm tội pācittiya. Vị bảo những người khác hoàn tất phần vị ấy chưa làm xong th́ phạm tội pācittiya. Vị tự ḿnh hoàn tất phần những người khác chưa làm xong th́ phạm tội pācittiya. Vị bảo những người khác hoàn tất phần những người khác chưa làm xong th́ phạm tội pācittiya.
Vị (tự) làm hoặc bảo làm v́ nhu cầu của vị khác th́ phạm tội dukkaṭa. Được làm bởi người khác, vị đạt được rồi sử dụng th́ phạm tội dukkaṭa.
Trong trường hợp vị làm đồ băng bó, dây buộc lưng, dây đeo vai, túi đựng bát, đồ lọc nước, gối kê; sau khi đạt được (giường ghế) do người khác làm th́ móc ra rồi sử dụng, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều học về độn bông g̣n là thứ sáu.
--ooOoo--
6. 9. 7. ĐIỀU HỌC VỀ TẤM LÓT NGỒI
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tấm lót ngồi đă được đức Thế Tôn cho phép đến các tỳ khưu. Các tỳ khưu nhóm Lục Sư (nghĩ rằng): “Tấm lót ngồi đă được đức Thế Tôn cho phép” nên đă sử dụng các tấm lót ngồi không theo kích thước. Các vị treo ở phía trước và phía sau của giường và của ghế. Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư lại sử dụng các tấm lót ngồi không theo kích thước?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi sử dụng các tấm lót ngồi không theo kích thước, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― “Này những kẻ rồ dại, v́ sao các ngươi lại sử dụng các tấm lót ngồi không theo kích thước vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Trong lúc cho thực hiện tấm lót ngồi, vị tỳ khưu nên bảo làm theo kích thước. Ở đây, kích thước này là chiều dài hai gang tay, chiều rộng một gang rưỡi theo gang tay của đức Thiện Thệ. Nếu vượt quá mức ấy th́ (tấm lót ngồi) nên được cắt bớt và phạm tội pācittiya.”
Và điều học này đă được đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.
2. Vào lúc bấy giờ, đại đức Udāyi có thân h́nh to lớn. Vị ấy khi sắp đặt tấm lót ngồi ở phía trước đức Thế Tôn cứ kéo căng ra khắp các phía rồi mới ngồi xuống. Khi ấy, đức Thế Tôn đă nói với đại đức Udāyi điều này: - “Này Udāyi, v́ sao sau khi sắp đặt tấm lót ngồi ngươi cứ kéo căng ra khắp các phía giống như là căng ra tấm da bị nhăn vậy?” - “Bạch ngài, như thế là v́ tấm lót ngồi đă được đức Thế Tôn cho phép đến các tỳ khưu th́ quá nhỏ.” Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lư do ấy nhân sự kiện ấy đă nói Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng: - “Này các tỳ khưu, ta cho phép đường viền của tấm lót ngồi là một gang. Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Trong lúc cho thực hiện tấm lót ngồi, vị tỳ khưu nên bảo làm theo kích thước. Ở đây, kích thước này là chiều dài hai gang tay, chiều rộng một gang rưỡi, đường viền một gang theo gang tay của đức Thiện Thệ. Nếu vượt quá mức ấy th́ (tấm lót ngồi) nên được cắt bớt và phạm tội pācittiya.”
3. Tấm lót ngồi nghĩa là vật có đường viền được nói đến.
Trong lúc cho thực hiện: trong khi (tự) làm hoặc trong khi bảo làm. Nên bảo làm theo kích thước: Ở đây, kích thước này là chiều dài hai gang tay, chiều rộng một gang rưỡi, đường viền một gang theo gang tay của đức Thiện Thệ. Vị (tự) làm hoặc bảo làm vượt quá mức ấy, trong lúc tiến hành th́ phạm tội dukkaṭa. Do sự đạt được th́ nên cắt bớt rồi nên sám hối tội pācittiya.
Vị tự ḿnh hoàn tất phần vị ấy chưa làm xong th́ phạm tội pācittiya. Vị bảo những người khác hoàn tất phần vị ấy chưa làm xong th́ phạm tội pācittiya. Vị tự ḿnh hoàn tất phần những người khác chưa làm xong th́ phạm tội pācittiya. Vị bảo những người khác hoàn tất phần những người khác chưa làm xong th́ phạm tội pācittiya.
Vị (tự) làm hoặc bảo làm v́ nhu cầu của vị khác th́ phạm tội dukkaṭa. Được làm bởi người khác, vị đạt được rồi sử dụng th́ phạm tội dukkaṭa.
Vị làm theo kích thước, vị làm nhỏ hơn, sau khi đạt được (tấm lót ngồi) do người khác làm quá kích thước th́ cắt bớt rồi sử dụng, vị làm mái che hoặc thảm trải nền hoặc tấm vách chắn hoặc nệm hoặc gối kê, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều học về tấm lót ngồi là thứ bảy.
--ooOoo--
6. 9. 8. ĐIỀU HỌC VỀ Y ĐẮP GHẺ
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, y đắp ghẻ đă được đức Thế Tôn cho phép đến các tỳ khưu. Các tỳ khưu nhóm Lục Sư (nghĩ rằng): “Y đắp ghẻ đă được đức Thế Tôn cho phép” nên đă sử dụng các y đắp ghẻ không theo kích thước. Các vị trong lúc để ḷng tḥng ở phía trước và phía sau rồi đi đó đây. Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- “V́ sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư lại sử dụng các y đắp ghẻ không theo kích thước?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi sử dụng các y đắp ghẻ không theo kích thước, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này những kẻ rồ dại, v́ sao các ngươi lại sử dụng các y đắp ghẻ không theo kích thước vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Trong lúc cho thực hiện y đắp ghẻ, vị tỳ khưu nên bảo làm theo kích thước. Ở đây, kích thước này là chiều dài bốn gang tay, chiều rộng hai gang theo gang tay của đức Thiện Thệ. Nếu vượt quá mức ấy th́ (y đắp ghẻ) nên được cắt bớt và phạm tội pācittiya.”
2. Y đắp ghẻ nghĩa là nhằm mục đích băng bó cho vị có ghẻ hoặc mụt nhọt hoặc vết thương hoặc bệnh lở loét ở phía dưới lỗ rún và ở phía trên đầu gối.
Trong lúc cho thực hiện: trong khi (tự) làm hoặc trong khi bảo làm. Nên bảo làm theo kích thước: Ở đây, kích thước này là chiều dài bốn gang tay chiều rộng hai gang theo gang tay của đức Thiện Thệ[4] (1m x 0,5 m). Vị (tự) làm hoặc bảo làm vượt quá mức ấy, trong lúc tiến hành th́ phạm tội dukkaṭa. Do sự đạt được th́ nên cắt bớt rồi nên sám hối tội pācittiya.
Vị tự ḿnh hoàn tất phần vị ấy chưa làm xong th́ phạm tội pācittiya. Vị bảo những người khác hoàn tất phần vị ấy chưa làm xong th́ phạm tội pācittiya. Vị tự ḿnh hoàn tất phần những người khác chưa làm xong th́ phạm tội pācittiya. Vị bảo những người khác hoàn tất phần những người khác chưa làm xong th́ phạm tội pācittiya.
Vị (tự) làm hoặc bảo làm v́ nhu cầu của vị khác th́ phạm tội dukkaṭa. Được làm bởi người khác, vị đạt được rồi sử dụng th́ phạm tội dukkaṭa.
Vị làm theo kích thước, vị làm nhỏ hơn, sau khi đạt được (y đắp ghẻ) do người khác làm quá kích thước th́ cắt bớt rồi sử dụng, vị làm mái che hoặc thảm trải nền hoặc tấm vách chắn hoặc nệm hoặc gối kê, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều học về y đắp ghẻ là thứ tám.
--ooOoo--
6. 9. 9. ĐIỀU HỌC VỀ VẢI CHOÀNG TẮM MƯA
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, vải choàng tắm mưa đă được đức Thế Tôn cho phép đến các tỳ khưu. Các tỳ khưu nhóm Lục Sư (nghĩ rằng): “Vải choàng tắm mưa đă được đức Thế Tôn cho phép” nên đă sử dụng các vải choàng tắm mưa không theo kích thước. Các vị trong lúc để ḷng tḥng ở phía trước và phía sau rồi đi đó đây. Các tỳ khưu ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư lại sử dụng các vải choàng tắm mưa không theo kích thước?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi sử dụng các vải choàng tắm mưa không theo kích thước, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này những kẻ rồ dại, v́ sao các ngươi lại sử dụng các vải choàng tắm mưa không theo kích thước vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Trong lúc cho thực hiện vải choàng tắm mưa, vị tỳ khưu nên bảo làm theo kích thước. Ở đây, kích thước này là chiều dài sáu gang tay, chiều rộng hai gang rưỡi theo gang tay của đức Thiện Thệ. Nếu vượt quá mức ấy th́ (vải choàng tắm mưa) nên được cắt bớt và phạm tội pācittiya.”
Vải choàng tắm mưa nghĩa là nhằm nhu cầu của bốn tháng mùa mưa.
Trong lúc cho thực hiện: trong khi (tự) làm hoặc trong khi bảo làm. Nên bảo làm theo kích thước: Ở đây, kích thước này là chiều dài sáu gang tay, chiều rộng hai gang rưỡi theo gang tay của đức Thiện Thệ (1,50 m x 0,625 m). Vị (tự) làm hoặc bảo làm vượt quá mức ấy, trong lúc tiến hành th́ phạm tội dukkaṭa. Do sự đạt được th́ nên cắt bớt rồi nên sám hối tội pācittiya.
Vị tự ḿnh hoàn tất phần vị ấy chưa làm xong th́ phạm tội pācittiya. Vị bảo những người khác hoàn tất phần vị ấy chưa làm xong th́ phạm tội pācittiya. Vị tự ḿnh hoàn tất phần những người khác chưa làm xong th́ phạm tội pācittiya. Vị bảo những người khác hoàn tất phần những người khác chưa làm xong th́ phạm tội pācittiya.
Vị (tự) làm hoặc bảo làm v́ nhu cầu của vị khác th́ phạm tội dukkaṭa. Được làm bởi người khác, vị đạt được rồi sử dụng th́ phạm tội dukkaṭa.
Vị làm theo kích thước, vị làm nhỏ hơn, sau khi đạt được (vải choàng tắm mưa) do người khác làm quá kích thước th́ cắt bớt rồi sử dụng, vị làm mái che hoặc thảm trải nền hoặc tấm vách chắn hoặc nệm hoặc gối kê, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều học về vải choàng tắm mưa là thứ chín.
--ooOoo--
6. 9. 10. ĐIỀU HỌC VỀ TRƯỞNG LĂO NANDA
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, đại đức Nanda con trai người d́ của đức Thế Tôn là đẹp dáng, đáng nh́n, khả ái, và thấp hơn đức Thế Tôn bốn ngón tay. Vị ấy mặc y có kích thước y của đức Thiện Thệ. Các tỳ khưu trưởng lăo đă nh́n thấy đại đức Nanda từ đàng xa đang đi lại, sau khi nh́n thấy (nghĩ rằng): “Đức Thế Tôn đi đến” rồi đă rời chỗ ngồi đứng dậy. Các vị ấy sau khi nhận ra người đă đi đến liền phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: - “V́ sao đại đức Nanda lại mặc y có kích thước y của đức Thiện Thệ?” ―(như trên)― “Này Nanda, nghe nói ngươi mặc y có kích thước y của đức Thiện Thệ, có đúng không vậy?” - “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đă khiển trách rằng: ―(như trên)― Này Nanda, v́ sao ngươi lại mặc y có kích thước y của đức Thiện Thệ vậy? Này Nanda, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy:
“Vị tỳ khưu nào cho thực hiện y có kích thước y của đức Thiện Thệ hoặc rộng hơn th́ (y ấy) nên được cắt bớt và phạm tội pācittiya. Trong trường hợp này, kích thước y của đức Thiện Thệ dành cho đức Thiện Thệ là chiều dài chín gang tay, chiều rộng sáu gang theo gang tay của đức Thiện Thệ. Đây là kích thước y của đức Thiện Thệ dành cho đức Thiện Thệ.”
2. Vị nào: là bất cứ vị nào ―(như trên)―
Tỳ khưu: ―(như trên)― Vị này là ‘vị tỳ khưu’ được đề cập trong ư nghĩa này.
Kích thước y của đức Thiện Thệ nghĩa là chiều dài chín gang tay, chiều rộng sáu gang theo gang tay của đức Thiện Thệ.
Cho thực hiện: vị (tự) làm hoặc bảo làm, trong lúc tiến hành phạm tội dukkaṭa. Do sự đạt được th́ nên cắt bớt rồi nên sám hối tội pācittiya.
Vị tự ḿnh hoàn tất phần vị ấy chưa làm xong th́ phạm tội pācittiya. Vị bảo những người khác hoàn tất phần vị ấy chưa làm xong th́ phạm tội pācittiya. Vị tự ḿnh hoàn tất phần những người khác chưa làm xong th́ phạm tội pācittiya. Vị bảo những người khác hoàn tất phần những người khác chưa làm xong th́ phạm tội pācittiya.
Vị (tự) làm hoặc bảo làm v́ nhu cầu của vị khác th́ phạm tội dukkaṭa. Được làm bởi người khác, vị đạt được rồi sử dụng th́ phạm tội dukkaṭa.
Vị làm nhỏ hơn, sau khi đạt được (y) do người khác làm quá kích thước th́ cắt bớt rồi sử dụng, vị làm mái che hoặc thảm trải nền hoặc tấm vách chắn hoặc nệm hoặc gối kê, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên th́ vô tội.”
Điều học về trưởng lăo Nanda là thứ mười.
Phẩm Đức Vua là thứ chín.
--ooOoo--
TÓM LƯỢC PHẨM NÀY
Của đức vua, và vật quư giá, vị hiện diện, kim may, và (chân) giường, (độn) bông g̣n, tấm lót ngồi, và (y đắp) ghẻ, (choàng tắm) thuộc mùa mưa, và (y) đức Thiện Thệ.
--ooOoo--
TÓM LƯỢC CÁC PHẨM
Nói dối, thảo mộc, và giáo giới, vật thực, và đạo sĩ lơa thể, (uống) rượu, có sinh vật, (nói) theo Pháp, với phẩm đức vua, chúng gồm có chín phẩm.
--ooOoo--
Bạch chư đại đức, chín mươi hai điều pācittiya đă được đọc tụng xong. Trong các điều ấy, tôi hỏi các đại đức rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này? Đến lần thứ nh́, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này? Đến lần thứ ba, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này? Các đại đức được thanh tịnh nên mới im lặng. Tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.
Phần Nhỏ Nhặt đă được đầy đủ.
--ooOoo--
[1] Được ghi nghĩa theo Chú Giải, “pahāradānākāraṃ dassetvā ...” (VinA. iv, 878). Dịch sát từ th́ hành động này là ‘giá tay để tát tai’ (tala: ḷng bàn tay, sattika: cây thương, con dao nhỏ). [2] Một số vật dụng trên được đề cập ở Cullavagga 2 - Tiểu Phẩm 2, TTPV tập 07: khóa thắt lưng (vīṭha, tr. 93), hộp đựng thuốc cao (añjanī, tr. 91), que bôi thuốc cao (añjanisalākā, tr. 91), đồ gạt nước (udakapuñchanī, tr. 55). [3] Sugataṅgulena: theo ngón tay của đức Thiện Thệ. Theo từ điển của Childers, aṅgula là bề rộng của ngón tay, tương dương 1 inch =2,54 cm; vậy 8 aṅgula = 2,54 x 8 = 20,32 cm. Tài liệu The Buddhist Monsatic Code cho biết chiều dài của 8 aṅgula vào khoảng 16,6 cm; đó là nói về chân giường (pādakaṃ). Tuy nhiên, do câu sau: “ngoại trừ phần khung giường ở bên dưới” nên chân giường được tính từ dưới đất lên phần bên dưới mối nối của thanh ngang và chân giường, hay nói cách khác 8 aṅgula chính là khoảng hở giữa mặt đất và thanh ngang của khung giường. Hiểu theo cách này th́ chỗ nằm cách mặt đất bao nhiêu cũng không được xác định rơ, có thể là 40 cm hoặc 50 cm tùy theo bề rộng của thanh ngang (độ cao như vậy xét ra cũng hợp lư). Nếu tính ngón tay của đức Thiện Thệ có chiều dài gấp ba lần ngón tay của người b́nh thường th́ giường nằm có vẻ hơi cao (tối thiểu là 70 cm nếu tính thanh ngang của giường có bề rộng là 20 cm). [4] Gang tay của đức Thiện Thệ (sugatavidatthi): Với những kích thước của tấm lót ngồi, y đắp ghẻ, và y tắm mưa, độ dài gang tay của đức Thiện Thệ nên lấy số đo là 25 cm, tức là độ dài gang tay của người nam bậc trung thay v́ gấp ba lần (xem thêm điều saṅghādisesa thứ sau về làm cốc liêu). Như thế, kích thước các cạnh của tấm lót ngồi căn bản không đường viền sẽ là 50 cm x 37,5 cm, và đức Phật cho phép thêm vào đường viền 25 cm. Chúng tôi nghĩ là đường viền sẽ bao bọc cả bốn cạnh; tuy nhiên khi đọc lời tŕnh bày về tấm lót ngồi có kèm theo h́nh vẽ của ngài Mahāsamaṇa Chao trong tài liệu Vinayamukha th́ vấn đề xem ra phức tạp hơn nhiều, quư vị nên t́m đọc để suy nghiệm.
|
|||